Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGƯỜI BẠN TỐT

NGƯỜI BẠN TỐT Những diễn biến thương mại giữa hai nước Việt-Mỹ gần đây làm tôi bắt đầu nghĩ đến việc tổng thống Trump sắp gọi Chủ tịch...

NGƯỜI BẠN TỐT

Những diễn biến thương mại giữa hai nước Việt-Mỹ gần đây làm tôi bắt đầu nghĩ đến việc tổng thống Trump sắp gọi Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người bạn tốt.

Thứ nhất là về chính trị, chiến lược lớn của Mỹ là làm Trung Quốc suy yếu, sau đó chuyển hoá các nước lâu nay có xu hướng thân Trung Quốc. Với quan hệ hai đảng cầm quyền anh em của hai nước Việt-Trung thì hẳn nhiên Việt Nam nằm trong lộ trình trên của Mỹ. Đó cũng là điều Mỹ từng làm và thành công đối với Liên Xô trước đây.

Dưới cấp chiến lược là cấp sách lược. Muốn tác động một quốc gia giảm bớt ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc thì phải làm hai việc. Đó là hỗ trợ nước đó về quốc phòng an ninh và giảm bớt phụ thuộc kinh tế cho nước đó vào Trung Quốc. Đó là hai sách lược song song mà Mỹ đang làm đối với Việt Nam.

Sau khi tác động đủ để Việt Nam đưa Trung Quốc vào đối tượng tự vệ của Việt Nam trong chính sách quốc phòng thì Mỹ bắt đầu tác động về kinh tế. Việc Mỹ cho áp thuế hàng hoá và điều tra chống tránh né thương mại của Trung Quốc qua Việt Nam chính là để giúp kinh tế Việt Nam tự chủ hơn. 

Với việc Hải quan VN chỉ có thể kiểm tra 5% các tờ khai xuất nhập khẩu, dẫn đến hàng hoá TQ dễ dàng đổi mác "made in VN" để xuất khẩu vào Mỹ. Do đó một khi cần có lý do hợp lý để gây khó khăn cho Việt Nam thì Mỹ có ngay bằng chứng và thông tin. Còn khi nào Mỹ làm chỉ còn là vấn đề chính trị mà thôi.

Đảng CSVN miễn cưỡng hay tự nguyện hợp tác cải cách kinh tế với Mỹ không quan trọng, quan trọng có làm là được. 

Với ảnh hưởng kinh tế của Mỹ trên toàn cầu thì thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ tầm 40 tỷ USD/năm là không lớn. Nên cái lớn hơn mà Mỹ muốn có là Việt Nam lúc nào cũng là ngọn cờ đầu trong việc chống Trung tại khu vực Đông Nam Á trong ít  nhất là 50 năm tới đây. 

Việt Nam sẽ không thể đảm đương được điều này nếu không có nền kinh tế pháp trị, tự lập và tự chủ. Tất cả chính sách kinh tế của Mỹ áp dụng với Việt Nam là nằm trong chiến lược trên. 

Với quan hệ “Sông núi tương liên, lý tưởng tương đồng” giữa hai nước Việt-Trung thì Việt Nam rất dễ trở thành trái độn khi Trung Quốc lâm vào chiến tranh thương mại với quốc tế. Như vậy muốn cô lập và bao vây Trung Quốc toàn diện thì việc không để Trung Quốc thông qua kinh tế mà nắm cổ chính trị Việt Nam là điều cần phải thực thi. Và bởi vì Mỹ mạnh hơn Trung Quốc nên Việt Nam không có sự lựa chọn khác hơn.

Chúng ta biết điều này thì hẳn nhiên đảng CSTQ còn biết sớm hơn. Đó là lý do vì sao lâu nay đảng anh muốn lũng đoạn kinh tế Việt Nam để qua đó nắm cổ đảng em. Không phải tự nhiên mà nhiều đảng viên hay nói với tôi là “Giờ chống Trung mạnh quá nó bóp cổ kinh tế một phát là mình chết”. Cũng may là Trade War Mỹ-Trung đã làm kinh tế Trung Quốc suy yếu đi. Là cơ hội để Việt Nam cắt bỏ dần phụ thuộc thương mại với thiên triều.

Như vậy để hướng Việt Nam quay trở lại sự phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc thì đảng anh cần có sự tác động về chính sách kinh tế mạnh hơn với đảng em. Theo tôi đó là lý do sâu xa vì sao một quan chức thân Trung Quốc như ông Nguyễn Đức Kiên được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn trong lúc nhạy cảm này. Dư luận đánh hơi được nguy cơ này nên mới có làn sóng phản đối ông Kiên mạnh mẽ trong mấy ngày qua. 

Đó cũng là lý do vì sao tôi nói rằng “có khi sắp đến cạp đất mà ăn”. Nếu ông Kiên tác động với chính phủ Việt Nam nhiều chính sách kinh tế có lợi cho Trung Quốc trong vai trò cố vấn thì Mỹ ngại gì mà không trừng phạt Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc mạnh số 2 thế giới mà Tập còn phải xuống nước với Trump thì đảng CSVN trở thành bạn tốt của Mỹ là điều rất dễ xảy ra.

Mỹ hiểu quan hệ của hai đảng anh em nên với đảng CSVN vẫn là vừa kéo vừa xoay. Tuy nhiên nếu tới đây mà ông Kiên giúp cho đảng CSVN trở thành người bạn tốt của Mỹ thì cần cẩn thận. Một khi vì sự kiên nhẫn đã cạn thì Mỹ có thể làm ngay việc giảm tăng trưởng 2% GDP của Việt Nam nếu Mỹ và đồng minh áp thuế 25% lên hàng hoá Việt Nam. 

Việt Nam đang thâm hụt chi tiêu là 5% GDP (số liệu công khai), nếu sang năm mà Trump gọi Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người bạn tốt thì Việt Nam giảm thêm 2% GDP tăng trưởng nữa. 

Khi đó điều gì sẽ xảy ra ?

H.M



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo