Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bàn về hai chữ Thiên Vận 天運 trong bộ Gia Định Thành Thông Chí

Bàn về hai chữ Thiên Vận 天運 trong bộ Gia Định Thành Thông Chí Trong dịch phẩm Gia Định Thành Thông Chí mới nhất, thầy Phạm Hoàng Quân ...

Bàn về hai chữ Thiên Vận 天運 trong bộ Gia Định Thành Thông Chí

Trong dịch phẩm Gia Định Thành Thông Chí mới nhất, thầy Phạm Hoàng Quân khi bàn về hai chữ Thiên Vận trong đoạn văn "Giáp Dần Thiên Vận 1594 甲寅天運一千五百九十四年" (xem trang 440) thầy giải thích rằng là

****

Thiên Vận tức Đại Kỷ Nguyên, gọi là lịch Maha Sakraich, 1 trong 4 cách ghi lịch của người Khmer, năm thứ nhất Thiên Vận trước Tây lịch 79 năm; cách chép của Trịnh Hoài Đức thì Thiên Vận và Tây Lịch cách nhau 80 năm, tức chêch lệch nhau 1 năm.

****

Ý thầy Quân là do có chữ Thiên Vận, nên năm Giáp Dần Thiên Vận 1594 có nghĩa là năm 1594 + 79 năm Thiên Vân + 1 năm do ngài Trịnh viết chênh lệch = năm 1674, tức là giống như trong đoạn văn mở đầu "Giáp Dần, năm thứ 27 [1674] (Lê Gia Tông, niên hiệu Đức Nguyên năm đầu, Đại Thanh Khang Hy thứ 13)" (xem Quyển 3 Cương Vực Chí trang 285).

Và thầy Quân lại cho thêm ý kiến là các vị dịch giả bộ Thông Chí trước đây đều sai hay không giải thích được gì về hai chữ Thiên Vận cả.

Nhưng thầy Quân giảng hai chữ Thiên Vận như thế có đúng không ? Thì xin thưa với bạn là KHÔNG. 

Bởi vì:

****

1. Theo mình dò trên mạng, thì lịch Maha Sakraich mà thầy nêu ra, nó có tên là Moha Sakaraj (xem >> http://www.cam-cc.org/calendar/appendix.php).  Mà hóa ra, lịch Moha Sakaraj này đi trước Tây lịch chỉ có ... 78 năm, chứ không là 79 năm như thầy Quân khẳng định.  

Tức là đoạn văn Anh ngữ này "Moha Sakaraj (មហាសករាជ) An era based on 78 AD. It is supposedly started by the Shakas and adopted by the King Kanishka. The National Calendar of India uses this era and it is called Saka Era (78 AD = 0 Saka). So to find Saka, subtract 78 from AD. Khmer source indicates that the King Ketumalea (RBHektumala ) adopted the era 1 Saka = 621 BE. The assignment seems to have inconsistency. To find Moha Sakaraj, subtract 622 from BE. Moha Sakaraj also known as big Sakaraj and Jolak Sakaraj is known as small Sakaraj." 

Như vậy, hóa ra là ngài Trịnh Hoài Đức thật ra sai lệch tới 2 năm, chứ nào phải 1 năm như thầy Quân đưa ra ?

Mà sự sai lệch tính toán 2 năm hay 1 năm thì là ai chứng minh đúng sai bạn há ? Thí dụ ngài họ Trịnh sai lệch 3 năm, 4 năm, 10 năm, 99 năm thì sao ? Ai chứng minh con số nào là đúng ? Hay nói đúng hơn, xem ra, khi đưa ra nhận xét ngài Trịnh Hoài Đức "sai lệch 1 năm", thầy Quân không hề dựa theo kiến thức khoa học nào cả, mà đó là do cá nhân thầy tự suy nghĩ ra như vậy mà thôi.

Mà vụ tự suy diễn giải thích như thế, mình đọc vài trang, thấy thầy Quân hay làm lắm.  Nhưng khảo chú mà tự suy diễn thì đã bao giờ là tranh luận khoa học hả bạn ? 

Nên giải thích như thế như thầy Quân đã làm, theo ý kiến cá nhân mình, không mang tính khoa học, nên câu giải thích của thầy Quân về Thiên Vận là bậy.

****

2. Thế hai chữ Thiên Vận có dùng ở đâu trong thơ từ liên quan tới Campuchia không ? Thì xin thưa với bạn là .. CÓ, và có rất nhiều.  Nên không hiểu thầy Quân đã có nghiên cứu vụ này chưa ? 

Ví dụ nếu bạn xem thử bài viết này tại đây https://www.coursehero.com/file/p46ok74/F-igure-1-Chinese-ships-entering-Nagasaki-For-sources-see-Ishii-The-junk-trade/, tác giả còn nêu ra lá thư từ triều đình Campuchia gởi qua cho triều đình Nhật Bổn năm xưa có hai chữ Thiên Vận.

Mà bạn có biết là ngay cả thư từ ngài Mạc Thiên Tứ gởi qua bên Nhật Bổn năm xưa, cũng có hai chữ Thiên Vận không ? Ví dụ bài nghiên cứu này (xem >> https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=13&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjvsf63y6XnAhVVoFsKHUUqB1MQFjAMegQIAhAB&url=https%3A%2F%2Ftoyo-bunko.repo.nii.ac.jp%2F%3Faction%3Drepository_action_common_download%26item_id%3D3119%26item_no%3D1%26attribute_id%3D22%26file_no%3D1&usg=AOvVaw2ZHnzHAmztE6WveiJ7I3FV), trang 87, đoạn Correspondence in 1740, trong đó đầu thư của ngài Mạc Thiên Tứ có để cả câu "Thiên Vận Canh Thân tuế tứ nguyệt nhật 天運庚申歲四月日", Canh Thân là năm 1740 đó bạn.  Và còn vài tấm thư từ trong bài nghiên cứu trên có chữ Thiên Vận 天運 nữa.

Như vậy thầy Quân sẽ trả lời ra sao về hai chữ Thiên Vận 天運 trong các lá thơ gởi từ vương triều Campuchia này ? Các lá thư này viết Thiên Vận nhưng đâu có vụ tính lịch bằng cách cộng thêm 79 năm đâu, phải không ?

Hay là phải có năm, ví dụ như phải có năm 1594 trong đoạn văn Thiên Vận 天運 thì Thiên Vận như thế mới là bắt đầu từ năm 78 AD, còn không có con số năm nào, mà chỉ có hai chữ Thiên Vận 天運 thì là ta tính theo cách tính bình thường theo lịch Tàu ? 

Nên từ điều 1 về thầy Quân tự đoán và ép con số theo cách thầy giải thích, rồi qua điều 2 với hai chữ Thiên Vận 天運 viết đầy trong các bức thư từ vương quốc Cambodia không có liên quan gì tới 79 năm trước như thầy Quân giải thích cả, mình đoán sự giải thích Thiên Vận 天運 của thầy Quân chắc sai rồi bạn há.  Không có vụ Thiên Vận 天運 ở đây là bắt đầu từ năm 78 AD như thầy Quân giải thích đâu, bạn.

****

3. Mà đáng ngờ nhất luôn, là ví dụ nếu thầy Quân có đọc bài nghiên cứu luận án tiến sĩ của học giả Brian A. Zottoli, mang tên Reconceptualizing Southern Vietnamese History from the 15th to 18th Centuries:
Competition along the Coasts from Guangdong to Cambodia, mà mình đã chia sẻ với các bạn rất nhiều lần (xem >> https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjgw5n20aXnAhVZCjQIHf1ADawQFjAAegQICRAC&url=https%3A%2F%2Fdeepblue.lib.umich.edu%2Fhandle%2F2027.42%2F89821&usg=AOvVaw3T7l4m1lQ_2GBZcVDM-FAZ), thì thầy mà có đọc Chương 8 từ trang 285 tới trang 290, thì học giả Zottoli phân tích khá nhiều về vụ sử kiện năm Giáp Dần 1674 này, và học giả Zottoli cho chúng ta biết, là sử kiện Giáp Dần năm 1674 rất có thể là sự chép lại sử kiện Chân Lạp năm ... bạn ready chưa ... 1594 tức Giáp Dần Thiên Vận 1594, đã được tìm thấy qua các sử liệu Tây và Mạc Gia Phả đó bạn.  Để rõ hơn, thì bạn đọc phần A Mạc Intervention in Cambodia, trang 175, bắt đầu từ đoạn "An annotation in the Thông Chí following these 1674 events mirrors the Mạc gia phả story." để hiểu đoạn văn trên trong Gia Định Thành Thông Chí đã sao lại sử kiện trong Mạc Gia Phả như thế nào.

Học giả Zottoli này còn kết luận là cả hai sử kiện trong bộ Gia Định Thành Thông Chí năm Giáp Dần 1674 và Mạc Gia Phả năm 1594 có đủ các điểm rất tương tự nhau, và vì vậy mà có thể cả 2 sử kiện này đều là dùng các sử kiện vào năm 1594 nào đó bạn, tức là câu này "While the differences between the Thông Chí annotation and Mạc gia phả story are significant, the two stories have enough points of similarity that both may be references to the historical events of 1594.".

Như vậy, nếu sử kiện Giáp Dần 1674 mà là sự sao chép lại sử kiện 1594 từ bộ Mạc Gia Phả, điều đó cho thấy là rất có thể, sử kiện Giáp Dần 1674 trong bộ Gia Định Thành Thông Chí là một sự kiện ngụy tạo (hoặc rất có thể bị chép sai đi cũng nên - theo học giả Zottoli) mà thôi.

Vậy mình xin khẳng định, thầy Quân đã giảng sai về hai chữ Thiên Vận.  Có thể thầy giảng sai do thầy không đọc thêm nhiều tài liệu Anh ngữ chăng ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo