Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TÔN VINH! (Viết cho ngày 27-07 TBLS)

TÔN VINH!  (Viết cho ngày 27-07 TBLS) Đầu tiên con xin cúi đầu tri ân tất cả các mẹ. Dù đang còn hay đã mất. Dù thương binh hay liệt sĩ. Sự ...

TÔN VINH! 
(Viết cho ngày 27-07 TBLS)
Đầu tiên con xin cúi đầu tri ân tất cả các mẹ. Dù đang còn hay đã mất. Dù thương binh hay liệt sĩ. Sự mất mát, sự hy sinh của các mẹ đúng là không có sự tri ân nào, không có sự tưởng nhớ nào, không có sự đền đáp nào đủ bù đắp được. Vì chắc chắn một điều trên đời này dù ở bất cứ đâu thì cũng không có bà mẹ nào muốn con mình chết để được gọi là "Mẹ Anh Hùng" cả. Anh hùng, anh cường, anh tráng, anh sĩ...tất cả cũng chỉ là 1 cách tụng xưng, là 1 cách gọi rồi áp đặt, nhây đi nhây lại cho thế hệ sau thành thói quen mà thôi. Ở 1 góc độ nào đó nó ko khác mấy bọn trẻ gọi anh A, chị B kia là hotgirl-hotboy hay kiều nữ, nó không khác mấy ai đó tụng xưng ông C- bà D kìa là nhà sử học, đại thi hào...tất cả chỉ là 1 cách gọi tự phong.

Mất mát là có thật, chết chóc là có thật, đau đớn là có thật. Dù không lấy gì bù nổi nhưng trong nghìn cách bù con thiết nghĩ chỉ có trả $ là cách tạm chấp nhận được, cách cho con cháu các mẹ ăn học free, cách tặng 1 căn nhà tươm tất, cách quan tâm, chăm lo tuổi già...đủ để các mẹ an hưởng đến hết phần đời còn lại là ok. 

Vậy đó mà một bộ phận lớn các quan họ đã LỢI DỤNG nổi đau của các mẹ để bòn rút cho tư túi của mình. Họ cắt xén $ quỹ của các mẹ. Họ xây những căn nhà tình nghĩa chỉ vài đồng năm trước năm sau đã sập mà họ kê khống thì bạc trăm. Họ lạm dụng vào 2 từ có công rồi sắp đặt 1 lớp cháu con các mẹ thiếu năng lực vào những vị trí ngồi chót vót với quyền sinh quyền sát trong tay mà chuyên môn thì chẳng biết thứ gì mới dẫn đến sau mấy chục năm lòi ra 1 lớp cán bộ lạm quyền, coi dân như cỏ rác, phát ngôn bừa bãi như những tay quan chạy xe ôm, bán chổi đót, bán dừa mà xây lâu đài triệu đô...đó chính là hậu quả của một thời đại sống bằng dối trá, lợi dụng & lạm dụng sự mất mát của các mẹ để tạo cơ hội cho tình thân, có công này, công nọ mà bỏ qua năng lực. Xem thường vận mệnh của nhân dân & dân tộc.

Khi con nói về 1 chuyện như thế này họ sẽ phủ đầu con là sao phủi công của các mẹ, rằng con là xúc phạm thế hệ ông bà đã hy sinh xương máu vv...con không hề xúc phạm mà lúc nào cũng cảm thấy khâm phục, kính trọng, cảm thông, nhớ ơn hơn cho các mẹ. Nhưng con chua xót, bởi sự hy sinh của các mẹ nó quá lớn. Nhưng sự hy sinh đó mà lớp cán bộ hôm nay ít tham nhũng đi. Lớp cán bộ bây giờ có tài, cùng chung chí hướng làm cho ĐN hùng cường lớn mạnh thì đúng đáng để tự hào. Đằng này lớp cán bộ ngày nay phần đông toàn tha hoá. Từ đó dẫn đến sự hy sinh của các mẹ có thể gọi là vô nghĩa, cuộc chiến tranh thống nhất cũng trở nên phi nghĩa mẹ à.

Không tin thử nhìn xem! Chuyện lòng người, hoà giải+hoà hợp dt thống nhất rồi đã hoà được chưa!? Nhìn ra kiến trúc hạ tầng họ cũng làm được gì đâu! Đi từ Lạng Sơn về Cà Mau xem có cái công trình nào từ lịch sử đến hiện tại quy mô & đẹp mà do lớp lãnh đạo sau giải phóng làm được thử nè!? Nếu có thứ gì đẹp còn tồn tại thì hình như nó do Pháp xây dựng. Từ sử cổ đến giờ cũng thế, nhìn ra Campuchia xem họ có AngkorWat+ AngkorThom, chùa Vàng chùa Bạc, PhaThatLuang... Nhìn sang Lào xem, họ có LuangPrabang, họ có chùa chiền di tích đáng để viếng thăm...
Còn nước mình có thứ gì độc đáo như vậy không??? Chắc chắn là không. Đn mình nếu có đó là những tượng đài nghìn tỉ nằm phơi nắng khắp nơi mà tính mỹ thuật thì quá tồi. Đn mình nếu có đó là Bái Đính rặc sắc Tử Cấm Thành. Đn mình nếu có là những biệt phủ lồng lộng của các quan chức. Đn mình nếu có là nợ công cõng trên lưng khá nặng của mỗi người...Trong khi đó rất nhiều mẹ còn phải chui trong những căn chòi lụp xụp, rất nhiều mẹ còn bị cướp nhà, cướp đất phải gào khóc kiện quan! Rất nhiều mẹ thiếu ăn ốm đau không người chăm sóc...nhiều nhiều lắm họ "vẽ" để ngợi ca. Nhìn ra thế giới tượng về mẹ nhỏ bé thôi nhưng ý nghĩa đến vô cùng.

=>Trình độ của con chăn bò, lớp 3 đi & trải nghiệm mà rút ra như vậy. Ai lớp 4-5 giỏi hơn xin cho đôi lời thỉnh giáo.
Trịnh Sơn




Không có nhận xét nào