Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ÂM NHẠC VIỆT NAM THẤT BẠI - NGHIỆP DƯ VÀ NHẢM NHÍ

[ ÂM NHẠC VIỆT NAM THẤT BẠI - NGHIỆP DƯ VÀ NHẢM NHÍ ] Trước khi các bạn fan ném đá thì xin bình tĩnh, vì tôi không hề có ý đả kích ai. Câu c...

[ÂM NHẠC VIỆT NAM THẤT BẠI - NGHIỆP DƯ VÀ NHẢM NHÍ] Trước khi các bạn fan ném đá thì xin bình tĩnh, vì tôi không hề có ý đả kích ai. Câu chuyện khiến tôi viết đôi lời này là như sau, tôi đã giữ nó lâu rồi. Một ngày kia trong diễn đàn nọ, có một anh Tây hỏi “Bạn giới thiệu vài bài hay ca sĩ Châu Á để nghe được không?” Thế nào ở dưới trần ngập những bạn người Hàn, Đài, Hoa và Nhật đua nhau chia sẻ âm nhạc của nước mình. Còn Việt Nam thì gần như không thấy.

Nó làm tôi nhớ trên khi còn đi học, có bạn Tây hỏi tôi, “Này, bạn biết bài nhạc Việt nào hay không?” Tôi ngồi đó, im im, suy ngẫm. Sau một hồi không nghĩ ra thì đành cười và nói “Tôi không nghe nhạc Việt Nam.” Thực sự, không phải tôi chê nền nghệ thuật nước mình, nhưng thật lòng mà nói tôi chẳng ấn tượng với ai hay có ca sĩ để lại dấu ấn cả.

Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, chỉ là người nghe. Nhưng có thể nhận xét rằng, âm nhạc Việt Nam thất bại toàn tập. Nó chưa, khó và không thể nào phát triển ra ngoài nước được. Trong khi các nghệ sĩ khối Đông Á đã xuất khẩu âm nhạc mình ra thị trường khác thì Việt Nam chỉ xoay quay trong nước và cộng đồng sống xa xứ.

Tôi đành nghĩ lại và chợt nhận ra vài vấn đề. Là một người thường xuyên nghe những bài hát mới nhất nên tôi tự tin mình có thể đưa ra nhận xét khách quan nhất. Âm nhạc Việt không phát triển vượt bậc vì những lý do sau. Lưu ý đây chỉ là quan điểm cá nhân.

TIẾNG VIỆT NGHE KHÔNG HẤP DẪN ĐỐI VỚI THÍNH GIẢ NƯỚC KHÁC - Điều này hơi nhạy cảm. Nhưng nếu hỏi những cộng đồng nước khác họ nghĩ gì khi nghe tiếng Việt thì phần lớn sẽ trả lời như sau: “Nó nghe giống tiếng Thái hay Campuchia,” “Nó không cảm thấy dễ chịu đối với người Bắc Mỹ hay Âu,” “Tại sao nó không nhẹ nhàng như tiếng Nhật hay Hoa nhỉ?” hay “Khi nghe họ nói chuyện, tôi tưởng họ đang hát hay cãi lộn.”

Không tin thì bạn hãy mở họ nghe nhạc quê miền Tây, hát chèo miền Bắc thì sẽ rõ. Tiếng Việt vì quá phong phú, có thanh điệu rất rõ cho nên rất khó nghe, hiểu và cảm nhận đối với những ai không quen. Ngay từ đầu, đã không có sức hút rồi. Khi chuyển qua âm nhạc thì cũng tương tự.

CHỦ ĐỀ GIỚI HẠN, CHỦ YẾU VỀ TÌNH YÊU NÊN RẤT NHÀM - Nếu bạn để ý, thì hầu hết các bài hát là về tình yêu. Bây giờ bạn lên coi top hits bên Âu và Mỹ sẽ thấy sự đa dạng về chủ đề. Còn coi top hits của Việt Nam thì hoàn toàn về tình yêu. Nó trở nên rất nhàm chán và nhạt. Ở đây không chỉ trích riêng bất cứ nghệ sĩ nào mà xét tổng quát. Cũng phải thông cảm. Cơ chế kiểm duyệt khiến những nhà làm nhạc phải giới hạn sự sáng tạo của mình. Trách ai bây giờ.

LỜI NHẠC NHẢM NHÍ - Đây là lời nhạc cho một bài hàng đầu gần đây. “Là 1 thằng con trai nghèo như anh, màu trắng đôi bàn tay” và “Vì rằng ngày mai mai mai mai… Em bước đi cùng ai. Anh lẽ loi, bờ môi khẽ run anh buồn.” Không thể hiểu được vì sao bài hát với lời nhạc như vậy lại trở thành top hit. Nghe một lần đã thấy được sự nhạt nhẽo.

Trường hợp trên không phải là cá biệt. Có rất nhiều bài có lời nhạc tương tự. Nhảm nhí và nghiệp dư. Nhiều lúc tự hỏi khi sáng tác họ suy nghĩ gì mà có thể viết như vậy. Nếu để câu like, tạo xu hướng hay trở nên nổi tiếng bất chấp thì tạm hiểu. Còn nói là vì nghệ thuật thì khó mà thuyết phục.

KHÔNG CÓ NÉT RIÊNG, ĐA SỐ NỔI THEO TRÀO LƯU RỒI CHÌM - Đồng ý là lâu lâu sẽ có những Mỹ Tâm, Mr Siro và cô nhạc sĩ trẻ mới đây tôi rất thích, Tiên Cookie và Lyly. Nhưng đa số thực sự không có nét riêng mà chỉ nổi tiếng theo trào lưu rồi trôi vào quên lãng.

Muốn làm ca sĩ ở nước này thì quá dễ. Bạn chỉ cần đẹp, nổi tiếng trong cuộc thi nào đó. Họ thành công trong khoảng thời gian nhất định rồi không ai nhớ đến nữa. Lần này đến lần khác, chẳng để lại dấu ấn gì trong lòng người nghe.

KẾT LUẬN - Có phải vì chúng ta quá dễ dãi hay tiêu chuẩn quá thấp. Từ phim ảnh cho đến âm nhạc, con người trong nước không đòi hỏi quá nhiều từ các nghệ sĩ. Họ đã quen dần với những bài nhạc rỗng giá trị, những bộ phim hài nhảm và những nghệ sĩ nổi tiếng vì những lý do không liên quan đến nghệ thuật.

Cho nên đừng trách sao giới trẻ thích nhạc Hàn và quay lưng với nghệ thuật Việt. Bạn có thể cho rằng đó là sính ngoại nhưng thực sự mà nói, phim và nhạc Việt không có sức hút. Ngược lại, âm nhạc xứ kim chi được đầu tư quá bài bản và chuyên nghiệp. Vì sao chúng ta không thể đòi hỏi điều tương tự.

Tôi vẫn nghe, vẫn theo dõi nhưng sẽ quên hết những bài hát vì chẳng có gì ấn tượng cả. Âm nhạc Việt cũng nên coi lại chính mình. Tất cả những gì viết trên đều là quan điểm cá nhân. [13.4.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo