Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về tiểu sử công nữ Ngọc Vạn trong quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả đã bị ngụy tạo như thế nào

Về tiểu sử công nữ Ngọc Vạn trong quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả đã bị ngụy tạo như thế nào #cong_nu_ngoc_van Nếu bạn đọc kỹ phần t...

Về tiểu sử công nữ Ngọc Vạn trong quyển Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả đã bị ngụy tạo như thế nào

#cong_nu_ngoc_van

Nếu bạn đọc kỹ phần tiểu sử công nữ Ngọc Vạn trong quyển Thế Phả này, bạn thấy rõ là Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã viết khẳng định ở trang 126 về nhơn vật Nguyễn Phúc Ngọc Vạn như sau:

****

4.3.3.2B. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn - Hoàng Hậu Chân Lạp. 

Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con gái thứ hai của đức Hy Tông.  Cùng mẹ với Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Kỳ.  Tiểu sử không rõ.

Nằm Canh THân (1620) bà được đức Hy Tông gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.  Về sau nể tình bà, vua Chân Lạp đã cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).


****

Như mình nêu ra, cho đến nay, chúng ta chưa hề có một nguồn sử liệu gốc (primary source) nào có các câu viết khẳng định rõ ràng có một nhơn vật tên chính xác là Ngọc Vạn lấy một ông hoàng Chân Lạp vào thế kỷ 17 nào cả.  Chúng ta chỉ có 1 dị bản sử Cao Miên chép về một bà hoàng hậu người Việt vào lúc này (thế kỷ 17), sự xác thực có bà hoàng hậu ấy hay không hiện vẫn còn trong vòng tranh cãi, nhưng chắc chắn dị bản ấy không hề viết tên nhơn vật này là Ngọc Vạn.

Vậy nếu Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc và con cháu dòng họ Nguyễn cho rằng Brian Wu đã viết bậy khi chê trách Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã dối lừa người Việt, thì họ cứ tự nhiên đưa ra sử liệu gốc hoặc gia phả dòng họ xưa để chứng minh về câu viết trên là có thật đã được viết thử xem.  Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 là giai đoạn sử nói tới đâu là cần có sách vở chứng minh có không tới đó mà. Xin đừng nói là Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã viết khẳng định như thế về công nữ Ngọc Vạn, nhưng khi Brian hỏi về nguồn tư liệu, thì lại biện hộ là do sự truyền miệng trong dòng họ là như thế nha.

Và đáng ngờ hơn, là ở một trang khác, tức trang 113, Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã viết như sau về sử kiện công nữ Ngọc Vạn



****

Để tỏ tình thân thiện với lân bang, năm Canh Thân (1620) ngài gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II.  Năm Quí Hợi (1623) một phái bộ miền Nam đi sứ qua Chân Lạp xin với vua Chey-Chetta II nhường lại một dinh điền ở Mô Xoài gần Bà Rịa ngày nay (1), vua Chân Lạp phải bằng lòng.  Ngoài ra, vua còn cho người Việt đến canh tác tại vùng đó

****

Và (1) được chú thích là "Chép theo Claude Madrolle trong Indochine du Sud.  Theo Madeline Giteau ở cuốn Historie du Cambodge, Mô Xoài là một vùng đất về sau trở thành Sở Quan Thuế Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc.".

Nhưng anh Lê Ngọc Quốc tìm đọc quyển Indochine du Sud nói trên, thì ra nó lại là .. một quyển sách hướng dẫn du lịch của người Pháp năm xưa.  Làm thế nào mà viết về sử kiện nhạy cảm như thế này, mà Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc lại dựa vào nguồn sách du lịch thế ? Thế thì chúng ta đành phải đợi Hội Đồng và con cháu dòng họ Nguyễn Phúc giải thích cho chúng ta hiểu rõ thêm vậy.

Mà đáng ngờ hơn, là hóa ra ngay luôn trong quyển sách hướng dẫn du lịch trên, tác giả Claude Madrolle chưa hề có viết một danh từ "Ngọc Vạn" nào cả (mời bạn xem luôn hình anh Quốc chụp đoạn văn Pháp ngữ này).  Thế thì từ đâu mà Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã gán ghép cả cái tên Ngọc Vạn vào việc nhượng địa Mô Xoài, thì chúng ta cũng đợi xem Hội Đồng và con cháu dòng họ Nguyễn Phúc giải thích ra sao.

Vậy bạn thấy đó, một quyển sách Thế phả viết về sử kiện Ngọc Vạn nhạy cảm như thế này, mà lại trích đoạn từ nguồn sử liệu sách hướng dẫn du lịch (trang 113), và người ta lại còn sẵn sàng viết khẳng định rõ ràng là có nhân vật Ngọc Vạn là Hoàng Hậu Chân Lạp (trang 126) nhưng không hề đưa ra nguồn sử liệu gốc nào, nó cho thấy hoặc là Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã toa rập cùng nhau viết lại sử, ngụy tạo sử kiện làm lũng đoạn sử học Việt Nam, hoặc đơn giản Hội Đồng này đã nghiên cứu sử một cách vô trách nhiệm.


Nên, đây, mình xin mời Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc và con cháu dòng họ Nguyễn Phúc cứ thoải mái mà đưa ra chứng cớ phản biện là mình đã viết và phê bình sai.  Và xin mọi người nhớ rằng, trong công tác phản luận, người ta cần có chứng cớ tư liệu đàng hoàng, chứng minh đã viết từ thời nào ra sao nhé, chứ không là "tôi nghe như vầy", "truyền thuyết nói thế", vì phản luận mà không có chứng cớ tư liệu như thế, là phản khoa học, và xem ra, là nên im đi là hơn.  

Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc đã nghiên cứu về nhơn vật Ngọc Vạn như thế đó bạn.  Nên đọc đoạn văn trên Wikipedia là "Mãi đến khi Nguyễn Phúc tộc Thế phả được xuất bản tại Huế (1995), thì tiểu sử hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng", mình buồn và thấy xấu hổ là người Việt đã bị lừa dối khi tin những gì Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc viết trong Thế phả dòng họ, mà không tự hỏi lại, là liệu Hội Đồng Nguyễn Phúc Tộc, có thật sự nghiêm túc như cơ quan Tôn Nhơn Phủ thời vua Minh Mạng nữa hay là không ?

Mời bạn tham khảo !

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi>

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo