Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Ví dụ vài sự sai cơ bản trong dịch phẩm Mô tả Vương Quốc Đàng Ngoài do thầy Hoàng Anh Tuấn dịch

Ví dụ vài sự sai cơ bản trong dịch phẩm Mô tả Vương Quốc Đàng Ngoài do thầy Hoàng Anh Tuấn dịch Bạn đừng cho rằng thầy Tuấn chỉ sai có...

Ví dụ vài sự sai cơ bản trong dịch phẩm Mô tả Vương Quốc Đàng Ngoài do thầy Hoàng Anh Tuấn dịch

Bạn đừng cho rằng thầy Tuấn chỉ sai có "tháng Bốn", đây, cho bạn đọc chơi, mình chỉ mới đọc sơ sơ thôi.

Bạn đọc để bạn biết, mình không hẳn là vạch lá tìm sâu gì cả, mà mình khẳng định với bạn, dịch giả Hoàng Anh Tuấn này, xem ra, trình độ rất khác với thầy Hoàng Anh Tuấn của luận án tiến sĩ Silk for Silver đấy.  Tại sao lại ra như thế này, thì xin bạn tự đi tìm câu trả lời.

Mình mới đọc sơ sơ, chưa đọc hết thiệt kỹ 18 chương dịch bạn há.

Vâng, Omega+ & GocNhinSuViet, không hiểu đây là điềm lành hay là nơi mà người ta bắt tay cùng kẻ ác và không có trách nhiệm đẩy các bạn xuống hố sâu học thuật.

Có đầy các TS Việt Nam được đề tên trong dịch phẩm này đó bạn.

Thanks

Brian 

====

Sách nguyên tác Anh ngữ có tên là A Description of the Kingdom of Tonqueen, được viết bởi ông Samuel Baron.  Quyển sách về xứ Đàng Ngoài này, cùng với quyển xứ Đàng Trong của giáo sĩ Dòng Tên Cristòforo Borri, là 2 quyển sách thuộc hạng quý hiếm, mà ai ai mê sử Việt, chắc đều biết tới.

Mình đọc thử 2 chương đầu trong 18 chương dịch quyển Mô tả Vương Quốc Đàng Ngoài, rồi so sánh lại văn bản nguyên tác Anh ngữ lẫn chú thích trong quyển Views of Seventeen-Century Vietnam: Cristoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin” của hai học giả Olga Dror và Keith Taylor, thì cảm thấy bất ngờ lắm.  

Một vài ví dụ đơn giản:

****

1. Trong Chương 1, ngay đoạn đầu, câu văn Anh ngữ viết rõ ràng "that Padre Martin and Alexander de Rhodes, both Jesuits".  Đoạn dịch Việt ngữ là "hai giáo sĩ Padre Martin and Alexander de Rhodes" là không thể chấp nhận được, vì "both Jesuits" cần dịch là "hai giáo sĩ Dòng Tên" chứ có phải chỉ là "hai giáo sĩ" đâu, đúng không bạn ? Tác giả đã nhấn mạnh như thế mà.

****

2. Rồi đoạn văn Anh ngữ kế tiếp, không hiểu làm sao mà lại bị cắt đi trong bản dịch thuật Việt ngữ ? Đoạn này đây "Taverniere talks of eleven or twelve voyages his brother made to Tonqueen from Achien, Batavia and Bantam; on the confidence of whole relation, together with what he inquired of the bonzes, or priests, that came while he was at Bantam, he has compiled his history, as fabulous and full of gross absurdities as lines."

Và đoạn văn bị cắt xén này, khá là quan trọng, vì đây chính là đoạn để giúp cho độc giả hiểu rõ thêm khi đọc các đoạn văn sau trong chương I, ví dụ đoạn "Tôi chẳng nghe bất kỳ ai nói về một ông Taverniere từng đến Đàng Ngoài 11 hay 12 lần" chẳng hạn.  

Không hiểu đoạn này bị cắt là vì bản nguyên tác Anh ngữ dịch giả dùng, không có đoạn này, hay dịch giả quên dịch, hay bị cắt xén khi biên tập ?

****

3. Và đoạn văn kế tiếp bị dịch sai đi.  Câu văn Anh ngữ là "For first, the Tonqueenese have no bonzes or priests, however they came to Bantam and Batavia".  Đoạn dịch Việt ngữ là "Thoạt tiên, Taverniere cho rằng, người Đàng Ngoài chẳng có ai là sư sãi hay giáo sĩ, trong khi lại nói rằng, họ đi đến Bantam và Batavia".

Nhưng rõ ràng, câu văn Anh ngữ chưa bao giờ là câu nói của ông Taverniere, mà ngược lại nó là câu khẳng định của tác giả Samuel Baron.  Tức đại khái là, "do tôi (tức ông Samuel Baron) biết người Đàng Ngoài không hề có sư sãi hay giáo sĩ, nên làm gì có việc có sư sãi hay giáo sĩ Đàng Ngoài nào đi tới Bantam và Batavia để mà ông Taverniere có dịp gặp gỡ."

Còn ngược lại, nếu ông Taverniere đã biết người Đàng Ngoài không hề có sư sãi hay giáo sĩ, thì ông Taverniere cần gì phải viết thêm là ông đã gặp sư sãi hay giáo sĩ Đàng Ngoài ở Bantam và Batavia như dịch giả đã dịch nữa ? Vì viết trái ngược như vậy, có khác gì ông vạch áo cho người ta biết ông dốt ? 

Mà đáng ngờ hơn nữa, là trong câu nguyên tác Anh ngữ, đoạn văn này chỉ là ""For first, the Tonqueenese have no bonzes or priests", không hiểu tại làm sao dịch giả lại dịch thành ra là "Thoạt tiên, Taverniere cho rằng, người Đàng Ngoài chẳng có ai là sư sãi hay giáo sĩ" ?  Câu văn trên đâu có viết gì về ông Taverniere, nên đọc bản Anh ngữ, chúng ta biết đây là câu khẳng định của ông Samuel Baron, không liên quan tới ông Taverniere.  Không hiểu tại sao dịch giả lại cho tên ông Taverniere vào để khẳng định đây là câu nói của ông Taverniere ?

****

4. Đoạn văn Anh ngữ "and when he spoke the Malayan language so fluently, he might as well have spoken French to them, that understood not a word of either".  Đoạn dịch Việt ngữ là "Và một khi Taverniere cho rằng, ông đã dùng tiếng Mã Lai thành thạo của mình để nói chuyện với Vua và Hoàng Tử, có lẽ ông ta cũng có thể nói tiếng Pháp với họ - hai thứ tiếng mà Vua và Hoàng tử chẳng biết lấy một chữ bẻ đôi.".

Trong câu văn Anh ngữ trên, làm gì có "Vua và Hoàng tử" nào bạn nhỉ ? Hay là dịch giả đã dịch lại từ bản dịch ngoại ngữ nào đó, dịch lại từ bản nguyên tác Anh ngữ của ông Samuel Baron ? 

Mà trong quyển Views of the 17th Century, 2 học giả Olga Dror và Keith Taylor còn chú thích rõ là trong nguyên tác của ông Taverniere, đoạn văn này là "My Brother ... soon grew familiar with the Malaye, which is the language of the Learned in those quarters of Asia, as Latin is among Us in Europe." Further (p.3) "Thereupon having order to attend the Court, and coming to kiss the king's hands, the whole Assembly was surpris'd to hear a Stranger, born in a Country so far distant, speak the Malaye Language so fluently.".  Nên bạn thấy đó, the whole Assembly trong đoạn văn này chắc là để chỉ cho triều đình, chứ làm gì mà là chỉ cho Vua và Hoàng tử ? Tức là, triều đình Đàng Ngoài thán phục có một người ngoại quốc nói thông thạo tiếng Mã Lai, chứ đâu phải chỉ có Vua và Hoàng Tử ?

Và đáng ngờ hơn, đoạn này xem ra là ông Taverniere đang viết về sự kiện anh trai ông ta gặp vua và nói tiếng Mã Lai, chứ không phải ông Taverniere tả về bản thân ông đâu, đúng không ?

****

5. Ở Chương II, đoạn văn Anh ngữ "In this island is the watch-house general, which is a place of the greatest profit in the kingdom of Tonqueen".  Đoạn dịch Việt ngữ là "Trên đảo có một đồn canh, thu lợi lớn cho vương quốc".  

Nhưng đáng ra câu dịch cần đại khái là "Trên đảo có một đồn canh [thâu thuế], là một địa điểm [thu nhập] lợi nhuận béo bở nhất trong vương quốc Đàng Ngoài" mới đúng phải không bạn ? Không hiểu tại sao mà câu "a place of greatest profit" lại bị dịch thành ra là "thu lợi lớn" vậy bạn nhỉ ? 

Như vậy chỉ một câu này thôi, các nhà nghiên cứu sử học Việt Nam có thể truy tìm lại coi có đúng là thời ông Samuel Baron, lợi nhuận béo bở nhất của vương quốc Đàng Ngoài là trạm thu thuế ở Biện Sơn, Thanh Hóa này không ? Như vậy xem ra, mặc dù Kẻ Chợ là một khu đô thị sầm uất, nhưng rất có thể Biện Sơn Thanh Hóa mới là nơi thu nhập lợi nhuận béo bở nhất của xứ Đàng Ngoài đấy chứ.

Mà nếu dịch giả dịch như thế này, thì làm thế nào mà các nghiên cứu sử học biết rằng trong sử sách xưa của người Tây, họ cho ta biết Biện Sơn là nơi thu nhập lợi nhuận béo bở nhất của xứ Đàng Ngoài bạn nhỉ ?

****

6. Cũng Chương II, đoạn Anh ngữ khác là "the city of Ca-cho is the metropolis of Tonqueen".  Đoạn dịch Việt ngữ là "Kẻ Chợ là thủ đô của xứ Đàng Ngoài".  Làm thế nào mà metropolis lại dịch là thủ đô, mà không là thủ phủ hoặc trung tâm (văn hóa / chính trị / kinh tế) bạn nhỉ ?

Ví dụ, mình thấy trên mạng có ghi rõ định nghĩa như thế này:

A capital is: the town or city where the government of a country or area is.

A metropolis: the largest, most important city in a country or area - use this especially to emphasize that a city is busy and full of people and activity.

Ví dụ ta có thể viết ở tiểu bang California, Sacramento is the capital city, but Los Angeles is a metropolis.

Vậy trong câu văn trên, chắc ý ông Samuel Baron khen Kẻ Chợ là một khu "đô thị lớn", một trung tâm văn hóa / chính trị sầm uất ở xứ Đàng Ngoài, nên do đó mà các câu sau, ông tả về cảnh sầm uất nơi Kẻ Chợ, nhất là vào 2 ngày Chợ mồng 1 và rằm, chứ làm gì có liên quan tới chính trị mà lại nên dịch là "thủ đô của xứ Đàng Ngoài" bạn nhỉ ?

Nên mình thấy cách "dịch lệch" về Biện Sơn và Kẻ Chợ trong đoạn văn này, rất có vấn đề, vì dường như dịch giả cố tình đánh bóng cho Kẻ Chợ và hạ bệ Biện Sơn.

****

Nếu bạn cần, bạn có thể tự đọc tiếp hay khi rãnh, mình viết tiếp há.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo