Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GHI CHO ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA DỮ KIỆN LỊCH SỬ

GHI CHO ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA DỮ KIỆN LỊCH SỬ * Dương Văn Minh không phải là Tổng thống cuối cùng của VNCH. (Hổm rày, trước khi TT Trump được bỏ...

GHI CHO ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA DỮ KIỆN LỊCH SỬ
* Dương Văn Minh không phải là Tổng thống cuối cùng của VNCH.

(Hổm rày, trước khi TT Trump được bỏ phiếu xác quyết “vô tội”/“not guilty”, bàn dân thiên hạ hỏi nhau tỉ như Tổng thống Mỹ phải nhường ghế thì ai ngồi vào. Hiến pháp Mỹ rất chu đáo, họ đã có sẵn một đạo luật ban hành từ năm 1947 lận, về “US presidential line of succession”, theo đó khi một tổng thống phải rời khỏi chức vụ trước khi dứt nhiệm kỳ thì chuỗi thừa kế tuần tự là: Phó Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, Ngoại trưởng, rồi hàng loạt Bộ trưởng khác - có qui định sẵn trong Đạo luật kế vị Tổng thống).

Hồi miền Nam VN trước 1975 (tức VNCH) có việc kế vị Tổng thống in như bên Mỹ? Có, ghi trong Hiến pháp, nhưng cách thức khác với Mỹ. Stt này góp thêm về nguyên tắc: phải hiểu ngọn ngành thì chép sử mới đúng!

A/ Ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Việc trao quyền là hợp hiến, theo đúng qui định trong Hiến pháp VNCH (ban hành năm 1967). Nhưng cụ Trần Văn Hương (lúc đó cụ 72 tuổi) chỉ đảm nhiệm chức vụ trong bảy ngày, sau đó cụ xin từ chức.
Và rồi Quốc hội lưỡng viện của VNCH trao chức vụ Tổng thống cho Dương Văn Minh (ngày 28/4/1975). Lý do trao cho ông Minh thuộc về hậu trường chánh trị, stt này không bàn tới.

Điều cần nhấn mạnh ở đây: trong lúc tình hình rối ren, Quốc hội vội vàng trao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, hành động này là vi Hiến (vi phạm Hiến pháp)! Theo Hiến pháp VNCH, điều 56, qui định rõ: a) Tổng thống nếu từ nhiệm trước khi dứt nhiệm kỳ, Phó tổng thống sẽ trở thành Tổng thống; b) Nếu Phó tổng thống cũng từ nhiệm, chức vụ Tổng thống sẽ do Chủ tịch Thượng viện đảm nhiệm - trong thời hạn 3 tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Nghĩa là khi cụ Trần Văn Hương từ chức, theo điều 56 của Hiến pháp, Chủ tịch Thượng viện bấy giờ là ông Trần Văn Lắm đảm đương vai trò Tổng thống, và ông Lắm KHÔNG được giao chức vụ Tổng thống cho ai khác (kể cả các nghị viên Quốc hội cũng KHÔNG có thẩm quyền bỏ phiếu để quyết định chức Tổng thống). Ông Lắm phải đảm nhiệm tạm thời vai trò Tổng thống, và ai là tân Tổng thống chính thức sẽ được quyết định bởi cuộc bầu cử của toàn dân (phổ thông đầu phiếu), chớ không phải bởi sự bỏ phiếu của các nghị viên Quốc hội.

B/ Ta nói bất luận triều đại / thể chế nào, trong lịch sử, cũng đều có nền tảng luật lệ. Và phải dựa trên nền tảng luật lệ đặc thù để xác định những ai làm vua chính danh (cho dù thời gian tại vị lâu dài hoặc ngắn ngủn), ai lên ngôi vua theo cách tiếm danh: hết thảy đều phải ghi rõ rành, đâu ra đó.

Danh xưng "Tổng thống" (President) dành cho Dương Văn Minh - dựa trên nền tảng Hiến pháp của thể chế VNCH - là vi hiến.
Bản chất của dữ kiện lịch sử "trao chức Tổng thống (President) cho Dương Văn Minh", xét về mặt luật học, đây là một "pseudo-president" ("pseudo", nghĩa là "giả")! Pseudo-president Dương Văn Minh, sau đó, hạ lịnh giải giáp buông súng, tuyên bố đầu hàng.

C/ Do vậy, khi chép sử cho đúng bản chất của dữ kiện, Tổng thống cuối cùng ở miền Nam VN là cụ TRẦN VĂN HƯƠNG (không phải "pseudo-president" DVM tồn tại trong ba ngày, 28 đến 30/4/1975).

Cụ Trần Văn Hương, người Vĩnh Long (sinh năm 1903), chọn ở lại quê hương. Vào năm 1977, nhà cầm quyền đương đại của CHXHCN VN trao trả quyền công dân, nhưng cụ Hương khước từ. Cụ nói: "Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi".
Cụ Hương qua đời vào tháng 1 năm 1982.

D/ Khi nói tới giai đoạn lịch sử trong năm 1975 ở miền Nam VN, không thể không nhắc tới ông NGUYỄN BÁ CẨN. Ông Cẩn, người Cần Thơ, là Thủ tướng kế nhiệm ông Trần Thiện Khiêm dưới thời TT Thiệu; sau đó ông Cẩn (45 tuổi) tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng khi cụ Hương làm Tổng thống trong tháng 4/1975.

Khi pseudo-president Dương Văn Minh lãnh chức, ông Minh chọn ông Vũ Văn Mẫu làm thủ tướng, cả ông Minh lẫn ông Mẫu chỉ chấp chánh được vỏn vẹn từ ngày 28 đến ngày 30/4/1975. Do ông Minh là "pseudo-president" nên vai trò thủ tướng (prime minister) của ông Vũ Văn Mẫu, được ông Minh giao, cũng trở thành "pseudo" ("giả") luôn.

Dựa trên nền tảng luật pháp ở miền Nam VN, Tổng thống thực thụ (và cuối cùng) là cụ Trần Văn Hương, và Thủ tướng thực thụ là ông Nguyễn Bá Cẩn.

Ông Cẩn qua Mỹ định cư. Ông đau đáu về sự toàn vẹn lãnh thổ VN, dày công nghiên cứu các bằng chứng lịch sử, luật pháp, địa lý.. Vào năm 2009, ông Cẩn nộp lên Liên Hiệp Quốc bộ hồ sơ "Thềm lục địa Việt Nam", khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguyễn Chương MT

Ông Cẩn qua đời vào tháng 5 năm 2009 tại California.
---------------------------------------------------------------------------
Cụ Trần Văn Hương, người Vĩnh Long, là Tổng thống cuối cùng ở miền Nam VN; 
Ông Nguyễn Bá Cẩn, người Cần Thơ, là Thủ tướng ở miền Nam VN trong năm 1975...



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo