Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÓ PHẢI ĐÓN MỪNG TẾT ÂM LỊCH LÀ MỘT CHÂN ĐẠP HAI THUYỀN?

CÓ PHẢI ĐÓN MỪNG TẾT ÂM LỊCH LÀ MỘT CHÂN ĐẠP HAI THUYỀN? Theo Truyền Thống Tết âm Lich là tết mang tên 12 con giáp, Mỗi năm một con,  Tí Sửu...

CÓ PHẢI ĐÓN MỪNG TẾT ÂM LỊCH LÀ MỘT CHÂN ĐẠP HAI THUYỀN?

Theo Truyền Thống Tết âm Lich là tết mang tên 12 con giáp, Mỗi năm một con,  Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi 

Và năm nay là năm Con Chuột, Năm Tí, Và nếu bạn đón mừng tết con Chuột, thì mặc nhiên là bạn đã đón mừng con chuột đến và để cho con chuột vận hành 1 năm của bạn rồi, 

Còn nhớ trong Kinh Thánh Chúa nói dụ ngôn nén bạc Không ai làm tôi 2 chủ, và dụ ngôn đồng tiền cái gì của Thiên Chúa thì trả về cho Thiên Chúa cái gì của Sê xa thì trả về cho Sê Xa.

12 con Giáp từ đâu ra?

Chu kỳ luân chuyển của 12 năm được gọi là quá trình “sinh tiêu”, theo đó mỗi năm liên hệ đến một con vật. Mười hai con giáp, gọi đúng là “Thập nhị địa chi” được dùng để phối với 10 can, gọi là “Thập thiên can” tạo thành hệ thống đánh số chu kỳ thời gian được dùng ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 năm trong âm lịch để xác định tên gọi thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) cũng dùng 12 địa chi để xác định phương vị. Mặt khác, hệ thống can chi cũng được dùng trong chiêm tinh học.

Về thứ tự trước sau của 12 con giáp trong thập nhị địa chi theo lời tục truyền là do Đại Nhiêu căn cứ vào tập tính “bản năng gốc” của loài vật mà định ra. Đại thể là Tí (23-1 giờ): Chuột hoạt động kiếm ăn mạnh; Sửu (1-3 giờ): Trâu đang nhai lại một cách nhàn nhã thoải mái nhất; Dần (3-5 giờ): Hổ hung hãn nhất vào giờ này; Mão (5-7 giờ): Thỏ (Việt Nam: Mèo): Lúc trăng (thỏ ngọc) còn chiếu sáng; Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng làm mưa (quần long hành vũ); Tị (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người (Dị bản: Lúc rắn đang rời hang); Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao, lúc đúng ngọ này các loài vật đều nằm nghỉ, riêng ngựa vẫn đứng; Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ và thường tiểu tiện; Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ linh hoạt nhất; Dậu (17-19 giờ): Lúc gà lên chuồng; Tuất (19-21 giờ): Lúc chó tỉnh táo để trông nhà; Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

Ngoài sự lý giải trên đây, trong dân gian có nhiều truyện suy nguyên lý thú giải thích lý do tại sao lại có trật tự trước sau của 12 con giáp trong “Thập nhị địa chi”. Có truyện kể rằng: Mèo và Chuột là hai loài bơi lội kém nhất trong muôn loài. Mặc dù vậy, Mèo và Chuột lại rất thông minh. Để đến dự hội do Ngọc hoàng triệu tập, muôn loài phải vượt qua một con sông. Ngọc hoàng ban lệnh con vật nào đến nơi trước sẽ được ưu tiên dự vào danh mục Thập nhị địa chi của niên lịch. Mèo và Chuột tính kế tốt nhất và nhanh nhất là nhờ Bò chở qua sông. Vốn tính thật thà và tốt bụng, Bò bằng lòng chở cả hai qua sông. Ra đến giữa sông, Chuột láu cá xô Mèo xuống nước. Rồi khi Bò đến gần bờ bên kia, Chuột liền phóng thẳng lên bờ. Thế là Chuột được thừa nhận và con vật đứng đầu cung Tí trong vòng hoàng đạo.

Tiếp theo vị trí thứ hai là Bò. Sau Bò là Cọp. Kế đó là Thỏ. Thỏ vượt qua sông bằng cách nhảy từ hòn đá này đến hòn đá nọ rải rác dưới lòng sông, song được nửa đường thì bí lối. May đâu, có một khúc cây trôi ngang, Thỏ liền bám vào đó để giạt vào bờ. Thế là Thỏ được xếp vào hạng thứ tư. Rồng chiếm vị trí thứ năm. Sở dĩ, Rồng có tài đằng vân giá vũ mà lại chậm chạp như vậy là do rồng phải dừng lại ở nhiều nơi để làm mưa giải hạn cho dân và muôn loài. Lại nữa, khi gần đến đích, Rồng phát hiện Thỏ đang vô vọng bám trên khúc cây trôi giữa dòng nước nên dừng lại thổi một luồng khí xô khúc cây tấp vào bờ. Thỏ nhờ đó mà tiếp tục cuộc đua, giành được vị trí thứ tư.

Sau Rồng là Ngựa. Rắn ẩn trong bờm Ngựa vội phóng ra khiến Ngựa hết hồn, lùi lại phía sau. Thế là Rắn chiếm vị trí thứ sáu và Ngựa phải nhận vị trí thứ bảy. Không lâu sau đó, Dê, Khỉ và Gà đến bờ. Gà kiếm được chiếc bè và cho Dê, Khỉ đi chung. Cả ba chèo chống, kéo đẩy và cuối cùng bè đã vào tới bờ. Bởi nỗ lực hợp tác này, Ngọc hoàng rất hài lòng và xếp Dê ở hạng tám, Khỉ ở hạng chín và Gà ở hạng mười.

Con giáp thứ mười một là Chó và cuối cùng là Heo đứng thứ mười hai. Mèo đạt được thứ hạng mười ba và không được liệt vào Thập nhị chi. Từ lý do này mà Mèo thù Chuột, luôn rình bắt Chuột để ăn thịt. Mối thù truyền kiếp này khởi đầu từ đó kéo dài đến ngày nay.

Một dị bản khác kể rằng, vào ngày đi dự cuộc đua, Chuột đã gặp Bò. Chuột nghĩ rằng “Bò là con vật khỏe nhất, nhanh nhất” nên liền nghĩ ra mưu đánh lừa Bò. Chuột hỏi Bò muốn nghe mình hát không. Bò khoái chí bảo rằng mình rất thích. Chuột há miệng nhưng chẳng hát hò gì, rồi hỏi Bò: “Nghe hay không?”. Bò thật thà đáp: “Xin lỗi anh Chuột, tôi chẳng nghe gì cả”. Chuột bảo Bò hãy cho mình leo lên lưng để hát, có vậy Bò mới nghe rõ lời ca. Bò đồng ý. Chẳng bao lâu, Bò đã đi đến gần đích và cũng chẳng để ý việc Chuột ngồi trên lưng. Đùng một cái, Chuột phóng đến đích trước và chiếm vị trí kẻ về nhất. Bò xếp hạng hai và tiếp đó là các con vật còn lại.

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan (判官) gồm:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Và Như thế thì việc đón năm con chuột thì đã đương nhiên mở lòng và chấp nhận đón vào nhà mình hay bản thân mình một tục lệ và truyền thống du nhập từ ngoại giáo.

Có khá mâu thuẫn không khi đón chào năm của một con vật theo chiêm tinh học và lại xin Chúa chúc lành cho điều đó.

Nhiều khi vì thiếu hiểu biêt mà dân ta phải chết:

Đó cũng là vì sao mà tết nào cũng cầu bình an, cầu hạnh phúc nhưng năm nào cũng toàn thấy đau thương, thấy oán hận thấy đàn áp, thấy dịch bệnh thấy bất công và thấy chết chóc..

Cũng đến lúc nhìn lại và gẫm suy.

12 con giáp được dậy dỗ từ dân Aryan là loài phản loạn thì Thiên Chúa  có vui không khi con cái Ngài  mừng vui vì điều đó

Bởi vì khi đón mừng năm tí thì không thể tránh khỏi mong ước năm con chuột sẽ đem đếntài lộc như tử vi hứa hẹn

Khi đón tết âm lich là người ta mong chờ tài lộc và phú quý vào nhà, thì những điều đó thuộc về ai?

Nếu mình đi vui chơi và coi như chỉ là dịp để vui chơi thì không sao

Nhưng mình đón tết và mong đợi vào năm con chuột đem tới những điều may mắn của con chuột mang lại thì không được

Vui chơi thì vẫn có thể vui chơi, tục lễ thế tục thì cũng vẫn có thể tham gia và gìn giữ, nhưng cái gì nó không thuộc về Thiên Chúa thì đừng đặt lên bàn thờ  hay Thánh điện của Người.

Đừng  vì sự thiếu hiểu biết mà đang dẫm một chân 2 thuyền

Cây Bút Nhỏ







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo