Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ SLOGAN ( HƠI ĐÁNG XẤU HỔ)CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV HÀ NỘI

Về câu slogan (hơi đáng xấu hổ) của trường đại học KHXH&NV Hà Nội **** CẬP NHẬT - Nhờ bạn Nguyễn Quốc Hoàn và Hoàng Tuệ cho biết, USSH l...

Về câu slogan (hơi đáng xấu hổ) của trường đại học KHXH&NV Hà Nội

****

CẬP NHẬT - Nhờ bạn Nguyễn Quốc Hoàn và Hoàng Tuệ cho biết, USSH là trường đại học ở Hà Nội, không ở TPHCM.

Brian xin lỗI trường đại hoc KHXH&NV TPHCM.  Còn ở Hà Nội, thì nếu biết trước, có thể Brian đã không viết bài này, vì ngoài ấy, các vị làm nhục câu "Ngàn năm văn vật đất Thăng Long" hơi nhiều.  Chuyện này chỉ nhỏ như con thỏ vậy.



*****

Ấy là câu tiếng Anh hình như rất đình đám mà dường như rất nhiều người đang tự hào về nó - Honoring the Past, Embracing the Future.

Hay là để mình đưa ra vài điều để bạn suy gẫm luôn:

1. Làm thế nào mà một trường đại học có tiếng tại Việt Nam, DẠY TIẾNG VIỆT, mà lại đem câu văn từ tiếng Anh nào đấy ra để làm "slogan" cho trường mình nhỉ ? Đáng ngờ hơn, là đá nào đã khéo nhịn nhục  mà để cho người ta khắc lên những dòng chữ tiếng Anh này để đời nhỉ ? 

2. Làm thế nào mà một câu slogan ai cũng dùng trên mạng, dạng common sayings, lại trở thành slogan của một trường đại học có tiếng tại Việt Nam nhỉ ? Chả lẽ bao nhiêu thế hệ thầy cô, giáo sư, sinh viên, tiến sĩ, của trường đại học này chả có lấy 1 người nào đủ vốn chữ Việt để mà viết slogan cho trường hay sao, mà trường lại đi cọp dê ý tưởng trên mạng ? 

3. Ngay cả mình, một dân ngoài ngành giáo dục, còn biết, là nếu muốn mở một công ty, thì chuyện suy nghĩ ra tagline hay slogan cho hãng phải do chính mình đặt ra, hoặc do ta mướn người suy nghĩ mà đặt ra.  Vì nếu ta lấy từ trên mạng, hoặc cọp dê kẻ khác, có khi người ta chê rằng công ty tệ đến nỗi sản phẩm là gì cũng không biết, nên slogan cũng không thể tự mình suy nghĩ, phải đi ăn cắp của kẻ khác, thế thì công ty ấy có gì để mà khoe ? Nên ở đây, làm thế nào mà trường KHXH & NV Hà Nội lại có thể cọp dê luôn câu tiếng Anh trên mạng (và hình như cố tình dẹp luôn đoạn về Celebrating the Present làm người đọc cười hô hố) bạn nhỉ ? Ai đã đồng ý việc này hả bạn ? 

4. Nếu embracing the future có thể dịch là "nắm giữ tương lai" như các giáo sư trường đại học này đã dịch, thế "embracing challenges" có là "nắm giữ thử thách" không các thầy ? Mà hình như trong tiếng Anh, khi người ta viết embracing, nghĩa là "đón nhận", chứ đâu có nghĩa là "nắm giữ" đâu đúng không ? Nên embracing challenges chắc là đón nhận thách thức các thầy nhỉ ? Còn embracing future chắc là đón nhận tương lai mới đúng hơn phải không các thầy ? 

Chả hiểu các giáo sư trường đại học này dịch câu Embracing the Future ra "nắm giữ tương lai" là muốn nêu lên điều gì nhỉ ? Bởi vì rất đơn giản, người ta đọc cái câu dịch hơi đáng ngờ ấy, họ sẽ hỏi "thầy học nhiều thì cho tui hỏi, nếu một người chưa biết gì hết về tương lai mà người ấy đòi nắm giữ nó, ấy là sao hả thầy ?  Mà nếu thầy đọc hết câu tiếng Anh, Honoring the Past, Celebrating the Present, Embracing the Future, thì chính vì một người hiểu và tôn trọng quá khứ (honoring the past), sống và tôn vinh những gì đẹp nhất trong hiện tại (celebrating the present), mà người ấy sẵn sàng chào đón / đón nhận tương lai với tất cả con tim (embracing the future) mà không hề sợ hãi (without fear).  Làm gì mà có việc nắm giữ tương lai lung tung trong này ? Tương lai thì có ai mà biết được trước đâu mà nắm giữ các thầy nhỉ ? Không hiểu các thầy khi dịch đã nghĩ đến vậy chưa ? Hay đây là do từ Google Translate mà ra" ? 

Vâng, nếu bạn là những thầy cô KHXH&NV Hà Nội đã tán lên mây câu dịch slogan tiếng Anh  này và dạy lại học trò của trường, và nghĩ Brian sai, xin cứ lên tiếng để Brian cùng học hỏi.

Và bạn cũng cần tự hỏi luôn, là một trường đại học danh tiếng của Sài Gòn, dạy tiếng Việt, mà lại dùng câu tiếng Anh nửa nạc nửa mỡ làm slogan, lại dịch tiếng Việt hơi có vấn đề tới vậy, thế thì chúng ta nên nghĩ gì về trình độ học thuật của các vị thầy cô trường này ?  Và đáng suy nghĩ hơn, chả lẽ một trường đại học danh tiếng như vậy, có bao nhiêu thế hệ giáo sư / tiến sĩ, mà không có lấy 1 người nào đó đủ vốn chữ Việt để đặt ra một slogan ngon lành của riêng trường à ? Tại sao trường lại cần đến việc ăn cắp ý tưởng từ mạng bạn nhỉ ?  

Brian

1 nhận xét

Quảng Cáo