Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SYRIA - QUÁ KHỨ VÀ CŨNG LÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM KHI QUY LUẬT "CÙNG TẤT BIẾN" XẢY RA.

SYRIA - QUÁ KHỨ VÀ CŨNG LÀ TƯƠNG  LAI CỦA VIỆT NAM KHI QUY LUẬT "CÙNG TẤT BIẾN" XẢY RA.  Trong các cuộc cách mạng từ độc t...

SYRIA - QUÁ KHỨ VÀ CŨNG LÀ TƯƠNG  LAI CỦA VIỆT NAM KHI QUY LUẬT "CÙNG TẤT BIẾN" XẢY RA. 

Trong các cuộc cách mạng từ độc tài chuyển sang dân chủ trên thế giới, có nhiều cuộc cách mạng diễn ra êm thấm và nhanh chóng chỉ trong một đêm(Liên Xô và Đông Âu) nhưng cũng có nhiều cuộc cách mạng thấm đẫm máu và nước mắt.

Chế độ chính trị kiểu “cha truyền con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo, kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria.

Có nhiều người nhìn vào cuộc nội chiến tàn bạo diễn ra ở Syria , nhìn làn sóng tị nạn chạy sang châu Âu mà tiêu biểu là tấm hình em bé trai trên bờ biển đã đánh động lương tâm thế giới để rồi cho rằng cái giá của đấu tranh dân chủ là quá đắt.Chẳng thà cứ để đất nước dưới tay bọn độc tài, cam tâm làm nô lệ có khi người dân sẽ hạnh phúc hơn ?
Thật ra họ đã lầm.

Trước năm 2011, Syria nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết.

Một nhà nghiên cứu và nhà báo sống tại Syria từ năm 2009 mô tả, sự khác biệt tại Syria trong những năm trước và sau cuộc cách mạng là: trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.

Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.

Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.

Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính quyền .

Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.
Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.

Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.

Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.

Tuy nhiên cũng như cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình là những năm dài nô lệ và thảm họa diệt chủng của các thế hệ sau. Một dân tộc e sợ chiến tranh sẽ phải gánh chịu những hậu quả ê chề nhất.Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã".(Winston Churchill)
Một dân tộc sống mà không có tự do coi như là đã chết.Khi đã chết rồi thì còn sợ gì nữa ?

 Nội chiến Syria là quá khứ và cũng có thể là tương lai của Việt nam. Tại sao nói là quá khứ của Việt nam ? Vì sự giống nhau ở tính chất quốc tế hóa của nó.Đó là lực lượng quân đội của chính phủ Syria được bảo trợ bởi vũ khí Nga,Trung Quốc ,Iran...trong đó có những vũ khí không bình thường như vũ khí hóa học.Và hơn 1000 nhóm nổi dậy chống đối chính phủ được trợ giúp bởi Mỹ và châu Âu.

Chỉ có khác là trong cuộc chiến này còn có lực lượng thứ ba:Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant-là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động không được công nhận ở Iraq và Syria. Trong tình trạng tự xưng và không được công nhận là một nhà nước độc lập, tổ chức này tuyên bố lãnh thổ của chúng bao gồm Iraq và Syria, với dự định tuyên bố lãnh thổ trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant – tức cả Liban, Israel, Jordan, Syria, Síp và nam Thổ Nhi4 Kỳ- 

Tại sao nói nó sẽ là tương lai của Việt nam ? Bởi vì chiến tranh là sự kế tục của chính trị khi giải pháp thay đổi thể chế bằng bất bạo động bị phá sản.Nội chiến Syria là một phần của cuộc cách mạng "Mùa xuân Ả Rập" mà tương lai theo quy luật "cùng tắc biến" Việt Nam có thể nổ ra một cuộc cách mạng tương tự.Ban đầu là bất bạo động,dưới sự đàn áp của chính quyền sẽ biến thành bạo động và dẫn đến nội chiến .Sau đó là sự can thiệp của các cường quốc từ hai phía. Phóng sự của Lê Bình đứng về phía chính phủ Syria ,gọi những kẻ nổi dậy là phiến quân mà quên mất nguyên nhân vì sao nhân dân Syria đồng loạt nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Bashar al-Assad,người được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên duy nhất,giống hệt đảng CSVN. 

Các cuộc biểu tình vào ngày 18–19 tháng 3 năm 2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất từng diễn ra tại Syria trong nhiều thập niên và đã dẫn tới bạo động. Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký một mệnh lệnh hành chính, ủng hộ cách mạng màu như đã làm ở Libya, theo đó tiến hành các biện pháp trừng phạt chống lại Bashar al-Assad nhằm gây sức ép buộc chính phủ của ông "chấm dứt việc sử dụng bạo lực chống lại người dân của mình và bắt đầu chuyển đổi sang một hệ thống dân chủ để bảo vệ các quyền của người dân Syria." 

Như vậy là đã rõ,chính quyền CSVN gọi cuộc nổi dậy của nhân dân Syria được bảo trợ bởi Mỹ và phương Tây là cuộc chiến được giúp sức bởi kẻ xâm lược.Nhưng quên mất là người dân Syria chạy về hướng nào? Họ đều đổ sang châu Âu chứ không sang Nga,Iran hoặc Trung Quốc.Cũng giống như dân Việt Nam trước đây hướng của họ là phía Nam và sang Mỹ và châu Âu chứ không phải là phía Bắc.

Điều này mới xác định được ai mới là kẻ xâm lược,bán nước ,ai là vì tự do dân chủ. Tuy nhiên CSVN cũng đã khôn khéo khi lợi dụng các hành động tàn ác của nhà nước Hồi Giáo ISIS để gán cho lực lượng nổi dậy đòi xóa bỏ chế độ độc tài. Như vậy có thể kết luận là chế độ CSVN không hề làm không công mà đang chuẩn bị cho việc trấn áp tinh thần của người dân Việt nam cho một tương lai mà lịch sử rất có thể sẽ được lặp lại

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo