Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Về một di tích lịch sử cấp quốc gia ở Huế có thể đã bị "cầm nhầm"

Về một di tích lịch sử cấp quốc gia ở Huế có thể đã bị "cầm nhầm" Đó là di tích mộ ngài Trần Văn Kỷ của nhà Tây Sơn. Mời bạn đọc l...

Về một di tích lịch sử cấp quốc gia ở Huế có thể đã bị "cầm nhầm"

Đó là di tích mộ ngài Trần Văn Kỷ của nhà Tây Sơn.

Mời bạn đọc luôn bài phân tích này của dòng họ Trần (>> http://hocaotran.blogspot.com/2012/08/tai-lieu-lich-su-danh-nhan-tran-van-ky.html và >> http://hocaotran.blogspot.com/2012/08/tai-lieu-lich-su-ve-tran-van-ky-tiep.html), viết năm 2012, yêu cầu "các cơ quan chức năng nhà nước" thẩm định lại về việc mộ ngài Trần Văn Kỷ là nằm ở Quảng Nam, chứ nào phải ở Huế như Bộ Văn Hóa đã công nhận.

Sự nhức nhối nhất ở đây, cho một người mê sử như mình, là làm thế nào lại có cả tên của thầy Đỗ Bang, vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Huế hiện nay trong này ? 

Về thầy Đỗ Bang này, mình đã viết trong vài bài phân tích về vụ Bộ Văn Hóa Việt Nam có thể đã "cầm nhầm" khu mộ bà thứ phi Tây Sơn ở Hội An (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2275476236036659), và ở đây, mình đọc về sử kiện liên quan đến ngài Trần Văn Kỷ, lại càng sửng sốt hơn nữa.

Đó là sử Đại Nam Thực Lục đã viết rõ ràng vào tháng 5 năm 1801, "Nội hầu giặc là Lê Văn Lợi, Thiếu úy Văn Tiến Thể, phụng chính Trung thư Trần Văn Kỷ, Thượng thư Lại bộ Hồ Công Diệu và quan văn thì Bộ thị lang phụng nghị, quan võ thì bọn đô đốc đô ty, đem  nhau đến quy thuận.", rồi đến tháng 10 cùng năm "Hàng thần Trần Văn Kỷ có tội bị giết.  Kỷ đã quy thuận, làm ám thông với Nguyễn Quang Toản, việc lộ vua sai quan tra hỏi. Kỷ đều thú nhận, bèn giết và tịch thu gia sản. Nhân dụ cho thần dân xứ Thuận Hóa rằng: “Từ khi Tây Sơn trộm chiếm, xa giá lánh xa, thần dân các người hoặc có kẻ bị tình thế bức bách, hoặc có kẻ cam tâm theo giặc. Nay kinh đô cũ mới khôi phục, ta đối với mọi người chung một lòng nhân, không hỏi đến việc trước nữa. Khốn nỗi, Trần Văn Kỷ lòng vẫn ngấm ngầm gian giảo, viết thư trộm cho địch, tội trạng đã rõ ràng, chết còn chưa đáng tội, nên phải xử theo trọng hình để răn kẻ khác, đó là nó tự thân tác nghiệt, không liên quan đến ai, các ngươi chớ nên lo sợ”.".

Như thế thì làm thế nào mà thầy Đỗ Bang đọc gia phả dòng họ Trần ở Huế nào đó, rồi đưa ra cả các kết luận "anh hùng", nào là ngài trốn quân Nguyễn, rồi bị ép quá, giả vờ quy thuận, rồi đi thuyền qua Ngã ba Sình nhảy xuống sông tự tử, để chụp lên đầu ngài Trần Văn Kỷ như thế, lại có thể được giới sử gia Việt Nam chấp nhận nhỉ ? 

Bạn xem, dòng họ Trần người ta phản luận quá đúng luôn kìa:

1. Cái chết của Trần Văn Kỷ tại bến ngã ba Sình, nếu quả đúng Ngài tự trầm nhi tử, bởi quê bà chánh thất hoặc thứ thất cũng có thể tại vùng này. Song nếu cho rằng “Ông về lại quê Vân Trình đổi tên, cải dạng ẩn náu, sau bị phát hiện vua Gia Long cho sứ giả đến mời về kinh thành và cho lưu dung làm quan...”, là không thể xảy ra, bởi một nhân cách Trần Văn Kỷ được các danh thần Ngô Trọng Khuê, Ngô Thì Nhậm ngợi ca, và trước đó trong giao chiến, Nguyễn Phúc Ánh đã từng treo giải thưởng 3.000 quan, nếu ai bắt được Phụ chính Trần Văn Kỷ, cùng giá với các em trai của vua Cảnh Thịnh. Hơn nữa, nếu Ngài đổi tên cải dạng để ẩn náu thì phải ở nơi xa lạ. Nhưng hậu quả sẽ khôn lường đối với dòng họ.

Nên làm thế nào một học giả 40 năm nghiên cứu lịch sử Tây Sơn, mà lại có thể dễ dàng chấp nhận thuyết một vị quan của triều đại kẻ thù, đổi tên và trở về sống ở quê nhà mình, ngay luôn là khu kinh sư Huế nhỉ ? Bạn có bao giờ biết ai làm quan to của triều đại kẻ thù, mà đổi tên, về lại ngay đúng quê nhà mình, nơi kinh sư của triều đại kẻ thù cũ và mới, mà ẩn náu không ? Đó là sự suy diễn bậy đó chứ ? Thế thì làm sao thầy Đỗ Bang có thể nêu ra thuyết quá lỏng lẽo này vậy bạn ?

2. Điểm đáng chú ý nữa, là các nhà khảo cứu đã không chú ý đến ngôi song mộ  vôi hình chữ nhật to nhất trong vùng và mộ chí của ông bà: Chánh Đội trưởng Thừa tòng Quân nghĩa bá Trần Văn Tôn húy Niên thụy Mẫn Trực Phủ quân”, tại xứ đất Cửa Ngọc, là song thân của ngài Kỷ. Mộ chí không ghi quốc hiêu, niên hiệu, tuế thứ và chủ thể phụng lập. Do đó chưa xác định ngài Tôn làm quan Chánh đội trưởng (tương ứng Chánh ngũ phẩm) thuộc triều nào. Và rõ ràng mộ của Song thân quan Đại thần Tây Sơn Trần Văn Kỷ, thì không đời nào triều Nguyễn lại bỏ tiền của xây mộ cho cha mẹ kẻ đối địch (Mộ vôi thành quách hình chữ nhật chưa từng có từ triều Tây Sơn về trước). Mộ chí của ngài Kỷ tại Cửa Ngọc lập năm Mậu Tuất 1958, không có Hán tự nào hàm ý Ngài là quan triều trước. Về gia phả Vân Trình ghi chép khá đầy đủ về phần mộ, ngày kỵ của ngài Kỷ, của 3 bà chánh thứ thất, sinh hạ danh tính hậu duệ truyền nối liên tục. Chứng tỏ gia phả này chưa một lần gặp nạn như gia phả Thanh Giang, gia phả họ Trần Quảng Ngãi đã sinh ra Trần Quang Diệu, Trần Đại Mô, Trần Đại Lực, Trần Văn Thùy...đều cùng chung số phận gia phả không thấy chép hậu duệ, và đến nay chưa có chi nhánh nào tìm về gốc tổ.

Như vậy ở đây, nếu gia phả dòng họ ở Cửa Ngọc mà chép liên tục không đứt đoạn sau khi ngài Kỷ mất, thì sự gia tộc của ngài Trần Vân Kỷ ở Huế này, bị ly tán vì bị tru di tam tộc thì lấy ở đâu ra nhỉ ? 

Rồi làm thế nào mà bia ở Cửa Ngọc lập năm Mậu Tuất 1958 không có dòng Hán tự nào hàm ý người nằm dưới đó là quan triều trước nghĩa là sao ? Chả lẽ thầy Đỗ Bang không nghiên cứu vụ này ?

Và đúng là "rõ ràng mộ của Song thân quan Đại thần Tây Sơn Trần Văn Kỷ, thì không đời nào triều Nguyễn lại bỏ tiền của xây mộ cho cha mẹ kẻ đối địch", thế thì thầy Đỗ Bang giải thích ra sao nhỉ ?

Như vậy, theo sử Đại Nam Thực Lục, ngài Trần Văn Kỷ đã quy thuận chúa Nguyễn vào năm 1801, và ông bị vương triều Nguyễn xử tội chết còn ghi trong sử rất rõ ràng.Còn những sử kiện mà thầy Đỗ Bang và các thầy khác đưa ra, chả hiểu họ lấy từ đâu ? Xin đừng nói là từ gia phả dòng họ, mà chúng ta không rõ là các văn bản có bị ngụy tạo hay là không ?

Mà nếu ngài Trần Văn Kỷ đã quy thuận triều đình, ấy thế sao các nhà "Tây Sơn học" không lên tiếng cho sự quy thuận này nhỉ ?  Mà ngược lại, họ vẽ ra hình ảnh một ông quan già (73 tuổi) tự sắp xếp, rồi đi thuyền tới Ngã Ba Sình, nhảy xuống sông tự vẫn sau khi hô to câu "Trung thần bất sự nhị quân" nghĩa là thế nào ? 

Mình chưa đọc được những bài phản biện nào từ phía thầy Đỗ Bang về sự lên tiếng của dòng họ Trần này cả, bạn có đọc được bài nào chưa ?

Và nếu dòng họ Trần này đúng, thì hóa ra, ngài Trần Văn Kỷ, một vị đại thần của triều Tây Sơn, gắn liền với vua Quang Trung, cả trăm năm nay lại đang nằm ở Quảng Nam hít gió một mình hiu quạnh à ?

Và chả lẽ mình lại cần phải đặt thêm câu hỏi, là không chừng người Việt ngày nay, đang lấy mộ bia của một người nào không ai biết, mà làm di tích cấp quốc gia mộ ngài Trần Văn Kỷ sao ? Xin đừng nói là Bộ Văn Hóa Việt Nam "cầm nhầm" mộ một người lính hay quan nào thuộc vương triều Nguyễn, rồi lại tung hô là mộ của đại quan nhà Tây Sơn nhé ? Vì nếu đúng là vậy, thì chết cha ngành Khảo Cổ học và ngành Sử Học Việt Nam rồi, và Việt Nam cần có Bộ Văn Hóa để làm chi nữa ?

Mà sao thầy Đỗ Bang nghiên cứu lịch sử thế nào mà lại thành ra lỏng lẽo như thế ? 40 năm nghiên cứu lịch sử Tây Sơn là như thế ư ?

Mà sẵn luôn, không hiểu mạng của cơ quan chính phủ Thừa Thiên Huế tại đây >> https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Lang-mo-Tran-Van-Ky/newsid/28AC7FE2-FA72-4D87-8CDB-EE52BA47F318/cid/17755F05-A6DF-4876-A5A9-5987A6567282, đã lấy từ sử liệu nào mà viết khẳng định là "Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh thắng thế, Trần Văn Kỷ về quê, đổi tên cải dạng nuôi chí phục thù. Bị phát giác, ông phải vào Kinh đô Phú Xuân, trên đường vào đến ngã ba Sình ông hô to “Trung thần bất sự nhị quân” rồi nhảy xuống sông trầm mình tự vận để giữ tròn khí tiết, ông mất ngày 24/12/1801 (19 tháng 11 năm Tân Dậu)".  Xin đừng nói là cơ quan chính phủ này lấy sử liệu từ sách thầy Đồ Bang nhé.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian









Không có nhận xét nào