Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TƯ DUY VỀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH QUỐC HỘI

TƯ DUY VỀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH QUỐC HỘI Nên nhớ rằng nghị trường Quốc hội Việt Nam đang dược thiết kế như một lớp học mà bục giảng là Ban điều h...

TƯ DUY VỀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH QUỐC HỘI

Nên nhớ rằng nghị trường Quốc hội Việt Nam đang dược thiết kế như một lớp học mà bục giảng là Ban điều hành cuộc họp Quốc hội.

Mô hình nghị trương được thiết kế như một giảng đường ở các trường Đại học - theo hình bậc thang và bục giảng là nơi mà các đại biểu cùng hướng về là một trung tâm của nó.

Ví như Nghị Viện Anh, họ tổ chức theo hình chữ U hoặc Oval, các đại biểu sẽ ngồi để nhìn vào nhau và sẽ tranh luận trực tiếp với nhau về các vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc hội. Việc một nghị sỹ trình một dự luật thì họ phải trực tiếp bảo vệ dự luật đó trước tất cả các đại biểu của nghị viện.

Ở Việt Nam, ngoài chuyện mô hình thể hiện tư duy về tổ chức quốc hội, còn là mặt mô hình trong hiến pháp - nơi mà Đảng cộng sản nắm quyền lực bao trùm - nó dẫn tới chỉ một vị trí là Bí thư tỉnh hoặc huyện cũng có thể quát mắng hoặc dặn dò, thậm chí bằng nhiều cách để “doạ nạt” đạt biểu ở khu vực có tỉnh đó rằng không được phát biểu vấn đề này hay không được chất vấn người này về vấn đề kia. Đây là một thực tế vì quyền lực của “người của Đảng” cao hơn quyền lực của các nhánh quyền lực nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp (từ quốc hội, đến hội đồng nhân dân các cấp).

Vấn đề mà không một người nào dám nói tới đó chính là quyền lực của Đảng đã đứng trên tất cả các nhánh quyền lực nhà nước, nó lại độc lập với dân chúng vì đây chỉ đơn thuần là một tổ chức đảng của những người cộng sản. Vì vậy mới có chuyện lộn ngược và trớ trêu nêu trên, mà các đại biểu buộc phải im lặng và chấp hành theo mệnh lệnh của các vị bí thư tỉnh hay huyện kia, bởi họ lệ thuộc về mặt quyền lực theo Hiến pháp đã quy định, không những vậy, những đại biểu lại còn lệ thuộc về mặt chức vụ hành chính hoặc tư pháp do đa phần là kiêm nhiệm, công việc chính của họ là cán bộ, công chức ở địa phương.

Và chúng ta hẳn cũng còn nhớ, vó một nữ bí thư quận ở TP.HCM đã nói: Quốc hội là một trường học lớn. Và với cách bố trí hội trường quốc hội như một giảng đường, các đại biểu đăng ký phát biểu và hướng về phía bục điều hành trung tâm như một bục giảng của những vị kiểm soát toàn bộ hội trường đó, và những đại biểu ngồi sau nhìn vào lưng những người ngồi trước chứ tuyệt nhiên không có chuyện thuyết minh hay tranh luận bảo vệ các đề xuất chính sách, dự luật.

Các đại biểu Việt Nam, trình độ yếu kém nhất đó là khả năng lập pháp (hiểu và thiết lập luật pháp), còn khả năng tuân thủ các thứ quy chế và cương lĩnh của tổ chức đảng lại là phẩm chất được ưu tiên hàng đầu, không những vậy đó còn là điều kiện sống còn của các đại biểu.

Lê Luân



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo