Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÃ ĐẾN LÚC ASEAN CHỌN MỸ - BỎ TÀU CỘNG, VIỆT CỘNG CHỌN DÒNG NÀO HAY ĐỂ NƯỚC CUỐN PHĂNG ?

ĐÃ ĐẾN LÚC ASEAN CHỌN MỸ - BỎ TÀU CỘNG, VIỆT CỘNG CHỌN DÒNG NÀO HAY ĐỂ NƯỚC CUỐN PHĂNG ? Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các Nhà Lã...

ĐÃ ĐẾN LÚC ASEAN CHỌN MỸ - BỎ TÀU CỘNG, VIỆT CỘNG CHỌN DÒNG NÀO HAY ĐỂ NƯỚC CUỐN PHĂNG ?

Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các Nhà Lãnh đạo thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 vào tháng 10/2003 tại Bali, Indonesia với 3 trụ cột là: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). 

Vào ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời với mục tiêu tổng quát của là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên chánh phủ ở mức sâu rộng và nhiều ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, cộng đồng được hình thành dựa trên 3 trụ cột trên.

Trước đó, vào tháng 10/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng là bà Hillary Clinton lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương “là để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ”. Những mục tiêu của kế hoạch được giới chức Mỹ mô tả là can dự về kinh tế và quan tâm thường xuyên tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế.

Theo cặp đôi Obama - Hillary Clinton thì trọng tâm của “xoay trục” là kinh tế và ngoại giao, nhưng khía cạnh quân sự được chú trọng với những động thái gây chú ý: phát triển năng lực để đối phó với sự quyết đoán ngày một tăng của Tàu cộng ở Hoa Đông và Biển Đông và siết chặt hợp tác quân sự với các đồng minh chủ chốt trong khu vực. Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Philippines và Australia. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ cân nhắc các cơ hội ở 4 nước, trong đó có Indonesia, Thái Lan, Myanmar. Lãnh đạo hàng đầu của Mỹ cũng đã tập trung vào các diễn đàn đa phương và các tổ chức có tầm quan trọng ngày càng tăng tại châu Á: Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),...

Tuy nhiên về thực chất thì chiến lược "xoay trục" sang Châu Á - Thái Bình Dương chỉ là mớ lý thuyết suông, những lời hứa hão nghe cho vui tai nhưng rất chướng mắt khi nhìn vào thực tế. Ngay sau khi chiến lược "xoay trục" ra đời, Tàu cộng đã gia tăng lộng hành ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trước sự khoanh tay đứng nhìn của cảnh sát quốc tế Mỹ.Không ai có thể tin được Obama cứng rắn với Tàu cộng khi chính miệng Obama thốt ra "Chúng ta - Mỹ phải lo sợ hơn nếu Tàu cộng đang bị suy yếu. Nếu Tàu cộng thất bại, nếu họ không thể duy trì một quĩ đạo phù hợp với dân số của họ, sau đó chúng ta không chỉ thấy nguy cơ xung đột với Tàu cộng, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những thách thức sắp xảy ra".

Trong 8 năm làm chủ Bạch Cung, thế giới đã chứng kiến hàng loạt thất bại trong sứ mạng cảnh sát quốc tế của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á như:

1. Bắc Hàn đã liên tục thách thức bằng vũ khí nguyên tử;

2. Tàu cộng gia tăng bồi đắp trái phép, gia tăng quân sự hóa, gia tăng yêu sách trên Biển Đông như tuyên bố đường 9 đoạn, xua đuổi, bắn chìm tàu cá của ngư dân, cắm giàn khoan HD - 981 vào biển thuộc chủ quyền của Việt Nam,... 

3. Tàu cộng gia tăng bắt nạt các nước láng giềng dọc ngoại vi hàng hải và lãnh thổ; Cưỡng bức ngoại giao, kinh tế và phương tiện bán vũ trang ngày càng tăng;

4. Tàu cộng gia tăng quấy rối máy bay quân sự và tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế; tích tụ quân sự của Tàu cộng ngày càng lớn.
...
Miệng hô hào "xoay trục" để kìm hãm Tàu cộng nhưng lại cúi gập lưng trước Tập Cận Bình bằng lối ngoại giao "khẩn khoản", hèn kém đến mức tên Tàu lai Duterte - Tổng Thống Philippines đã goi Obama là "đứa con hoang của gái điếm".

Và với lối ngoại giao "bắt tay cửa hậu" của Obama, Tàu cộng đã thành công trong việc "Cưỡng bức ngoại giao", ra mặt thị uy làm cho khối ASEAN phải "xoay trục" ngã theo Tàu cộng. Lần lượt các quốc gia trong khối ASEAN phải "hướng Trung" bởi họ cảm thấy cô độc khi một mình chống chọi với Tàu cộng trước sự dửng dưng của cảnh sát quốc tế Mỹ ở thời kỳ Obama cầm quyền.

Nay thì đã khác xưa rồi, ông Trump đã ném cái chiến lược "xoay trục" của Obama vào thùng rác để thay thế bằng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với công cụ là Tứ giác Kim cương gồm Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc cùng với những quyết sách cụ thể, cứng rắn buộc Tàu cộng phải bỏ thói côn đồ, lưu manh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ thời ông Trump, Singapore đã tiên phong, Malaysia đã cẩn trọng "xét lại" mối quan hệ với Tàu cộng, Philippines thì Duterte hết ngông cuồng với Mỹ và bớt thần phục Tàu cộng lộ liễu.

Đặc biệt là Indonesia, nước có nền kinh tế được WB xếp hạng cao nhứt trong khu vực Đông Nam Á và đứng 7 thế giới theo chỉ số GDP hơn 3.242,77 tỉ USD đã tiếp bước Singapore đưa trụ cột "an ninh quốc phòng" tựa vào cột Mỹ được thể hiện qua chuyến viếng thăm của Quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Patrick Shanahan vào hôm thứ Năm ngày 30/5/2019 hôm qua. Sau cuộc hội kiến với ông Shanahan, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã nói trước báo giới "Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi thư cho Quốc hội Mỹ, mong muốn KOPASSUS có thể tham gia các khóa đào tạo một lần nữa ở Mỹ, hi vọng trong tương lai gần".

Mỹ đã đình chỉ hợp tác với quân đội Indonesia, bao gồm cả đơn vị lực lượng đặc biệt của quân đội, thường được gọi là KOPASSUS vào năm 1998 sau các báo cáo về đánh đập, bắt cóc và các hành vi lạm dụng khác. Năm 1997, Mỹ ban hành Luật Leahy được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, người đã viết nó để cấm sự trợ giúp của quân đội Mỹ đối với bất kỳ đơn vị nào trong lực lượng an ninh của một quốc gia nước ngoài vi phạm thô bạo nhân quyền, trong đó có Indonesia. Đến năm 2005, dưới thời Tổng Thống George Walker Bush (Bush con), Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm hợp tác với các đơn vị quân đội Indonesia trừ KOPASSUS. Đến năm 2010, Mỹ  tuyên bố sẽ nối lại hợp tác quân sự với KOPASSUS từng bước, sau khi tiếp tục thực hiện cải cách trong đơn vị.

Nay thì ông Patrick Shanahan, quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã đệ trình lên Quốc Hội Mỹ để sớm dở bỏ lịnh đình chỉ hợp tác huấn luyện với KOPASSUS của Indonesia, một hành động cần thiết để củng cố đồng minh cũ, gia tăng gọng kìm ở Biển Đông và dải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để siết chặt cổ Tàu cộng trong quyết tâm xóa sổ cnxh quái thai, làm cho nước Mỹ vĩ đại như trong diễn văn nhậm chức Tổng Thống mà ông Trump đã tuyên và đã phát biểu trước Đại Hội đồng năm 2018.

Indonesia là nước đứng đầu khối ASEAN về kinh tế và dân số, lại là nước cũng là nạn nhân của Tàu cộng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại vùng biển Đông Bắc quần đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông. Nối tiếp Singapore, Indonesia, các quốc gia còn lại trong khối ASEAN cũng sẽ đến lúc hoặc chọn Mỹ hoặc chọn Tàu cộng như phát ngôn của thủ tướng Lý Hiển Long vào năm ngoái. Cambodia thì chắc chắn bám chặt mông Tàu cộng, Philippines thì sẽ khép chân lại giảm xoải về phía Tàu cộng, Việt cộng thì đang "phân vân đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước cuốn phăng" đây./.

Tran Hung.

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo