Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÔNG HÀM BÁN NƯỚC CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT KÝ NĂM 1958 CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ HAY KHÔNG

CÔNG HÀM BÁN NƯỚC CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT KÝ NĂM 1958 CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ HAY KHÔNG Như đã viết ở phần 1 và phần 2 ở tiêu đề BẢO VỆ CHỦ Q...

CÔNG HÀM BÁN NƯỚC CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT KÝ NĂM 1958 CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ HAY KHÔNG

Như đã viết ở phần 1 và phần 2 ở tiêu đề BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CỦA VIỆT NAM CỘNG SẢN thì công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 rõ ràng là bằng chứng bán nước không thể chối cãi. Bởi vì theo Hiệp định Genève 1954 thì quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Quốc gia Việt Nam sau này là Việt Nam Cộng Hòa, cộng sản Bắc Việt chỉ được giao quyền quản lý vùng biển, các đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ mà thôi.

Cũng theo Hiệp Genève 1954 và sau này được Hiệp định Ba Lê 1973 kế thừa thì phải hiểu rằng:

1. Việt Nam là một nước độc lập, thống nhứt, toàn vẹn lãnh thổ, có cực Bắc là Ải Nam Quan, cực Nam là Mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời. Cụ thể, tại Khoản a, điều 14 ghi rõ "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhứt Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chánh ở vùng ấy." 

2. Điều 6 Bản Tuyên bố chung ỏ Hội nghị Genève 1954 ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chánh trị hay lãnh thổ."

Nghĩa là, tất cả những tài sản hiện diện trong lãnh thổ của Việt Nam kể cả lãnh hải mà Việt Nam có chủ quyền lịch sử đều là tài sản của nước Việt Nam thống nhứt. Việt Nam Cộng Hòa hay cộng sản Bắc Việt chỉ được giao quyền quản lý tạm thời trong khi chờ một cuộc tổng tuyển cử thống nhứt hai Miền Nam - Bắc Việt Nam. Do đó, Việt Nam Cộng Hòa hay cộng sản Bắc Việt không được phép bán đi bất kỳ tài sản quốc gia nào đang do mình quản lý nếu chưa có sự đồng ý của người dân Việt Nam.

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào - Hiệp định Genève 1954 chỉ được ký bởi Thiếu tướng Delteil, thay mặt cho Tổng Tư lịnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và giáo sư Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Việt, 

Phái bộ Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Chánh phủ Quốc gia Việt Nam từ chối ký vào Hiệp định Genève.

Tại sao Chánh phủ Quốc gia Việt Nam từ chối ký vào Hiệp định Genève ? Tại vì theo Quốc gia Việt Nam thì có một nội dung không phù hợp, đó là do Hiệp định Genève có "thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17 và ngược lại Quốc gia Việt Nam cũng có chủ quyền tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17". Tức là phía Quốc Gia Việt Nam không công nhận việc thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt ở Miền Nam và cũng không nhận chủ quyền ở miền Bắc Việt Nam mà chỉ muốn "nhà ai nấy giữ, của ai nấy quản lý". Thái độ dứt khoát này của Quốc gia Việt Nam được Việt Nam Cộng Hòa sau này lặp lại tại Hội nghị Ba Lê 1973 khi Việt Nam Cộng Hòa phản đối việc chánh phủ của Nixon thừa nhận cộng phỉ Miền Nam, tức MTDTGP Miền Nam là một lực lượng hợp pháp được tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định Ba Lê 1973 mà cháu ngoại của ông Phan Châu Trinh là Nguyễn Thị Bình, tên khai sanh là Nguyễn Thị Châu Sa làm trưởng đoàn.

Như vậy, căn cứ theo Hiệp định Genève 1954 thì cộng sản Bắc Việt được Hiệp định Genève 1954 "thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17". Điều kiện chính là "tử huyệt" của Việt cộng khi tội đồ Phạm Văn Đồng đã đặt bút ký vào công hàm bán nước cho Tàu cộng năm 1958 theo lịnh của thiếu tá Bát Lộ Quân là Hồ Quang tức hồ chí minh.

Tại sao công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng lại là tử huyệt của Việt cộng? Tại vì Việt cộng đã đơn phương xác nhận chủ quyền của Tàu cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa mà không có thông qua ý kiến của người được Hiệp định Genève giao giữ quyền quản lý hai quần đảo này là Việt Nam Cộng Hòa, nhưng trên hết là cộng sản Bắc Việt đã không xin ý kiến của nhân dân Việt Nam (người dân ở hai Miền Nam - Bắc Việt Nam) mà tự ý ký bán cho Tàu cộng, đây là hành vi bán nước phi pháp của Việt cộng.

Vậy thì công hàm bán nước 1958 của cộng sản Bắc Việt có giá trị pháp lý về mặt quốc tế hay không? Hiện nay, phía công dân Việt Nam Cộng Hòa thì cho rằng công hàm 1958 là phi pháp, phía Việt cộng cũng la làng là công hàm này không có giá trị pháp lý mà chỉ là một thể thức ngoại giao mà thôi. Luận điểm của công dân Việt Nam Cộng Hòa và Việt cộng là không sai nhưng về phương diện quốc tế thì lại không đúng.

Xin khẳng định, công hàm bán nước 1958 của cộng sản Bắc Việt hoàn toàn có giá trị pháp lý tại Liên Hợp Quốc. Bởi vì Liên Hợp Quốc họ không căn cứ vào quan điểm của công dân Việt Nam Cộng Hòa cũng như không căn cứ vào thái độ phủ nhận của Việt cộng mà Liên Hợp Quốc căn cứ vào những gì mang tính quốc tế có sự tham dự của họ, ở đây là cái Hiệp định Genève 1954 với phần "Hiệp định Genève thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến".

Hiện nay, Tàu cộng đang đối mặt với những đòn trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ và cộng đồng quốc tế là nạn nhơn của đại dịch cúm Tàu cộng, chắc chắn Tàu cộng sẽ mất đi một số chư hầu vì các chư hầu này sợ vạ lây mà Việt cộng là một trong những số này. Để buộc Việt cộng không bỏ bạn vàng lúc hoạn nạn, khó khăn, đồng thời tranh thủ nước Mỹ đang tập trung vào việc chống dịch cúm Tàu cộng và khôi phục kinh tế, Tàu cộng đã trình lên Liên Hợp Quốc công hàm bán nước của cộng sản Bắc Việt và dọa sẽ tung ra nhiều văn kiện bán nước khác của Việt cộng như mật ước Thành Đô, 27 văn kiện bán nước của Hán nô Nguyễn Phú Trọng vào năm 2017, văn kiện hợp tác khai thác chung Biển Đông với Tàu cộng,...

Nên nhớ rằng, bản chất thâm như Tàu không bao giờ thay đổi, là hậu duệ của Khổng Khâu, Tôn Tử, Tào Tháo,... Tập Cận Bình không ngu dốt đến mức trình cho Liên Hợp Quốc cái công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng mà phía công dân Việt Nam Cộng Hòa và Việt cộng cho là "không có giá trị pháp lý" trên trường quốc tế. 

Việc Việt cộng cho rằng công hàm bán nước của cộng sản Bắc Việt là vô giá trị, những tên tuyên giáo, Việt cộng nằm vùng cũng hùa theo cho rằng công hàm bán nước của cộng sản Bắc Việt do tội đồ Phạm Văn Đồng ký năm 1958 nên quăng vô sọt rác,... tất thảy đều phục vụ cho mục đích duy nhứt là giúp Việt cộng thoát hai đại tội, đó là:

1. Tội lợi dụng việc "thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17" theo Hiệp định Genève 1954 để bán khống Biển Đông cho Tàu cộng. 

2. Tội bán khống của hồi môn của tổ tiên để mua súng đạn của Tàu cộng bắn giết người anh em ruột thịt ở Miền Nam để cướp luôn quyền quản lý Miền Nam được Hiệp Genève và Hiệp định Ba Lê thừa nhận.

Vì vậy, để hòng thoát khỏi hai đại tội trên, Việt cộng luôn ra rả cho rằng công hàm bán nước 1958 của cộng sản Bắc Việt là vô giá trị. Thực chất thì công hàm bán nước mà tội đồ Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 hoàn toàn có giá trị pháp lý về mặt Quốc tế nên Tàu cộng trong lúc bí đường mới tung ra trong lúc này để:

1. Thử thách lòng trung thành của Việt cộng vào Tàu cộng. Nếu Việt cộng ngậm họng không dám kiện Tàu cộng ra tòa PCA mà vẫn cứ la làng, nhai đi nhai lại "Việt Nam có bằng chứng pháp lý không chối cãi ở Biển Đông" thì coi như Tàu cộng đã thành công.

Bởi vì ngay thời điểm này là thời điểm rất thuận lợi để Việt cộng kiện Tàu cộng ra tòa PCA vì hiện nay Việt cộng là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đang là chủ tịch của ASEAN. Vậy tại sao trước những hành vi gia tăng xâm lược Biển Đông do Tàu cộng thực hiện thì Việt cộng không dám kiện Tàu cộng mà chỉ quan ngại, diễn tuồng gởi công hàm lên Liên Hợp Quốc? 

2. Nếu Việt cộng dám từ bỏ bạn vàng mà quay về với nhân dân, nhanh chóng khởi kiện Tàu cộng ra tòa PCA thì Tàu cộng sẽ thể hiện cách đối xử "ăn không được thì đạp đổ", tức Tàu cộng sẽ công khai đòi nợ viện trợ cho Việt cộng trong chiến tranh Việt Nam cũng như vin vào cái công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký cũng như 27 văn kiện bán nước của Hán nô Nguyễn Phú Trọng để đưa ra yêu sách phi lý ở Biển Đông của Việt Nam Cộng Hòa bằng những đòn đánh phủ đầu cướp luôn Biển Đông như đã cướp Hoàng Sa và các vùng ở Trường Sa.

Nhưng Tàu cộng đã sai lầm khi tung ra những hành động trên trong lúc này mà điển hình là tung ra cái công hàm bán nước của cộng sản Bắc Việt. Bởi vì, mặc dù Hiệp Genève có ghi "thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17" nhưng không vì thế mà cái công hàm bán nước của cộng sản Bắc Việt có giá trị pháp lý hoàn toàn để làm cơ sở cho yêu sách phi pháp về chủ quyền ở Biển Đông.

Bởi vì rõ ràng, Hiệp định Genève ghi là "thừa nhận" chứ không có "công nhận" cộng sản Bắc Việt có chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17. Hiệp định Genève 1954 chỉ "công nhận" tại Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 ở mục 7, cụ thể "Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chánh trị, thực hiện lên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín...". 

Như vậy, giá trị pháp lý của công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký là có thật nhưng chỉ có giá trị để Liên Hợp Quốc tham khảo và thế giới biết rõ hơn về hành động bán nước của Việt cộng chớ không phải để giúp Tàu cộng có chủ quyền ở Biển Đông. Bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi được về việc Tàu cộng hoàn toàn không có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông đó là nội dung của Tuyên bố Cairo vào tháng 12/1943 với sự có mặt của tổng thống Mỹ Roosevelt, thủ tướng Anh Quốc Churchill và tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch. Tuyên bố khẳng định như sau:

"Phải tước bỏ quyền của Nhựt Bổn trên tất cả các hải đảo ở Thái Bình Dương mà Nhựt Bổn đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ đầu Đệ Nhứt Thế chiến và trả lại Trung Hoa Dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhựt Bổn cướp của Trung Hoa Dân quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ và trục xuất Nhựt Bổn khỏi tất cả những lãnh thổ khác mà Nhựt Bổn chiếm được bằng võ lực".

Rõ ràng, theo tuyên bố Cairo thì Trung Hoa Dân quốc sau này bị Tàu cộng đánh chạy ra Đài Loan hoàn toàn không có chủ quyền ở Paracel Islands - Quần đảo Hoàng Sa và Spratly Islands - Quần đảo Trường Sa. Căn cứ vào những bằng chứng lịch sử cũng như bằng chứng pháp lý tầm cỡ quốc tế như Tuyên bố Cairo này nên tòa PCA đã xử thắng theo đơn kiện của Phi Luật Tân tại phán quyết ngày 12/7/2016 rằng: Không có căn cứ pháp lý nào để Tàu cộng yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong "đường chín đoạn". Tức là Tàu cộng không hề có chủ quyền nào ở Biển Đông. 

Như vậy có thể thấy Tàu cộng trong lúc lâm chung đã quyết kéo Việt cộng chìm theo khi Tàu cộng tung ra bằng chứng bán nước của cộng sản Bắc Việt do Phạm Văn Đồng ký bán khống Biển Đông cho Tàu cộng tại công hàm bán nước năm 1958 và dọa sẽ tung ra các bằng chứng bán nước khác như mật ước Thành Đô năm 1990 do Nguyễn Văn Linh chủ xướng và 27 văn kiện bán nước của Hán nô Nguyễn Phú Trọng vào năm 2017. Vì vậy sẽ không bất ngờ khi binh đoàn tuyên giáo của Việt cộng sẽ chạy đua định hướng dư luận để chạy tội cho Việt cộng với giải pháp xóa đi bằng chứng bán nước của cộng sản Bắc Việt với luận điệu công hàm bán nước 1958 là không có giá trị pháp lý, nên quăng nó vô sọt rác nhằm xóa bằng chứng bán nước của Việt cộng./.

Tran Hung.







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo