Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Dịch như thế này có gọi là sự dịch thuật của ban Tuyên Giáo không ?

Dịch như thế này có gọi là sự dịch thuật của ban Tuyên Giáo không ? Trong dịch phẩm Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài, ở gần cuối Chương V, có đoạ...

Dịch như thế này có gọi là sự dịch thuật của ban Tuyên Giáo không ?

Trong dịch phẩm Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài, ở gần cuối Chương V, có đoạn như thế này

****

Anh ngữ: They have had amongst themselves civil wars, wherein they contended for superiority, and he that has been the cunningest has prevailed always against him that has been valiant. But in former days, when they fought against the Chinese, they have shew' d themselves bold and courageous, but it was necessity that forced them to it. 

Thầy Hoàng Anh Tuấn dịch là: Người Đàng Ngoài đã trải qua những cuộc nội chiến và họ tự hào là người chiến thắng.  Những kẻ mưu kế hơn luôn người chiến thắng.  Trước đây, trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Trung Quốc, người Đàng Ngoài tỏ ra rất quyết chiến và anh dũng - những đức tính vô cùng cần thiết trong chiến tranh.

Brian dịch theo câu Anh ngữ trên là: Họ đã có những cuộc nội chiến giữa nhau, trong đó họ tranh giành nhau về ưu thế, và kẻ nào xảo trá nhất (trong bọn họ) thì lúc nào cũng đánh bại (những) kẻ quả cảm.  Nhưng trước đây, khi họ chống lại người Trung Hoa, họ đã thể hiện lòng gan dạ và sự quả cảm của mình, nhưng đó là (do) vì sự cần thiết [chống lại nạn ngoại xâm] nên họ đã bị ép mà phải (thể hiện) như thế.

****

Như vậy bạn thấy rõ, là câu văn Anh ngữ trên, là một câu chê bai của ông Samuel Baron dành cho người Đàng Ngoài.  Ông Baron cho rằng đã có các cuộc nội chiến xảy ra giữa người Đàng Ngoài, và những kẻ nào xảo trá nhất trong bọn họ sẽ đánh thắng các kẻ khác, những kẻ có lòng quả cảm đó bạn.  Và ông Baron còn cho biết rõ, là lòng quả cảm và sự gan dạ của người Đàng Ngoài, chỉ hiện ra trong các cuộc chiến chống ngoại xâm VÌ HỌ BẮT BUỘC PHẢI NHƯ THẾ (có nghĩa là người Đàng Ngoài bắt buộc phải gan dạ để dành lại đất nước từ bọn giặc ngoại xâm), chứ giữa bọn họ, họ dùng các kế xảo trá để đoạt quyền cai trị đất nước mà thôi, chứ còn kẻ quả cảm lúc nào cũng thua cả.

Ấy thế mà làm thế nào khi thầy Hoàng Anh Tuấn dịch, thầy lại dịch hoàn toàn khác hẳn những gì ông Baron đánh giá vậy bạn ? Làm gì có việc "họ tự hào là người chiến thắng"?  Làm gì có việc "trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Trung Quốc", và đáng sợ nhất, là làm gì có việc "người Đàng Ngoài tỏ ra rất quyết chiến và anh dũng - những đức tính vô cùng cần thiết trong chiến tranh".

Ông Baron rõ ràng đâu có viết "sự xâm lược của người Trung Quốc" đâu bạn, ông chỉ viết "người Trung Quốc".  Dịch như thế có là láo không ? 

Một đoạn văn Anh ngữ ông Baron viết chê bai người Đàng Ngoài như thế này, mà làm thế nào thầy Hoàng Anh Tuấn lại dịch ra thành là câu khen người Việt như thế đó vậy bạn ?

Sự dịch thuật như thế này, có là nỗi buồn cho công cuộc nghiên cứu sử học Việt Nam không bạn ?  Sự dịch thuật như thế này, NXB Omega+ có thấy xấu hổ không ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi. 
 
Regards

Brian






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo