Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Sự tệ hại của quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay

Sự tệ hại của quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay Mình có viết status về quyển sách này. Đây là sách chuyên về kiến thức Hán Nôm, mà 2 tác...

Sự tệ hại của quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay

Mình có viết status về quyển sách này. Đây là sách chuyên về kiến thức Hán Nôm, mà 2 tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường không hiểu sao lại KHÔNG VIẾT một chữ Hán Nôm nào hết.  Vậy thì làm sao độc giả biết 2 thầy diễn âm Hán Nôm đúng hay không ? Hay quan trọng hơn, 2 thầy có kiến thức Hán Nôm không, hay 2 thầy chỉ nghe lóm thiên hạ rồi viết sách ?

Đây, mình đọc có một trang 171 “Từ Vựng Chỉ Lễ Vật Cúng Tế”, rồi tra lại trên mạng, thì thấy 2 thầy sai tè le về diễn âm và diễn nghĩa luôn nè.  

Điều đáng nói ở đây, là hình như 2 thầy này là chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về Đình Nam Bộ cơ đấy (vì hình như chỉ có 2 thầy này đủ trình độ viết về Đình Nam Bộ).  Ấy thế mà, chỉ một trang này thôi, 2 thầy diễn âm và diễn nghĩa sai tè le tới thế.  Thử hỏi các cụ coi đình miền Nam thời nay, nửa chữ Nho bẻ ra cũng không biết, mà đòi học theo 2 thầy này, tới lễ, xướng lên sai be bét, có Brian này đứng ngoài nói vô các cụ dốt thế, thì có phải là nhục cho cái sự gọi là “nghiên cứu văn hoá miền Nam Việt Nam” không ?

Thế các thầy TS Hán Nôm đâu hết rồi nhỉ, mà lại để 2 thầy này viết sai tè le vậy ? Cái sai này của 2 thầy, mà người ta học theo, rồi bao nhiêu đời sai nữa, có là sự xấu hổ của người miền Nam không ?

Đây, mời bạn đọc phần bên dươí mình tra ra và diễn âm / diễn nghĩa.  Phải chi 2 thầy viết như thế để thiên hạ có thể tra Google mà biết đúng sai và biết 2 thầy diễn âm / diễn nghĩa đúng sai.  Những danh từ này lấy từ Lễ Ký bên Tàu, làm gì có trâu rồi bò, rồi Tiên Ngư gì tùm lum nữa.  Đó là chưa nói, có khi 2 thầy nghe mấy ông coi đình đọc lại danh từ diễn âm, nên ghi lại sai tè le luôn, như Thịt khô đáng ra gọi là Duẫn Tế, chớ bên Tàu làm gì có Nem thời xa xưa với Duân (không có dấu ngã) Tể (chứ không phải là Tế) như 2 thầy viết ra Hán Việt.  Mà Tiên Ngư 鮮魚 là cá tươi mà phải không, và Cảo Ngư 槁魚 là cá khô, chớ làm gì có cá nào tên Tiên Ngư hay Hào Ngư như 2 thầy diễn nghĩa đâu ta ?

Rồi ngươì ta có cả danh từ dùng cho Chó để tế, mà sao không thấy 2 thầy ghi ra nhỉ ?

Rồi bò là Nhất Nguyên Đại Võ (牛曰一元大武), không hiêủ từ nguồn nào mà 2 thầy cho là trâu là Nhất Nguyên Đại Võ vậy ta ? Có phải 2 thầy tự chế ra không ?  

Hai thầy đâu có cho chúng ta biết 2 thầy dùng nguồn nào để viết về các danh từ tế lễ này, nên ai mà biết 2 thầy có đọc sách không, hay là 2 thầy nghe bậy đâu đó rồi viết xuống dạy thiên hạ ?

Nên chỉ đọc một trang này thôi, mình nghi ngờ có khi 2 chuyên gia hàng đầu về Đình Nam Bộ là thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tương` có kiến thức Hán Nôm giới hạn lắm.  Kiến thức giới hạn như thế, mà 2 thầy lại viết cả quyển sách này để dạy người miền Nam các danh từ Hán Việt trong tế lễ đình, mình thấy 2 thầy liều thiệt.

Mà 2 thầy viết bậy nhiều vậy, có nên lên đình xin lỗi các vị tiên hiền, hậu hiền hay các Thần không ?

Mà mình chưa coi các trang khác trong quyển này, nên rất thắc mắc, lỡ coi kỹ hết, thì danh tiếng 2 thầy có còn hay không ?

Mời bạn cứ tự nhiên coi phần mình diễn âm / diễn nghĩa, rồi coi lại trang 171 sách của 2 thầy, coi mình có nói láo hay nói bậy không ?

Kiến thức như vậy, chắc 2 thầy phải còn đi học lại về Hán Nôm nhiều lắm ha.  

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

====

凡祭宗廟之禮:牛曰一元大武,豕曰剛鬣,豚曰腯肥,羊曰柔毛,雞曰翰音,犬曰羹獻,雉曰疏趾,兔曰明視,脯曰尹祭,槁魚曰商祭,鮮魚曰脡祭,水曰清滌,酒曰清酌,黍曰薌合,粱曰薌萁,稷曰明粢,稻曰嘉蔬,韭曰豐本,鹽曰鹹鹺,玉曰嘉玉,幣曰量幣

牛曰一元大武 - Bò gọi là Nhất Nguyên Đại Võ

豕曰剛鬣 - Heo gọi là Cang Lạp

豚曰腯肥 - Heo con gọi là Đột Phì

羊曰柔毛 - Dê gọi là Nhu Mao

雞曰翰音 - Gà gọi là Hàn Âm

犬曰羹獻 - Chó gọi là Canh Hiến

雉曰疏趾 - Trĩ gọi là Sơ Chỉ

兔曰明視 - Thỏ gọi là Minh Thị

脯曰尹祭 - Thịt khô / trái cây khô gọi là Duẫn Tế

槁魚曰商祭 - Cá khô gọi là Thương Tế (Theo Khang Hy Tự Điển - 槁 - 又乾魚謂之槀)

鮮魚曰脡祭 - Cá tươi gọi là Đĩnh Tế

水曰清滌 - Nước gọi là Thanh Địch

酒曰清酌 - Rượu gọi là Thanh Chước

黍曰薌合 - Lúa nếp gọi là Hương Hiệp

粱曰薌萁 - Gạo gọi là Hương Ky 

稷曰明粢 - Lúa tắc (xôi / nếp) gọi là Minh Tư

稻曰嘉蔬 - Lúa thóc gọi là Gia Sơ

韭曰豐本 - Hẹ gọi là Phong Bổn

鹽曰鹹鹺 - Muối gọi là Hàm Ta

玉曰嘉玉 - Ngọc gọi là Gia Ngọc

幣曰量幣 - Lụa gọi là Lượng Tệ






Sự tệ hại của quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay #2

Cũng trong trang 171 mà mình viết về 2 thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường diễn âm và diễn nghĩa các danh từ tế lễ Hán Việt bị sai tè le nè bạn (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2417786415138973).

Hai thầy lại giảng “Ở Nam Bộ … Tục truyền các lễ vật được đặt trên mâm có chân (chữ Hán gọi là “trở”), bát có chân (chữ Hán gọi là “đậu”) nên ngày nay chữ trở đậu có nghĩa là cúng tế.

Nhưng thưa bạn, mình tra mạng, thì ô hay, chả biết 2 thầy lấy nguồn từ đâu mà giảng như thế, chứ cụm từ trở đậu 俎豆 đã có từ thời cụ Khổng Tử dùng để chỉ cho việc tế lễ rồi bạn.   Nếu bạn tra quyển Tứ Thư Bình Giải, chương X (tại đây >> https://books.google.com/books?id=65wFIdehohkC&pg=PA373&lpg=PA373&dq=%22trở+đậu%22&source=bl&ots=7uvNoTg8DS&sig=ACfU3U2c_JqXigz1IAlLLGx0z5okTWCe_g&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwiqjvKUlaXnAhVkIjQIHUs5CrwQ6AEwBXoECAoQAQ#v=onepage&q=%22trở%20đậu%22&f=false), đã có đoạn “Khổng Tử đối viết: Trở đậu chi sự, tắc thường văn chi hỹ.” tức là “Đức Khổng Tử đáp rằng: Việc tế lễ thì từng được nghe.”.  

Như vậy làm gì có chuyện đến thời nay cụm từ “trở đậu” mới chỉ cho việc tế lễ vậy bạn ?

Mà làm gì có sự trở là mâm có chân, đậu là bàn có chân như 2 thầy giảng ?  Mình tra mạng (xem >> https://baike.baidu.com/item/俎豆), thì người ta viết rõ ràng “俎,祭祀时盛牛羊等祭品的礼器。豆,上古时盛食物的器皿。亦泛指各种礼器” tức đại khái là “trở 俎 là lễ khí để chứa các tế phẩm dê bò, còn đậu 豆 là cái chậu để đựng thực vật (tức chỉ hoa quả, bông hoa, những gì liên quan tới thực vật)”.

Như vậy không hiểu 2 thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường đã dựa vào đâu mà lý luận "trở đậu" là mâm có chân rồi bàn có chân gì đó ? Phải chăng 2 thầy đi nhiều, nghe và học từ các ông già coi đình, nhưng bản thân các ông già coi đình này nửa chữ Nho cũng không biết, nên truyền lại cho 2 thầy kiến thức bậy về các danh từ Tế Lễ chăng ?

Đây, bạn cứ đọc, khảo xem mình có nói oan cho 2 thầy không ?

Nếu 2 thầy này mà là chuyên gia hàng đầu về Tế Lễ miền Nam, thì mình xin thưa, xem ra người miền Nam nên mà suy nghĩ lại.  Mình còn chưa đọc quá MỘT trang 171 đó bạn.  Quyển này có 309 trang lận.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian


Sự tệ hại của quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay #3

Ở trang 170 (trước trang 171 đầy vấn đề), mình lại thấy có vấn đề nè bạn.



Theo 2 thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường, thì tiết mục “ế mao huyết” là do “việc dùng huyết và lông chỉ nhằm chứng minh con vật là tinh tuyền (không lai tạp) và còn sống chứ không phải đã chết (vì bệnh hay bị chết đã lâu) đã ươn thối mất phẩm chất.”.

Nhưng thưa bạn, mình tra trên mạng, làm gì có sự giải thích như thế.

Đây ở đây (xem >> http://cd.hwxnet.com/view/naijocepcomdgdkh.html), người ta giải thích tiết mục ế mao huyết 瘗毛血 như sau:

****

瘗毛血 yì máo xiě > 古时祭宗庙和孔庙的一种仪式。在正祭前一天杀牲口﹐用部分毛血贮放于净器中﹐当正祭时﹐赞礼官唱“瘗毛血”﹐由执事者捧毛血瘗于坎中

****

Tức dịch đại khái là, Ế Mao Huyết - một nghi thức tế tại Tông Miếu hay Khổng Miếu thời xưa.  Trước chánh tế một ngày, thì giết chết con vật còn sống, rồi trữ lông và máu của con vật trong một đồ lễ khí sạch sẽ.  Đến khi diễn ra lễ chánh tế, thì vị quan Xướng Lễ hô “Ế Mao Huyết”, và lúc đó thì vị Chấp sự giả mang máu và lông chôn trong một lỗ táng.

*****

Như vậy, không hiểu từ đâu mà 2 thầy cho rằng Ế Mao Huyết là “nhằm chứng minh con vật là tinh tuyền (không lai tạp) và còn sống chứ không phải đã chết (vì bệnh hay bị chết đã lâu) đã ươn thối mất phẩm chất ? Vì theo lệ trên, con vật còn sống bị giết trước đó 1 ngày, chứ có phải trước mặt Thần đâu ? Rồi có đâu vụ nhúm lông nào có tinh tuyền hay không đâu ta ?

Hay là 2 thầy đi thực địa, rồi nghe các ông từ / ban Quý Tế nói vậy nên viết lại vậy ? Có khi những vị này bản thân họ chả có biết Ế Mao Huyết là gì (vì họ có biết chữ Nho hay nghiên cứu gì đâu), mà là do người trước đã làm, họ học lại như con vẹt, rồi dạy lại bậy thì sao ? Dĩ nhiên mỗi nơi có môt phong tục khác nhau, nhưng đâu phải vì vậy mà khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu như 2 thầy cứ viết bậy vào rồi không hề cho độc giả biết 2 thầy đã nghiên cứu từ nguồn nào / ra sao ? Viết sách để dạy người miền Nam về tế lễ, mà không viết lấy một chữ Hán Việt, viết một trang mà sai đủ thứ như thế, và xem ra các thầy cứ viết khẳng định mà chả có trích nguồn gì cả.  Thế thì xem ra, việc viết sách chuyên ngành như thế của các thầy, nó đầu độc không biết bao nhiêu thế hệ người miền Nam, sao không thấy nhà văn hoá miền Nam nào lên tiếng nhỉ ? 

Ơ hay, sao trong 100 triêụ người Việt, lại là anh hả Brian Wu ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo