Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÁC SỸ NGUYỄN XUÂN CHỮ VÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA CP TRẦN TRỌNG KIM

BÁC SỸ NGUYỄN XUÂN CHỮ VÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA CP TRẦN TRỌNG KIM Ông Chữ là thành viên đảng Phục Việt (VN phục quốc) với chủ trương theo phò ...

BÁC SỸ NGUYỄN XUÂN CHỮ VÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA CP TRẦN TRỌNG KIM

Ông Chữ là thành viên đảng Phục Việt (VN phục quốc) với chủ trương theo phò hoàng thân Cường Để, thân Nhật, cùng với ông Ngô Đình Diệm. Thời điểm đầu năm 45, ông Chữ là người cùng ông Diệm nương náu trong trại hiến binh Nhật và lẩn trốn vào SG để tránh bị Pháp bắt.

Ông Nguyễn Xuân Chữ là Chủ tịch Ủy ban giám đốc chính trị Bắc Bộ. UB này được CP Trần Trọng Kim thành lập để quản lý Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1945. UB này có ủy viên là Khâm sai Phan Kế Toại, lúc đó đã xin từ chức (chưa được đồng ý) và bỏ nhiệm sở là dinh Khâm sai vào ngày 17/8/1945. Ngoài ra còn có 1 nhân vật quen thuộc là ông Đặng Thái Mai (bố vợ và là đồng chí của ông Giáp), nhưng ông này từ chối, không tham gia. Ngoài ra, UB còn 2 ủy viên khác là Đốc lý HN Trần Văn Lai và ông Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, em của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam). Ông Long lúc đó bệnh không tham gia nên UB chỉ còn có ông Chữ và ông Lai là làm việc. Vì thế, nhiều người (kể cả sử gia CS) cho là Nguyễn Xuân Chữ là viên Khâm sai Bắc Bộ cuối cùng, nhưng ông Chữ chưa bao giờ nhận chức Khâm sai cho dù được TTg Trần Trọng Kim và người Nhật đề nghị nhiều lần để thay ông Toại.

Vào những ngày cuối cùng của CP Trần Trọng Kim ở Bắc Bộ, ông Chữ là nhân chứng sống và là đại diện cao cấp nhất của CP chứng kiến việc cướp chính quyền của VM ở HN. Lúc đó, ông đã bị/được VM lôi kéo đi theo họ. Người trực tiếp vận động ông là Vũ Đình Huỳnh (bố bác Vũ Thư Hiên), nhưng ông Chữ nhất quyết không theo VM.

Ông Chữ còn được viên lãnh sự Nhật đề nghị giúp đỡ để bảo vệ chính quyền, nhưng ông từ chối vì không nhận được chỉ đạo từ CP. Ngoài ra, đại diện Quốc dân đảng cũng đề nghị Quốc quân kéo từ Vĩnh Yên xuống bảo vệ chính quyền, nhưng chỉ là hứa hão. Ông Chữ có yêu cầu chỉ huy Bảo An binh (lực lượng quân sự yếu ớt và duy nhất của CP) tăng quân số bảo vệ Dinh Khâm sai lên 100 lính, nhưng chỉ được đáp ứng 50 người. Lý do là chỉ huy Bảo An đã tỏ ra thân VM.

Ngày 18/8, sau cuộc mít tinh phô trương thanh thế của VM ở nhà hát lớn 1 ngày, Bộ trưởng GD Hoàng Xuân Hãn gặp đại diện VM để thương thảo việc hợp tác nhưng bị cự tuyệt. Ông Hãn muốn VM giữ vùng nông thôn, CP TTK vẫn giữ các đô thị, rồi chờ quân đồng minh tới, để có được tư cách nói chuyện với đồng minh. Ý ông Hãn là VM chả có tư cách gì để nói chuyện với đồng minh.

Chiều cùng ngày, Lê Trọng Nghĩa (đại diện VM, sau này bị dính vụ Xét lại chống đảng cùng ông Vũ Đình Huỳnh nói trên) tới dinh Khâm sai gặp ông Nguyễn Xuân Chữ để nói chuyện. Ông Chữ đề nghị VM hợp tác nhưng vẫn bị cự tuyệt.

Sáng 19/8, VM cùng quần chúng kéo đến Dinh Khâm sai đòi ông Chữ từ chức. Ban đầu ông không chấp nhận, sau đó VM chĩa súng vào bụng bắt ông mở cổng và yêu cầu Bảo An binh hạ vũ khí. Ông Chữ phải chấp nhận, sau đó bị VM bắt giam cùng Đốc lý Trần Văn Lai. Sau này, khi ông HCM về HN mới ra lệnh thả cả 2 ông. Người quyết định thả là Võ Nguyên Giáp, với yêu cầu ông Chữ phải quay về nghề Y, không tham gia chính trị nữa.

Ông Chữ sau này vào Nam, có làm nghị sỹ VNCH rồi mất năm 1967, thọ 70 tuổi.

Tóm tắt về ông Nguyễn Xuân Chữ bên trên cho thấy ông là người thân Nhật, không phải thân Pháp. Nhưng trong hồi ký của mình ông có viết vài cảm nhận về chế độ thuộc địa Pháp sau khi nó cáo chung vào ngày 9/3/1945, khi bị Nhật đảo chính, xem ảnh đính kèm.

Theo ông Chữ, người Pháp luôn tôn trọng pháp luật, không có sự bắt bớ giam cầm trái pháp luật (như CA VN bây giờ - DQC). Ông đánh giá về thực dân Pháp, mình cho là, khách quan, công tội phân minh.

Người Việt hậu sinh phần nhiều bị ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền nên có xu hướng mà ông gọi là "ái quốc quá khích", tức là bài bác toàn bộ những công lao của thực dân Pháp trong việc khai hóa văn minh ở Đông Dương, coi đó chỉ là cách để bóc lột dễ dàng hơn.

Hi vọng anh em thiện lành và bò đỏ đọc những trang này có thể giác ngộ được phần nào.
Dương Quốc Chính
Nguồn: Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, tham khảo hồi ký Lê Trọng Nghĩa về CM tháng 8.







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo