Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÓ KHI SỰ DỊCH CỦA THẦY NGUYỄN NGHỊ CÒN TỆ HƠN GOOGLE TRANSLATES CŨNG NÊN

Có khi sự dịch của thầy Nguyễn Nghị còn tệ hơn cả Google Translate cũng nên #thay_nguyen_nghi Một vài ví dụ trong cách thầy Nguyễn Nghị dịch...

Có khi sự dịch của thầy Nguyễn Nghị còn tệ hơn cả Google Translate cũng nên

#thay_nguyen_nghi

Một vài ví dụ trong cách thầy Nguyễn Nghị dịch trang cuối của phần giới thiệu quyển Xứ Đàng Trong:

****

1. Đoạn "The first time that we find the name Cochinchina being used is probably by Tome Pires in 1515.".  Thầy Nguyễn Nghị dịch là "Lần đầu tiên chúng ta bắt gặp tên gọi  Cochinchina này có lẽ là trong Tom Pires vào năm 1515".  Thế bạn có hiểu câu dịch "có lẽ là trong Tom Pires vào năm 1515" là gì không ? Đây là dịch trơn tuột luôn đúng không bạn ? Chắc trong tiếng Việt mình, xưa nay chả có thầy nào dịch "trong tác giả ABC" nào đâu nhỉ ? Làm thế nào mà một dịch giả nổi tiếng Việt Nam lại có thể dịch ra vậy nhỉ ? Hình như ở đây phải dịch là "bởi" tức "bởi Tom Pires vào năm 1515" mà đúng không ? Hoặc là “từ” chẳng hạn.

****

2. Làm thế nào mà thầy dịch "until the late 16th century" thành ra là "giữa thế kỷ 16" bạn nhỉ ? Late thì làm sao mà là giữa ?

****

3. Và chắc chắn câu tiếng Anh "This thesis uses Dang Trong or Cochinchina interchangeably, since both refer to the same region in the 17th and 18th centuries" không thể nào cùng nghĩa với câu dịch tiếng Việt của thầy "Trong luận án, chúng tôi sử dụng lẫn lộn các từ Cochinchina và Đàng Trong, vì cả hai tên gọi này, vào thế kỷ 17 và 18, cùng chỉ một vùng đất mà thôi.".  Hình như câu cuối cần dịch là "vì cả 2 tên gọi này đều chỉ cho một vùng đất vào thế kỷ 17 và 18" đúng không bạn ? Làm thế nào mà thầy dịch ra thành "vì cả hai tên gọi này, vào thế kỷ 17 và 18, cùng chỉ một vùng đất mà thôi." nhỉ ?

****

4. Cuối cùng, chắc thầy Nguyễn Nghị là một vị giáo sư già xưa, nên thầy tự ý đổi hết "I", "me" gì đó qua thành "chúng tôi".  Trong bài luận án này, cô Li Tana viết rất rõ chỗ nào là I, chỗ nào là we, chỗ nào là me.  Vậy mà thầy Nguyễn Nghĩ cứ thẳng 1 đường mà dịch hết ra thành "chúng tôi" cho tiện.  Hình như luận án tiến sĩ là CHỈ của 1 người viết thôi mà đúng không bạn, mà nếu CHỈ một người viết và bảo vệ luận án, thì làm thế nào mà có thể dịch thành ra danh từ "chúng tôi" cho các chữ "I" hay "me" trong ấy nhỉ ? 

Đọc hết phần sample, mình đang băn khoăn có nên mua sách PDF hay hỏi bạn cho mình bản PDF của quyển dịch Xứ Đàng Trong này không ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào