Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

‘QUỐC’ VÀ ‘CUỐC’

Định dẹp chuyện đánh vần tiếng Việt sang một phía, vì có nói nhiều thì những kẻ có đức “đéo thèm học” cũng chẳng hiểu gì. Những kẻ ấy cãi vẫ...

Định dẹp chuyện đánh vần tiếng Việt sang một phía, vì có nói nhiều thì những kẻ có đức “đéo thèm học” cũng chẳng hiểu gì. Những kẻ ấy cãi vẫn cứ cãi và chửi vẫn cứ chửi cho hoành tráng. Nhưng đã lỡ tham gia nên đành tiếp tục thêm nhiều bài nữa. Đó cũng là trách nhiệm, dù đây không phải chuyện chuyên môn của mình.
Hơn nữa, nếu cứ dựa vào chuyên gia thì lỡ gặp phải những con bò nhai đi nhai lại thứ chưa được tiêu hóa chỉ tổ làm cho dư luận nóng thêm.
Bài này chỉ nói về "quốc"/ "cuốc" với những giải pháp về âm và chữ trong tiếng Việt. 
Thú thực, nếu trực tiếp bằng lời, chỉ cần vài lời giảng giải người nghe sẽ hiểu ngay. Ở đây là văn viết, dùng chữ biểu âm thật là khó khăn, nhiều người không hề biết gì về bảng kí âm âm vị học quốc tế IPA cộng với định kiến cá nhân thì chắc chắn càng thêm thắc mắc và cãi chày cãi cối. Tôi sẽ hạn chế dùng kí âm IPA mà dùng cách đọc quen thuộc cho trình độ trẻ con để ai chịu khó học thì hình dung được. Ở đây nói chuyện đánh vần theo âm vị học (ghép âm, vần), không nói cách đọc chữ cái (theo Việt Nam cộng hòa) nhé.
Một số kẻ hay cãi và chửi ấy mang “quốc” và “cuốc” ra đánh đồng để chế giễu rồi tỏ ra kì thị Bắc Nam. Rằng, nếu Q, K, C đều được xem có cùng âm là cờ (/k/), vậy thì “quốc” cũng cùng âm với “cuốc”. Vậy “tổ quốc” cũng là “tổ cuốc”?
Khoan nói vào vấn đề chính. Xác định K và C có cùng âm /k/ mà vẫn bị cãi rằng K là “ca” và C là “xê” như là hai phụ âm hoàn toàn khác nhau nữa thì tôi chịu thua.
Tôi nghĩ người có học chỉ thắc mắc trường hợp phụ âm Q. Trường hợp này các nhà ngữ âm học có ba giải pháp:
1) Xem Q không là phụ âm giống như C và K mà là một phụ âm viết bằng hai chữ cái Latin Q và U thành “Qu”, âm đọc là “quờ” (Còn đọc là “cu-u” như Việt Nam cộng hòa là cách đọc tên chữ). 
Tất nhiên, giải pháp này ổn đối với nhiều trường hợp (qua, quang, quân, quăng, quê, quy…) , nhưng không ổn đối với từ “quốc”. Bởi xem “Qu” là một phụ âm thì phải đọc là quờ-ốc (giống như “dốc”, “nốc”, “cốc”...). Chữ “Tổ quốc” nằm trên đầu môi của mỗi người Việt, bất luận là Nam hay Bắc, chưa thấy ai phát âm thành “Quờ-ốc” bao giờ.
2) Xem Q là một phụ âm giống C và K, ký âm là /k/ theo bảng IPA. Nhưng trong trường hợp này lại xuất hiện hai giải pháp âm vị học, riêng đối với âm tiết “quốc”. 
- Một là “u” nằm trong nguyên âm đôi với chữ viết là “uô”, ký âm theo IPA là /ua/. Rõ ràng, nếu theo giải pháp này thì đúng như một số người chửi: “quốc” = “cuốc”, vì cả hai đều phát âm là cờ-uốc-cuốc! Trường hợp khác cũng bị đồng nhất luôn: “quả” đọc là cờ-ủa = “của” (nguyên âm đôi /ua/). Trong khi “quả” và “của” là hai âm khác biệt!
- Hai là “u” chỉ là âm đệm, kí âm IPA là /w/, khi gắn với các nguyên âm a, ă, â, i, e, ê, y (qua, quăng, quần, que, quê, qui, quỵt…). Âm đệm có chức năng làm biến âm cả phụ âm và nguyên âm theo nguyên tắc hòa âm. Đó là lý do khi phát âm phụ âm Q gần như nằm giữa /k/ và /w/, phần vần sau đó: “ốc” biến thành “uốc” chứ không phải “ốc”.
Giải pháp này tưởng chừng ổn nhất, nhưng vẫn bất ổn. Người ta sẽ quay ra bắt bẻ về chữ. Trong hệ thống chữ viết tiếng Việt, không có chữ thứ hai nào mà âm đệm “u” lại đi với âm chính “ô”, bởi đi với “ô” nó lập tức biến thành âm đôi /ua/. Mà đã biến thành âm đôi "uô" thì nó lại không bao giờ đi với phụ âm Q mà buộc phải đi với phụ âm C.
Nếu xem âm “u” trong “quốc” là âm đệm /w/ thì tôi khẳng định chữ “quốc” đã viết sai hoặc bất quy tắc. Bởi như trên đã dẫn, âm đệm “u” chỉ đi với a, ă, â, i, e, ê, y. Cho nên, phải chăng, viết theo Huỳnh Tịnh Của “Tổ quấc” là đúng? Mà không chỉ Huỳnh Tịnh Của, nhiều sách miền Nam trước giải phóng vẫn viết là “Tổ quấc”. Tôi thấy cách viết này phù hợp với phát âm phổ thông đấy chứ, trừ những người Bắc cố tình phát âm “quốc” giống như “cuốc” cho sang!
Bài tiếp theo tôi sẽ nói thẳng vào vấn đề: Âm vị đoạn tính và phi đoạn tính, những giải pháp cho việc đánh vần khi học chữ.

Chu Mọng Long

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo