Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về một bài viết nghiên cứu sử học của một thạc sĩ Việt Nam được đăng trên tạp chí quốc tế

Về một bài viết nghiên cứu sử học của một thạc sĩ Việt Nam được đăng trên tạp chí quốc tế  Nhưng hóa ra lại là một bài đạo văn 100%. Đó là b...

Về một bài viết nghiên cứu sử học của một thạc sĩ Việt Nam được đăng trên tạp chí quốc tế 

Nhưng hóa ra lại là một bài đạo văn 100%.

Đó là bài viết The Policy of the Cochinchina Government (Vietnam) to Attract Overseas Chinese (from 1600 to 1777), được viết bởi thầy thạc sĩ Cao Đại Trí, trường Đại Học Đà Lạt, đăng trên tạp chí IOSR Journal Of Humanities And Social Science, được nộp vào ngày 21 tháng 2 năm 2019 và được  đăng vào tháng 8 tháng 3 năm 2019.  Bạn có thể đọc bài này tại đây >>http://www.iosrjournals.org/iosr-jhss/papers/Vol.%2024%20Issue3/Series-1/K2403017477.pdf.

Tác giả bài viết này đã vi phạm hành vi đạo đức đáng xấu hổ nhất trong công việc nghiên cứu - đó là khi viết bài nghiên cứu này, thầy đã đạo văn 100% toàn bộ nội dung, từ đầu đến cuối, từ một công trình nghiên cứu khác, và đề tên thầy vào bài viết trên tạp chí quốc tế trên.

Công trình nghiên cứu mà thầy Cao Đại Trí đã đạo văn là bài luận án tiến sĩ Chính sách của các vương triều đối với người Hoa do nghiên cứu sinh Huỳnh Ngọc Đáng viết vào năm 2005 (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2280853222165627).

Sự đáng xấu hổ ở đây, không phải là sự đạo văn thông thường dạng ăn cắp vài ý tưởng rồi viết lại câu từ, mà là thầy Cao Đại Trí đã ăn cắp 100%, từ ý tưởng cho tới cả câu từ trong bài luận án tiến sĩ xưa của thầy Đáng, dù các luận điểm sử học này của thầy Đáng có đúng hay không, và thầy Trí đã nộp bài đạo văn này để đăng lên trên một tạp chí quốc tế.

Thật không thể tin được là ở Việt Nam lại có một thầy thạc sĩ trẻ mà lại có thể đạo văn quá sức tưởng tượng như thế này.  Thật đáng xấu hổ.

Đây, mình xin đưa ra vài ví dụ:

****

1. Trong công trình nghiên cứu của mình, thầy Đáng đã nêu lên 3 giai đoạn mà người Hoa di cư vào Đàng Trong.  Và trong bài viết của mình, thầy Trí cũng đã nêu lên tương tự 3 giai đoạn này.

Và ban đầu, mình chỉ nghĩ là ngẫu nhiên nên trùng hợp về 3 giai đoạn trong 2 bài nghiên cứu khác nhau.

Nhưng đọc kỹ lại, thì làm thế nào mà cụm từ "Thốn bản bất hạ hải", vốn là cụm từ mà thầy Đáng đã viết sai, lại có mặt luôn trong bài nghiên cứu của thầy Trí ?

Cụm từ này vốn là Thốn bản bất HỨA hạ thủy 寸板不許下水 hoặc Thốn bản bất HỨA hạ hải 寸板不許下海.  Ở đây, quan trọng là có chữ Hứa 許 tức cho phép, có nghĩa là cụm từ Thốn bản bất HỨA hạ thủy 寸板不許下水 là không cho phép một tấm gỗ được (cho) xuống nước, tức đại khái là không cho phép buôn bán qua đường hải thương.

Như vậy, trong nghiên cứu của mình, thầy Đáng đã viết thiếu (và sai) khi không viết có thêm chữ Hứa 許, nhưng cái thiếu (và sai) này đã đi luôn vào với bài nghiên cứu của thầy Trí.  Và bạn để ý, là thầy Đáng lẫn thầy Trí đều không hề viết ra các chữ Hán cho cụm từ Thốn bản bất HỨA hạ thủy. 

Và những cái sai như thế thi thoảng xuất hiện trong bài nghiên cứu của thầy Đáng, cũng được thầy Trí đưa vào luôn trong bài viết của thầy mà mình sẽ phân tích một trường hợp khác ở phần cuối bài này.

****

2.  Khi mình đọc kỹ so sánh lại 3 giai đoạn viết trong bài luận án của thầy Đáng viết bằng tiếng Việt và 3 gian đoạn viết bằng tiếng Anh trong bài nghiên cứu của thầy Trí, thì ôi thôi, hóa ra thầy Trí đã cọp dê gần như 100% những gì thầy Đáng viết, copying cả câu từ văn ngữ.  Một vài ví dụ:

a.  Ở trang 62 trong bài luận án, thầy Đáng viết "Giai đoạn này có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống lệnh cho phép thường dân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm duy trì lệnh hải cấm “Thốn bản bất hạ hải” - không cho một tấc gỗ ra hải ngoại; sự kiện thứ hai là năm 1600, Nguyễn Hoàng về lại Thuận - Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ ly khai, cát cứ. Cửa đã mở từ Trung Quốc để người Hoa có thể ra đi hợp pháp. Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thoả mãn các nhu cầu của Đàng Trong. Nhiều thương thuyền Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người trong số họ đã ở lại Đàng Trong làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thuận Hoá.".

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "This period has two main events affecting the  migration of Chinese to Cochinchina, namely: In 1567, Longqing Emperor (China) issued an ordinance allowing his civilians to go abroad for trading after almost 200 years of maintaining maritime order banning (Vietnamese: Thốn bản bất hạ hải) -do not give permission for an inch of wood to overseas. The second event was Nguyen Hoang’s returning to Thuan -Quang in 1600, began to implement  the  idea  of  secession.  Thus,  China  opened  aborder  gate  for  Chinese  people  to  migrate  legally;  the seaports  in  Thuan -Quang  did  also  open  to  welcome  overseas  Chinese  because  Nguyen  lords  were  trying  to develop  foreign  trade  to  satisfy  the  needs  of  Cochinchina.  Therefore,  many  Chinese  merchant  ships  came  to trade  with  Thuan -Quangmany  of  them  stayed  in  Cochinchina  for  long-term  business,  especially  in  Hoi  An (Fai-Fo) and Thuan Hoa centers."

b. Ở trang 63 trong bài luận án, thầy Đáng viết "Bắt đầu từ khi Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa, cơ bản thiết lập chế độ cai trị, rồi đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “Thiên giới”, buộc dân duyên hải phải dời vào nội địa và cấm giao thông hải ngoại. Sự kiện đáng lưu ý trong thời gian này là tháng 8 năm 1645, triều đình Mãnh Thanh ra lệnh “chi phát nghiêm chỉnh”, bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sách cai trị độc đoán, hà khắc. Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là xúc phạm văn hoá, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã dời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó có Đàng Trong. Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của Mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nộI của Trịnh Hoài Đức)".

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "Starting  when  military  Manchu  conquered  China,  basically  set  the  rule;  and  then  in 1678,  when  the Qing  Dynasty  ordered  the  (Vietnamese:  Hải  giới)  forcing  the  coastal  people  to  move  inland  and  banning maritime  traffic.  A  remarkable  event  during  this  period  was  in  August  1645,  the  Manchu  court  ordered “(Vietnamese: Chi phát nghiêm chỉ)”, forcing  Chinese  people  to  follow  Manchu  custom  like  shaving  their heads,  keeping  pigtail  pigtails;  at  the  same  time  enforcing  strict  and  harsh  policies.  Many  Chinese  considered the  Manchu  law  was  offending  Chinese  culture.  Dissatisfied  with  the  current  regime,  those  people  left  their country for asylum; some moved to Cochinchina. Typical for these migrant victims is the case of Trinh Hoi (the grandfather of Trinh Hoai Duc)."

c. Ở trang 63 trong bài luận án, thầy Đáng viết "Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành “Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này. Họ chủ yếu là dân thường, di cưu vì sinh kế và các lý do khác. Nhân vật chính của di dân Trung Hoa đến Đàng Trong trong giai đoạn này không phải là nạn dân hay di thần nhà Minh nữa.".

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "A remarkable event was in 1685, Kangxiī Emperor promulgated "Triển hải lệnh," allowing people to go abroad  for  trading.  A  large  number  of  Chinese,  who  were  mostly  civilians  migrating  for  livelihoods  and  other reasons,  came  to  settle  in  Cochinchina  during  this  period. The  Chinese  immigrants  to  Cochinchina  during  this period were mostly not war victims or Ming's former officials"

d.  Ở trang 64 trong bài luận án, thầy Đáng viết  "Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng được chú ý với cuộc di cư khá quy mô của các di thần nhà Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1685 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng: cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh, Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị xã hội đã tương đối ổn định; cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi hướng; nền ngoại thương của Đàng Trong đang phát triển vượt bậc… tất cả thu hút mạnh mẽ người Hoa đến Đàng Trong, vùng đất lành chim đậu."

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "In the three phases mentioned above, the most notable is the second one with a large number of immigrants was Ming exile  officials. However, phase 3, from 1685 onwards is also crucial: the  persistent  war lasting  for  more than  40  years  between  the  Trinh  and  Nguyen  families  has  ended  in  equilibrium,  socio-political  situation  has been relatively stable; a vast territory stretching from Thuan-Quang to Ca Mau was waiting for human labor to come from all directions;  Cochinchina's foreign trade  was growing to its peak, etc.  All of this creates a  strong attraction  for  overseas  Chinese,  making  Cochinchina  a  suitable  land  for  people  to  converge."

Và dĩ nhiên, ở đây luận điểm của thầy Đáng có vấn đề vì năm 1685 làm gì mà đất Cà Mau thuộc Chân Lạp thời bấy giờ đang đợi người Việt ? Lúc ấy Cà Mau có thuộc Đại Việt đâu nhỉ ? Nên bạn thấy đó, sự suy luận bậy của thầy Đáng được thầy Trí "sao chép" 100% luôn .

****

3. Và xem ra, hình như toàn bộ các câu văn trong bài nghiên cứu của thầy Cao Đại Trí, hầu như câu nào cũng đều từ bài luận án của thầy Huỳnh Ngọc Đáng mà ra cả.  Lại thêm một vài ví dụ:

a.  Ở trang 66 trong bài luận án, thầy Đáng viết "Trong việc cho đăng ký những người Hoa mới đến, chính quyền Đàng Trong đã phối hợp chặt chẽ với hội quán của người Hoa sở tại.  Điều này được Lê Quý Đôn ghi lại: "...Thuyền gặp gió bão bị phá hỏng thì xem xét số khách, Cai bạ giao cho hội quán trông giữ ...".  Trong điều lệ của Dương Thương Hội quán ở Hội An có các nghị định thể hiện rõ quan hệ này.

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "In  the  registration  of  newcomers,  the  Cochinchina  feudal  government  closely  coordinated  with  guilds of local Chinese people. This was recorded by Le Quy Don in the book “Frontier Chronicles” as follows: “...If the   storm  has damaged  the  boat, the  government  counted  the  number  of  guests,  and  Administration Commissioner assigned the guild to look after the victims...” In the charter of Duong Thuong Guild in Hoi An, this relationship is clearly described by particular decree.".

b. Cũng ở trang 66 trong bài luận án, thầy Đáng viết tiếp "Ngoài việc giải quyết các nguyệt vọng xin tỵ nạn và thần phục, việc nhập cảnh ở Đàng Trong còn gắn với việc giải quyết các nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa.  Với khách thương, qui chế nhập cảnh khá chặt chẽ với nhiều thủ tục kiểm tra về hàng hóa và nhân thân.  Với các nhân sĩ hiền tài đến từ Trung Quốc, quy chế nhập cảnh dễ dàng và trân trọng."

Và thầy Trí năm 2019 đã viết giống hệt như thế trong phần tiếng Anh: "In addition to addressing aspirations and refugee claims, immigration in Cochinchina was also linked to addressing cultural and economic exchange needs. With trade visitors, immigration regulations were quite strict with  many  inspection  procedures  for  goods  and  personalities.  However,  with  talented  individuals  from  China, easy entry and respectful rules were implemented."

c. Và rồi cả một đoạn dài tiếp theo này mà thầy Trí viết, trong đó có kết luận về "tầm nhìn sáng suốt và sự quyết đoán của chúa Hiền", ô hay, thì hóa ra, cũng là thầy Trí sao chép từ đoạn văn trang 67 của thầy Đáng luôn.

Tức là nếu bạn đem so sánh đoạn văn này của thầy Trí "The  policy  of  attracting  Chinese  immigrants  is  also  expressed  through  facilitating  location  and residence  procedures. In  a  little  more detail,  the  Nguyen  lords  allowed  the  Chinese  to  reside  in  separate  focus points; those are administrative units named Minh Huong or Thanh Ha in Thuan Hoa, Hoi An, Tran Bien, Phien Tran,  Ha  Tien.  For  the  newcomers,  those  who  resided  in  the  short-term  mostlylived  in  Thanh  Ha  Town  or Thanh Ha Town or other immigrant sites. These concentrated residence places often formed naturally in zones of economic exchanges. The Cochinchina government formalized these locations administratively. Historically, Cochinchina authorities  have  never imposed a  place of residence or forced immigrants to leave  natural  habitat locations  to  government-designated  sites.  The  residential  places  of  overseas  Chinese  in  Thuan-Quang  were located at  the  center of economic  and cultural  exchanges,  while  the  others in Tran Bien, Phien Tran, Ha  Tien, etc.  also  held  the  position  of  the  marginal  defense  posts,  supporting  security  for  the  reclamation,  creating  a defensive  position  to  protect  the  integrity  of  national  sovereignty.  That  important  position  was  not  due  to chance. The clearheaded vision and assertiveness of the "Wisdom Lord" (Nguyen Phuc Tan) when receiving and settling  the  two  exile  groups  of  the  Ming  dynasty  was  the  foundation  of  the  initial  strategic  intent  of  using Chinese  groups as strategic forces in the frontier regions. History has proved that Nguyen Phuc Tan’s strategy was entirely right and brings excellent results." - thì bạn sẽ thấy là câu văn trên là sao chép từ câu văn tiếng Việt trong bài luận án tiến sĩ của thầy Đáng ở trang 67 đó bạn.

Và bạn cứ thong thả mà đọc và so sánh từng đoạn văn trong bài thầy Trí, rồi so sánh với bài luận án tiến sĩ của thầy Đáng, xem chúng có phải là giống nhau tới 98% luôn không ? 

****

4. Và nhức nhối nhất, là thầy Trí chẳng những sao chép ý tưởng và câu văn từ các công trình nghiên cứu của thầy Đáng, mà thầy còn sao chép một cách mù quáng và hoàn toàn không suy nghĩ về việc thầy Đáng suy luận đúng hay sai gì cả.

Ví dụ nếu mình bên trên nêu rõ cho bạn vụ thầy Đáng viết quá lố về "Cà Mau đang đợi người Việt" thời chúa Nguyễn, rồi thầy Trí sao chép lại y hệt như thế luôn, thì đây ở dưới đây, còn có cả 1 điểm bậy mà ai cũng biết, nhưng thầy Trí sao chép bậy vô luôn nè bạn.

Ở trang 77, thầy Trí viết "The  Confucian  intellectuals  from  China   were  also  welcomed  and  favored  by  the  Cochinchina government. That  is  the  case  of Zhou  Shun  Shui  (Vietnamese:  Chu  Thuấn  Thuỷ), a Chinese “(Vietnamese:trưng sĩ”) , who claimed to be an exile official of the Ming Dynasty, who came to Cochinchina many times, the most extended stay was four years, from 1654-1658, under Wisdom Lord Nguyen Phuoc Tan. During Zhou Shun  Shui's  time  in  Cochinchina,  many  mandarins  and  even  Wisdom  Lord  visited  and  exchanged  letters  with him to learn about various aspects of academics with respect and serious attitude.".

Câu này là câu sao chép 100% từ bài luận án tiến sĩ của thầy Đáng, thuộc trang 78, đó là câu "Bên cạnh đó, các học sĩ người Hoa đến từ đất nước Khổng, Mạnh đã được chính quyền trân trọng đón tiếp và hậu đãi.  Đó là trường hợp của Chu Thuấn Thủy, một "trưng sĩ" người Hoa, tự nhận là di thần nhà Minh, người đã đến Đàng Trong nhiều lần, lần ở lâu nhất là 4 năm, từ 1654-1658, thời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần ... Trong thời gian Chu ở Đàng Trong, nhiều quan lại và cả chúa Hiền đã thư từ thăm hỏi, trao đổi, học hỏi Chu về nhiều phương diện học thuật, thái độ rất trân trọng và cầu thị.".

Nhưng ở đây đáng nêu lên, là ai ai mà nghiên cứu sử Đàng Trong đều biết, là ngài Chu Thuấn Thủy này đã qua lại xứ Đàng Trong rất nhiều lần, nhưng do chính quyền Đàng Trong "Dạ Lang Tự Đại", xem trọng người có chức vị, chứ không coi trọng hạng có ăn học nhưng không có chức vị, mà xem thường ngài này.  Ngài họ Chu này bị ngược đãi và bị xem thường bởi chính quyền Đàng Trong nhiều quá, tới nỗi dù ngài đi qua đi lại và ở Đàng Trong rất lâu, ngài cuối cùng chán nản mà bỏ qua bên Nhật, mà bên đó người ta quý ngài hơn vàng, và ngài giúp cho bên đó biết là bao nhiêu, mà bên Nhật thời nay còn mộ của ngài họ Chu này đó chứ (xem >> http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ket-noi-van-hoa-viet/6484-chu-thu%E1%BA%A5n-thu%E1%BB%B7-1600-1682-v%C3%A0-an-nam-cung-d%E1%BB%8Bch-k%E1%BB%B7-s%E1%BB%B1.html).

Làm gì có sự chúa Nguyễn nào trong thời gian ngài họ Chu ở Đàng Trong, đã "thư từ thăm hỏi, trao đổi, học hỏi Chu về nhiều phương diện học thuật, thái độ rất trân trọng và cầu thị." ? Vì bị đối xử như thế, nên "Sau đó đến ngày 19 tháng 2, Chu được thư của chúa mời Chu ra giúp, trong thư có câu: “Thái Công [Vọng, tức Khương Tử Nha] xưa phò nhà Chu dựng nên nghiệp vương, Trần Bình giúp nhà Hán [Lưu Bang Hán Cao Tổ] hưng khởi”. Nhưng đối với Chu, lúc này thì đã cạn tàu ráo máng. Bởi vậy, trong thư trả lời viết cùng ngày hôm đó, Chu từ chối lời mời của chúa Nguyễn." rồi ngài chỉ giúp chúa Nguyễn viết một bài hịch rồi hè năm sau, đi qua Nhật luôn.

Nên thầy Đáng viết trong bài luận án tiến sĩ của thầy rằng "Trong thời gian Chu ở Đàng Trong, nhiều quan lại và cả chúa Hiền đã thư từ thăm hỏi, trao đổi, học hỏi Chu về nhiều phương diện học thuật, thái độ rất trân trọng và cầu thị" là một sự tuyên truyền bậy bạ đấy chứ.  

Thế mà gần 20 năm sau, lại có một vị học giả Việt Nam chẳng những đạo văn của thầy Đáng, mà lại còn đạo văn lỏng lẻo đến mức độ, sao chép văn từ một cách mù quáng, sai đúng gì cũng sao chép hết trơn luôn.

****

Rồi luôn cả phần kết luận bài viết nghiên cứu khoa học này, thầy Trí cũng đã sao chép y chang câu từ văn ngữ từ bài luận án của thầy Đáng luôn.

Mình chụp và đăng luôn gần 20 đoạn văn so sánh (hay là gần như toàn bộ bài viết của thầy Cao Đại Trí) để bạn tự so sánh nè bạn.  Làm thế nào mà một học giả trẻ người Việt lại đạo văn từ đầu tới cuối hết luôn, từ ý tưởng cho tới câu từ văn tự mà thành ra như thế này? 

Làm thế nào mà một học giả Việt Nam lại có đạo đức trách nhiệm suy đồi đến thế nhỉ ? 

Trên thế giới, chỉ sao chép ý tưởng thôi là người ta đã có vấn đề rồi, còn thầy Cao Đại Trí ỏ đây, sao chép tuốt tuồn tuột, sai đúng gì cũng sao chép hết luôn, câu từ gì cũng sao chép, như vậy là quá mất tư cách đạo đức của một nhà nghiên cứu rồi đúng không bạn ? 

Mình tra mạng, thấy có profile của thầy Cao Đại Trí ở đây >> https://scholar.google.com/citations?user=FnmAESYAAAAJ&hl=vi.  

Và lý lịch khoa học của thầy Cao Đại Trí ở trường đại học Đà Lạt ở đây >> http://kls.dlu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/kls/2019/10.Cao%20Dai%20Tri.pdf.

Thầy Cao Đại Trí là thạc sĩ, và hiện giờ đang là nghiên cứu sinh để đi lấy học vị tiến sĩ sử học, và đang là giảng viên ở trường Đại Học Đà Lạt.

Như vậy:

1. Mời các thầy nào học hay có quen thầy Cao Đại Trí và thầy hiệu trưởng Lê Minh Chiến của trường Đại Học Đà Lạt, xin gởi luôn bài viết này cho 2 thầy.  Ô hay, làm sao mà trường Đại Học Đà Lạt lại thành ra như thế này ?

2. Mời bạn cứ tự nhiên mà liên lạc với cơ quan tạp chí IOSR Journal Of Humanities And Social Science về sự đạo văn này.  Tạp chí này khoe là chỉ cho đăng 10 đến 15% bài viết có chất lượng thôi đấy.   Làm sao mà một học giả Việt Nam lại có thể làm một việc mất tư cách và làm nhục quốc thể đến thế ? 

3. Và với kiến thức sử tổng quát khá dễ này mà thầy Cao Đại Trí còn chưa đủ  trình độ để tự viết, phải đi sao chép 100% từ nguồn nghiên cứu còn nhiều vấn đề khác, thì làm sao mà thầy có khả năng viết luận án tiến sĩ về sử Trung Quốc cận hiện đại ? 

4.  Với một giảng viên trẻ đạo văn như thế này, người dân sẽ nghĩ gì về hình ảnh liêm chính của trường đại học Đà Lạt, của các thầy bên Việt Nam ?

Và trong khi chúng ta có hơn 40 nhà khoa học gốc Việt nằm trong danh sách các nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất trên thế giới (xem >> https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/hon-40-nha-khoa-hoc-goc-viet-trong-danh-sach-co-trich-dan-nhieu-nhat-the-gioi-562099.html), hầu như các thầy cô gốc Việt này đều là dân định cư hay làm việc ở hải ngoại, làm nở mặt nở mày người Việt, thì làm thế nào mà ở Việt Nam, lại có một học giả trẻ như thế này, đem cả sự đạo văn ra làm trò cười cho thế giới.  Và sự đáng sợ ở đây, là thầy học giả trẻ Cao Đại Trí này, xem ra, đang trên đường để chuẩn bị làm tiến sĩ sử học Việt Nam đó bạn.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian









































Không có nhận xét nào

Quảng Cáo