Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁI GÌ ĐANG XẢY RA Ở TRUNG QUỐC ?

CÁI GÌ ĐANG XẢY RA Ở TRUNG QUỐC ? Coronavirus Vũ Hán đang tàn phá Trung Quốc. Tính đến sáng thứ Tư, các quan chức Trung Quốc đã khẳng ...

CÁI GÌ ĐANG XẢY RA Ở TRUNG QUỐC ?

Coronavirus Vũ Hán đang tàn phá Trung Quốc. Tính đến sáng thứ Tư, các quan chức Trung Quốc đã khẳng định: có 6.095 trường hợp lây nhiễm, hơn 9.000 trường hợp nghi ngờ, và 132 trường hợp tử vong. 

Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông lại ước tính rằng ít nhất có 44.000 người đã nhiễm coronavirus chỉ riêng ở Vũ Hán 

Các trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài cũng đã được báo cáo, bao gồm cả những nước kém phát triển như Cambodia. Đây là một mối lo ngại đặc biệt, bởi vì trong một nước có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém thì việc bùng phát càng dễ có khả năng xảy ra. 
Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Canada  các trường hợp cho đến nay được phát hiện và đang được ngăn chặn, sự bùng phát lớn dường như chỉ diễn ra ở các thành phố Trung Quốc . Nhiều hãng hàng không quốc tế đang đình chỉ một số chuyến bay đến Trung Quốc, đi ra khỏi mối quan tâm về kinh doanh. 

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc  được gọi là “Lễ hội mùa Xuân” trong những năm gần đây được kéo dài đến 40 ngày. Kỳ nghỉ đáng lẽ chấm dứt vào ngày hôm nay, nhưng nó được kéo dài thêm và có vẻ sẽ là vô thời hạn khi chính quyền đánh giá các khả năng tác động của dịch bệnh khi hàng trăm triệu người từ quê trở lên thành phố làm việc. Nó cho thấy một sai lầm của kinh tế CNXH khi đặt mục tiêu là “đô thị hóa”, ưu tiên cho thành phố, tạo ra những “siêu đô thị” có dân số cả chục triệu người. Một cơ chế không có sức đề kháng khi thảm họa thiên nhiên hoặc dịch bệnh nổ ra vì hệ thống đảm bảo an sinh xã hội không thể theo kịp với quy mô dân số.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng từ virus : Cần người lao động trở lại tại các nhà máy và văn phòng, nền kinh tế không thể đóng băng quá lâu. Nhưng không ai có thể dám mạo hiểm khi chưa biết virus sẽ lây lan thế nào. Quá kinh khủng.

Một vấn đề nữa, nhà nước đưa ra một thông báo rằng người lao động phải được trả lương trong suốt kỳ nghỉ kéo dài, nhưng những công nhân ăn lương theo sản phẩm hoặc những người  lao động thời vụ, lao động phổ thông thường liên tục thay đổi nghề nghiệp chiếm một số lượng đông đảo sẽ bị tổn thương.

Người ta vẫn chưa thể đánh giá về việc chính phủ TQ  xử lý khủng hoảng như thế nào? Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trong các thành phố bị khóa (điều này đến nay vẫn chưa rõ) nhưng tình trạng thiếu thuốc men, thiết bị y tế cũng như các nhân viên y tế đang ở mức báo động. Ngay cả trong điều kiện bình thường việc quá tải ở các bệnh viện đã là phổ biến ( người ta lại thấy tính tàn ác và thực dụng của CNXH khi y tế vẫn là lãnh vực độc quyền của nhà nước)

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhấn mạnh việc xây dựng các bệnh viện cấp cứu, trong đó có một số là hình ảnh giả . Trên thực tế, các bệnh viện đó sử dụng các modules đúc sẵn theo kiểu nhà ở dã chiến của quân đội. Nhân sự và kế hoạch vệ sinh môi trường cho các bệnh viện vẫn chưa rõ ràng, trong khi có thể sử dụng các tòa nhà công cộng, các công sở, các khu đô thị ma không có người ở để cải tạo thành bệnh viện, nơi có điều kiện vệ sinh tốt hơn nhiều.

 Đã  có những báo cáo về việc các làng quê tự “rào làng”, đổ đất đắp lũy trên đường giao thông và cấm người lạ, du khách vào làng để chống virus . Nhiều trường hợp du khách từ Vũ Hán hoặc những người có chứng minh thư Hồ Bắc bị cưỡng ép đưa vào các khu cách ly thường không được giám sát y tế. Nhiều làng thiết kế các trang web kiểm dịch chính thức, và một số đang đụng độ với cảnh sát. Trong thành phố, kiểm tra nhiệt độ đã trở thành thói quen, nhiều người tẩy chay với khách sạn, nhà hàng, hoặc các nơi công cộng khác.

Tết Nguyên đán thường là một mảnh đất màu mỡ cho ngành kinh doanh giải trí, nhất là năm nay nhiều bộ phim bom tấn được trình làng trùng với dịp nghỉ lễ, rạp chiếu phim đã đóng cửa trên khắp đất nước. Cuộc khủng hoảng là một đòn giáng mạnh vào ngành này và không có dấu hiệu của sự thoải mái dù khi dịch đã bệnh kết thúc, người ta sẽ còn bị ám ảnh lâu dài. Các công viên Đại Dương và Disneyland cũng đóng cửa, chưa kể các nhà hàng nhỏ phụ thuộc đáng kể vào thu nhập mỗi khi Tết về. Sự hạn chế về du lịch trong kỳ nghỉ là một đòn quá nặng nề không chỉ cho ngành này, cùng với nó là ngành giao thông vận tải.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng trong tình trạng nguy hiểm. Chuyến đi tiềm năng của Mỹ để xác nhận các chi tiết của thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị hủy bỏ do virus Vũ Hán. 

Coronavirus  có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho Trung Quốc trong việc thực hiện thỏa thuận mua 200 tỷ dollar sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ. Tất nhiên, bao giờ cũng có điều khoản bất khả kháng vì một thảm họa tự nhiên trong hợp đồng, nhưng nó không phải bao giờ cũng là rõ ràng và không có từng điều khoản cụ thể (vì chỉ là dự báo). Và, lãnh đạo TQ lại phải phụ thuộc vào thái độ hiểu biết và hào phóng của Trump, điều mà không bao giờ họ muốn, quá nhục nhã đối với tính cách “Quân tử Tàu”.

Và cuối cùng là sự lo ngại về chuỗi cung ứng
Chắc chắn Coronavius sẽ gây ra một số vấn đề năng suất sản xuất của Trung Quốc. Các công ty phương Tây có thể rút ra khỏi TQ, một số nhà nhập khẩu sẽ phải tìm kiếm thị trường cung ứng bên ngoài đại lục. Hơn nữa, do tác động tâm lý, người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ lo ngại các sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in China” một thời gian dài sau khi dịch bệnh bị dập tắt.

Trung Quốc sẽ không thể còn tồn tại như trước thảm họa, cũng không thể vượt qua thảm họa như Hồng Kông đã vượt qua một cách khó tin sau đại dịch SARS, nó khác biệt về quy mô địa lý, dân số và khác biệt lớn nhất là về chính trị.

Kịch bản tốt nhất là TQ trở thành Liên bang với chế độ tản quyền, một đất nước mênh mông với dân số hơn một tỷ người không thể bỏ mặc số phận của mình cho một nhóm người tàn ác trong Trung Nam Hải. Điều này tốt cho người dân Trung Hoa và cả cho thế giới. Cá nhân tôi tin rằng điều ấy sẽ xảy ra vì nó có bàn tay can thiệp của ông Trời.

Ngô Nhật Đăng



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo