Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÀI LUẬN ĐIỂM VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN

VÀI LUẬN ĐIỂM VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN Về chỉ thị 16 của Thủ tướng, đây không phải một văn bản quy phạm pháp luật, mà là một văn bản hướng ...

VÀI LUẬN ĐIỂM VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN

Về chỉ thị 16 của Thủ tướng, đây không phải một văn bản quy phạm pháp luật, mà là một văn bản hướng dẫn thực thi biện pháp hành chính trong thời kỳ có dịch.

Nhưng theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Nghị định 101/2010 hướng dẫn luật này thì không quy định Thủ tướng có quyền đặt ra và áp dụng biện pháp đặc thù trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (nhóm A và trên diện rộng là Bộ trưởng Bộ y tế và có thể phối hợp với người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang bộ liên quan khác).

Việc công bố dịch thì có thẩm quyền của Thủ tướng. Nhưng việc Ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch thì chỉ có Uỷ ban thường vụ quốc hội và nếu cơ quan này không họp được thì do Chủ tịch nước ban bố.

Vừa rồi cũng có văn bản (Công văn) của Toà án tối cao (ngày 30/03/2020) về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong công tác xét xử của Toà án vì tình hình cấp bách trong việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Nhưng tại khoản 1.1 và 1.5 thì văn bản này chứa nội dung quy phạm pháp luật khi quy định nhóm hành vi mới (mục 1.1) và chủ thể mới (có dặc thù nghề nghiệp, mục 1.5). Và một văn bản không nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ không được mang nội dung quy phạm, đó là điều cấm theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay, để giải thích Luật, chỉ có Uỷ ban Thường vụ quốc hội là có thẩm quyền. Hơn nữa, để quy định một nhóm hành vi (liệt kê) là mặt cấu thành cơ bản của một điều luật trong Bộ luật Hình sự thì phải dùng Luật (một văn bản tương đương để ấn định), ngay cả Chính phủ hoặc Toà án cũng không có thẩm quyền để quy định về nội dung quy phạm mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hiểu và áo dụng một quy phạm điều luật (ảnh hưởng đến nội hàm và phạm vi của điều khoản mà Bộ luật Hình sự đã quy định).

Vì vậy, để đảm bảo đúng chức năng, thẩm quyền, trình tự và thủ tục ban hành một văn bản có tính “luật”, hoặc theo đúng những quy định về hoạt động của các cơ quan, nhánh quyền lực, những thiết chế nhà nước cần phải tuân thủ những nguyên tắc ban hành văn bản, mà đặc biệt nó có tính quy phạm hoặc làm thay đổi (giảm bớt, bổ sung, mở rộng...) quy định tại một điều luật.

Văn bản chỉ thị của Thủ tướng nên được ban hành dưới một Quyết định. Và Công văn của Toà án hướng dẫn việc xét xử cần phải thay đổi cả về nội dung và cách thức ban hành (bao gồm cả tên gọi của nó, thành Nghị quyết).

Về nội dung cấm tập trung đông người (không quá 02 người) nơi công cộng đã được tôi đề xuất vào trước đó khoảng 5 ngày, sau đó Thủ tướng Úc đã có quy định tương tự và trong Chỉ thị của Thủ tướng lại ấn định điều này. Đây là một biện pháp đúng và đáng hoan nghênh. Nhưng Thủ tướng cần ban hành quyết định vì có nội dung quy phạm (ngay tại mục 1.1).

Đối với công văn Toà án thì cần phải thay đổi và để Uỷ ban Thường vụ quốc hội thực hiện đúng chức năng giải thích luật (lập pháp). Nên nhớ, không ai bị điều tra, truy tố hay xét xử về một tội mà không được quy định trong Bộ luật này. Vì vậy, nhóm hành vi hoặc chủ thể mới được nêu trong Công văn của Toà án (có tính ngành về nghiệp vụ) là hoàn toàn không đúng.

Trật tự xã hội cần và phải được xây dựng dựa trên trật tự pháp luật. Đó là một nguyên tắc của pháp quyền.

Lê Luân







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo