Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI NÀO THÌ CHIẾN TRANH ?

KHI NÀO THÌ CHIẾN TRANH ? Là câu hỏi đang được dư luận đặt ra sau khi những căng thẳng Trung Đông được đẩy lên cao. Mặc dù Trump công khai t...

KHI NÀO THÌ CHIẾN TRANH ?

Là câu hỏi đang được dư luận đặt ra sau khi những căng thẳng Trung Đông được đẩy lên cao. Mặc dù Trump công khai tuyên bố là ông không muốn chiến tranh nhưng e rằng Mỹ là bên mong muốn nhất.

Trump có cơ sở để mong muốn điều đó nếu chúng ta biết rằng ông đã được Quốc hội Mỹ trao quyền phát động chiến tranh với Iran mà không cần phải trình để Quốc hội phê chuẩn nữa. Trong vòng 20 năm trở lại đây thì Iran là mối bận tâm của Mỹ, hẳn nhiên cá nhân Trump sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ nếu ông giải giáp thành công nhà nước Hồi giáo Iran. Thêm nữa là bầu cử Mỹ đang đến gần, một thành công tại Iran sẽ giúp Trump thêm xác suất trúng cử nhờ lá bài tinh thần dân tộc.

Về chiến lược quốc gia lâu dài của Mỹ để kềm chế Trung Quốc thì Iran nói riêng và Trung Đông nói chung lúc này với Trung Quốc là quan trọng. Phần lớn dầu mỏ của Trung Quốc đang dùng là Iran cung cấp. Nếu Mỹ và phe đồng minh tiến tới khống chế được nguồn dầu mỏ Iran này thì khác gì thắt được một động mạch chủ năng lượng của Trung Quốc.

Do đó xét về chiến lược quốc gia lâu dài và chiến thuật tổng thống ngắn hạn thì các điều kiện cần từ phía Mỹ đã có đủ. Các điều kiện đủ là EU và các đồng minh Trung Đông của Mỹ.

Các dự báo của giới nghiên cứu đang đánh giá là trong 2-3 năm tới, nhu cầu dùng khí dầu mỏ của EU sẽ vượt quá mức cung cấp hiện nay mà EU đang có. Chính vì vậy các nước EU có nhu cầu phải có một vùng Trung Đông hoà bình, ổn định để lắp đặt đường ống và mua bán khí dầu mỏ. Một cuộc chiến với Iran, ổn định lại Iraq, Syria... để vùng Trung Đông an ninh hơn là điều ngay bây giờ phải làm. Nên dù chưa chuẩn bị xong cho một cuộc chiến thì EU phải tăng tốc lên cùng Mỹ.

Ngoại trưởng Pháp vừa điện đàm với ngoại trưởng Trung Quốc và Đức về vấn đề Iran. Ta có thể thấy rõ là ba nước đàn anh của EU đã có động thái chuẩn bị khẩn trương. Và yêu cầu đặt ra là phải “thuyết phục” được Trung Quốc đứng ngoài. 

Sau khi vị tướng tình báo quân sự Iran chết, ta thấy ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu rất thận trọng và ôn hoà. Dĩ nhiên đảng CSTQ không muốn căng thẳng hơn nữa với EU. Lưỡi gươm trừng phạt Hong Kong mà EU đang treo lơ lửng vẫn chưa hạ xuống. 

Một động thái thiếu cân nhắc của Trung Quốc về vấn đề Iran lúc này rất có thể đẩy EU đến chỗ nợ mới Iran và  lãi cũ Hong Kong gom vào tính một lần.

Về phần Nga, ngoài những vấn đề vừa hợp tác vừa đấu tranh với EU trước đây thì ngay thời điểm này Nga còn có những vấn đề đối nội, đối ngoại phải ứng phó như tôi đã nói trong bài trước.

Về đối nội, Putin đang phải ứng phó với việc sửa đổi  nhiệm kỳ tổng thống và quyền lực của ghế thủ tướng. Dường như Putin muốn thôi làm tổng thống, mở rộng quyền cho ghế thủ tướng vào nhiệm kỳ tiếp theo để ông làm thủ tướng. Putin đang bị nhiều hạn chế và khó khăn để tính toán nước cờ này khi mà ông và thủ tướng đương nhiệm Medvedev lâu nay có nhiều mâu thuẫn đường lối và chính sách.

Đội có vấn của Putin từng cho là Medvedev đứng sau các cuộc biểu tình chống lại việc Putin liên tục làm tổng thống kéo dài. Putin chỉ có thể làm nội bộ ổn định lại khi ông làm thủ tướng. Nhưng như vậy thì lại có nguy cơ về đối ngoại nếu Nga có tổng thống khác mà không phải Putin. 

Hẳn chúng ta vẫn chưa quên việc năm 2012 khi Medvedev làm tổng thống, ông này đã đồng ý cho NATO tấn công lật đổ Gadhafi tại Libia bất chấp việc khi đó thủ tướng Putin phản đối.

Một vấn đề đối ngoại khác nữa mà Nga và Putin đang tập trung cao độ lúc này là xử lý vấn đề Ucraina và Belarus. Nga đang muốn sáp nhập Belarus để phát triển Liên Bang Nga. Điều này chỉ có thể làm nhanh nếu NATO không ủng hộ Belarus nữa. Nếu Putin thọc tay quá sâu vào Iran thì EU và NATO sẽ dùng Belarus và Ucraina như những cái móng mèo để cào cấu lại Nga.

Nga và Trung Quốc đang trong tình thế như vậy nên sẽ rất khó ủng hộ Iran. Iran không có cách nào trừ khi nước này dựng Hồng Kỳ để kêu gọi một cuộc thánh chiến chống lại Mỹ và đồng minh. Nhưng e rằng một khi Nga và Trung Quốc chỉ ủng hộ miệng, EU và Mỹ kiên quyết thì cuộc thánh chiến mà Iran kêu gọi sẽ không có mấy giá trị về hiệu quả chính trị và quân sự. 

Các điều kiện cần và điều kiện đủ về chiến lược quốc tế, chiến lược khu vực và chiến thuật quốc gia của các cường quốc liên quan đến Iran đã hội tụ. Tôi cho là giới tình báo sẽ kiếm cách để thúc đẩy một cuộc chiến sớm xảy ra. Iran dĩ nhiên muốn chiến tranh du kích còn Mỹ muốn quy mô tổng lực. Vấn đề là Trump lại không thích kiểu du kích thập thò. Một cuộc biểu dương sức mạnh toàn diện của Mỹ lúc này sẽ có lợi về lâu dài cho việc chống Trung của Mỹ.

Mỹ đã ủng hộ Việt Nam vào ghế Uỷ viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An nên tôi cho là về vấn đề Iran thì đảng CSVN nên phát biểu thận trọng.  Phát biểu mới đây của ông Nguyễn Hồng Thạch, cựu đại sứ Việt Nam tại Iran cho thấy tư duy của ông là nhìn về Mỹ và bàn cờ quốc tế của thời kỳ 20 năm trước và hoàn toàn không ổn chút nào.

Hồi giáo đã chính thức nổi lửa kể từ lúc này.

H.M 










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo