Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BIỂN ĐÔNG - ĐÀI LOAN SẼ LÀ BẪY CHÔNG CẢN CHÂN TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC INF ĐÃ KÝ VỚI LIÊN SÔ

BIỂN ĐÔNG - ĐÀI LOAN SẼ LÀ BẪY CHÔNG CẢN CHÂN TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC INF ĐÃ KÝ VỚI LIÊN SÔ Nhân sự kiện nóng hổi là Hàng ...

BIỂN ĐÔNG - ĐÀI LOAN SẼ LÀ BẪY CHÔNG CẢN CHÂN TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC INF ĐÃ KÝ VỚI LIÊN SÔ

Nhân sự kiện nóng hổi là Hàng không mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt ghé Đà Nẵng và tổng thống Donald Trump đưa ra sáng kiến táo bạo là yêu cầu Nga và Tàu cộng cùng ngồi xuống bàn về Hiệp ước võ khí mới thay thế những Hiệp ước cũ đã ký từ thời Liên Sô để tránh một cuộc chạy đua võ trang không cần thiết. Xin đăng lại bài viết trên đã được viết từ ngày 28/10/2018 như sau:

Điểm lại những hành động -  thái độ của 03 cường quốc quân sự sau khi Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được Washington và Moscow ký kết vào năm 1987:

1. Tuyên bố của Trump về lý do rút khỏi INF:

- Đây là lời đe dọa tới bất kỳ ai bạn muốn. Và nó bao gồm cả Trung cộng, Nga và bất cứ nước nào muốn gây chuyện. Các người không thể làm thế. Các người không thể chơi trò đó với tôi. 

- Cho đến nay, chúng tôi có nhiều tiền hơn bất cứ ai khác. Chúng tôi sẽ xây nó cho đến khi họ tỉnh ngộ. Khi đó, tất cả chúng ta đều thông minh và chúng tôi sẽ dừng lại. Và tiện đây, không chỉ ngừng đâu, chúng tôi sẽ giảm bớt, đây là điều tôi sẵn lòng làm. Nhưng hiện tại, họ vẫn chưa tôn trọng thỏa thuận. 

2. Phản ứng của Putin:

- Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, câu hỏi chính là họ sẽ làm gì với những tên lửa tầm trung mà một lần nữa sẽ xuất hiện;

- Nếu họ đưa tên lửa đến châu Âu, phản ứng của chúng tôi sẽ tương đương, nếu mọi thứ tiến xa như vậy, các nước châu Âu đồng ý tiếp nhận tên lửa phải hiểu rằng họ đang đặt lãnh thổ của mình vào nguy cơ của một cuộc phản công. 

3. Phản ứng của Trung cộng:

- Hiệp ước này tới nay vẫn hết sức quan trọng. Đơn phương rút chân ra khỏi Hiệp ước sẽ gây nên những tác động tiêu cực trong nhiều lĩnh vực;

- Tập Cận Bình đi thăm đơn vị giám sát Biển Đông, Đài Loan và ra lịnh "Chúng ta cần xem xét tất cả tình huống phức tạp và lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp phù hợp, đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng chiến đấu, diễn tập chung, các bài tập đối đầu để tăng cường khả năng cho quân nhân và công tác chuẩn bị cho cuộc chiến".

Như vậy có thể hình dung ra, sau khi Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF thì Nga đã đặt Châu Âu vào mối đe dọa, Trung cộng đặt vùng Đông Á vào tầm ngắm sát sườn mà Đài Loan và Biển Đông sẽ là nơi tranh giành địa chiến lược trong cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Trung. 

Với tính cách của Trump và những toan tính thường thấy cũng như những tuyên bố kể trên của ông ta thì khả năng rút khỏi Hiệp ước INF rồi sau đó cùng Nga ngồi lại ký một Hiệp ước mới tiến bộ hơn là rất cao. Bởi trong bối cảnh hiện tại, cá nhân Putin và nước Nga đã quá mệt mỏi khi đương đầu với Mỹ và EU, nền kinh tế Nga đã tổn thương trầm trọng bởi những lịnh trừng phạt từ Mỹ và EU, bản thân Putin khi tái nhiệm chức tổng thống cũng đã thay đổi chính sách hành động của nhiệm kỳ là sẽ cắt giảm chi tiêu quốc phòng xuống mức thấp nhứt để tập trung củng cố lại nền kinh tế Nga đang ngấm đòn, rệu rã. Vì vậy Putin sẽ không dại dột dốc sức chạy đua vũ trang với một anh rất đông tiền là Trump. 

Phía Trung cộng thì khác, bởi vì Trung cộng không có một Hiệp ước ràng buộc nào với Mỹ và Nga, mặt khác Trung cộng đang là đối thủ thương chiến với Mỹ, là đầu tàu trong khối xhcn bị Trump kêu gọi các nước phải xóa sổ thì việc ngồi lại với Mỹ để ký một Hiệp ước đầu tiên về vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa tầm trung là một chuyến buôn "cụt vốn", bởi vì hiện nay, nhờ không bị trói buộc như Mỹ - Nga tại Hiệp ước INF nên Trung cộng đã sở hữu một lượng lớn tên lửa có tốc độc vượt âm thanh và tầm bắn vượt xa 13.000 km đặt Mỹ, Nga vào tình trạng báo động đỏ. Vì vậy, với nghệ thuật đàm phán kinh điển của Donald Trump, Trung cộng sẽ rất khó khi quyết định ngồi vào ký một Hiệp mới về vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm trung với Mỹ vì chắc chắn sẽ bị rất nhiều thiệt thòi. 

Nhưng nếu Trung cộng không ký Hiệp ước mới với Mỹ thì Trump và Putin sẽ đạt được một hiệp ước mới thay thế INF, lúc này giữa Nga - Mỹ sẽ thống nhứt một ngưỡng giới hạn mới về số lượng đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm trung phù hợp với năng lực tài chính của Mỹ nhưng đủ áp chế Trung cộng khi Trung cộng đã hụt hơi do phải chạy đua với Mỹ. Nói cách khác, nếu Trung cộng ký Hiệp ước với Mỹ thì thua thiệt, không ký thì sẽ thê thảm theo thời gian vì vậy khả năng không ký sẽ cao hơn bởi Trung cộng hy vọng vào giới hạn nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Lúc này, kịch hay sẽ được Mỹ công diễn tại Biển Đông và kể cả eo biển Đài Loan. 

Khi Trung cộng quyết định chạy đua vũ trang cầm chừng - chờ thời với Mỹ, trước mối nguy này Mỹ sẽ có khả năng sẽ xây dựng "Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối", gọi tắt là THAAD tại các nước đồng minh thân cận ở Đông Á mà Đài Loan sẽ là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên THAAD chỉ đánh chặn được tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của chuyến bay, nhưng với loại tên lửa xuyên lục địa có tầm bay ra ngoài bầu khí quyển và vận tốc vượt âm thanh mà Trung cộng đang là nước phát triển vượt mặt Nga, Mỹ thì THAAD vô tác dụng. Tuy nhiên, nếu Mỹ đặt THAAD ở Đài Loan thì xem như toàn bộ các căn cứ quân sự của Trung cộng đều bị Radar của hệ thống THAAD soi chiếu, mọi hoạt động triển khai lực lượng của Trung cộng đều bị Mỹ phát hiện từ sớm và sẽ diệt ngay trong hang ổ bởi Radar di động của hệ thống THAAD với tầm trinh sát tới 4.000 km, tất cả các cuộc diễn tập quân sự trên đất liền, trên không đều bị phơi bày, tần suất xuất kích, số lượng, vị trí sân bay cũng bị lộ. 

Mặt khác, dù bị trói buộc bởi Hiệp ước INF nên Mỹ đã tập trung vào phát triển lá chắn tên lửa như THAAD, hệ thống tên lửa đất đối không Patriot,... nhưng có một thứ lá chắn tên lửa được xem là hệ thống phòng thủ siêu hiện đại đó chính là Aegis BMD, là hệ thống rất có năng lực trong việc theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo, đã được thử nghiệm thành công vào năm 2008 khi phá hủy thành công một vệ tinh gián điệp hết hạn sử dụng. Hiện tại, Hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis. Nhật Bản có 6 tàu khu trục Aegis. Hàn Quốc có 3 tàu. Điểm đặc biệt là Aegis có thể kết nối với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như THAAD, Patriot thì uy lực của Aegis BMD càng được phát huy mạnh mẽ. 

Như vậy sẽ không quá bất ngờ khi Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF thì Trump mở lời sẽ gặp lại Putin sớm nhứt cũng như Tập phát lịnh cho Khu Nam sẵn sàng chiến tranh rồi phái bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phụng Hòa đi Mỹ gặp Mattis cũng như việc Mỹ vừa thử nghiệm thành cộng đánh chặn một tên lửa đạn đạo bằng tên lửa tiêu chuẩn SM-3 Block IIA trong hệ thống phòng thủ siêu hiện đại Aegis. Lần thử thành công sau hai lần đã thất bại, tên lửa tiêu chuẩn SM-3 Block IIA là sản phẩm liên doanh Mỹ - Nhật Bản. Bởi tất cả đều cho thấy Trung cộng đang mất phương hướng trong đấu pháp quân sự trước Mỹ và Đồng minh. 

Nếu Trung cộng hạ mình thì khác gì cọp lạc xuống đồng bằng cũng bị chó nhà liếm mặt, nhưng nếu ngoan cố, to còi thì khả năng Mỹ sẽ mang THAAD cắm tại Đài Loan, điều các tàu tuần dương, các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis BMD rải dọc ở Biển Đông thì xem như cọp giấy Trung cộng sẽ tự hủy diệt nếu manh động kích hoạt tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. 

Bẫy chông THAAD và Aegis BMD mà Mỹ sẽ đặt ở Đài Loan và Biển Đông, Trung cộng hung hăng sẽ chết trong đau đớn./.

Tran Hung.

VUI LÒNG XEM LẠI :





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo