Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÌNH THẦN NÔ LỆ, TAY SAI VÀ BÁN NƯỚC TRONG BẢN THÔNG CÁO CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG

Tình thần nô lệ, tay sai và bán nước trong bản thông cáo của Phạm Văn Đồng Thất bại trong tham vọng chiếm lại đảo Kim Môn (Island of Q...

Tình thần nô lệ, tay sai và bán nước trong bản thông cáo của Phạm Văn Đồng

Thất bại trong tham vọng chiếm lại đảo Kim Môn (Island of Quemoy) thuộc Đài Loan, Mao Trạch Đông ra thông báo ngày 4 tháng 9 năm 1958. Thông cáo đòi “Đài Loan và các đảo lân cận, gồm luôn có các đảo như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng. Bản thông cáo cũng khẳng định chủ quyền lãnh hải của Tàu là 12 Hải lý". (1) Ngày 14 tháng 9 năm 1958, theo chỉ đạo của đảng csVN, Phạm Văn Đồng ra văn thư gửi cho Thủ tướng Tàu, ông Chu Ân Lai, nhằm công nhận tinh thần bản thông cáo của Mao Trạch Đông.                                        

Cho đến nay, chưa có một bằng chứng nào cho thấy ở thời gian đó, Mao Trạch Đông ép lãnh đạo csVN phải ra thông báo ngày 14 tháng 9 năm 1958. Nói cách khác chính csVN tự nguyện ra một thông báo có tinh thần nịnh nọt, muối mặt, tay sai và “bán nước" như vậy. Vì theo lời giải thích của Phạm Văn Đồng là csVN muốn thể hiện một sự ủng hộ csTQ trên mặt trận ngoại giao "lúc đó đang trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ". Thực chất theo nhận định của giới quan sát thì vì lo sợ ảnh hưởng của Mỹ, và muốn nịnh bợ, cầu cạnh Tàu xin viện trợ chiến tranh, csVN cũng muốn kéo Tàu dính trực tiếp vào lãnh thổ Việt Nam để răn đe Mỹ. Nên Chính trị bộ csVN đi nước cờ trước, qua thông báo của Phạm Văn Đồng. Dù về mặt lý, Công pháp quốc tế, Trường Sa và Hoàng Sa lúc đó thuộc chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa. Không nước nào lại tuyên bố cho tài sản của nước khác không phải của mình, đòi chủ quyền đất đai hay hải đảo mà mình không có, hay đòi quyền kiểm soát của một quốc gia khác.  Nếu có làm, thì nó cũng không có giá trị. Cũng ấu trĩ như nếu Bắc Hàn, vì cầu cạnh csTQ, Kim Jong Un ra tuyên bố, chúng tôi mang ơn nước Tàu vĩ đại, nên quyết định cho Bắc Kinh thành phố cảng Incheon của Nam Hàn.

Bằng chứng là thông báo của Mao Trạch Đông ngày 4 tháng 9 năm 1958 không có giá trị đối với Đài Loan, vào thời điểm đó cũng như hiện nay, cho dù đảo Kim Môn nằm sát nách nước Tàu. Tháng 7 năm 1977 khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh, thủ tướng Lý Tiên Niệm đã hỏi Đồng về vấn đề này. Đồng giải thích vòng vo, cho là vì chiến tranh chống Mỹ nên Việt Nam phải làm vậy. Họ Lý phản bác "Thời gian đó Việt Nam chưa có chiến tranh từ phía Mỹ". (2)                                                                                         

Đó không phải là lần duy nhất csVN công khai xác nhận về Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Tàu. Cuối năm 1964, khi Mỹ gia tăng bỏ bom Hà Nội và TT Johnson tuyên bố đưa Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Hoảng sợ Mỹ có thể xâm chiếm Hà Nội, Bắc Việt Nam, lập lại lần nữa quan điểm này, trong tuyên bố phản bác lại Mỹ ngày 9 tháng 5 năm 1965 (3). Một hình thức tìm cách cột chung Tàu dính chặt hơn nữa vào Việt Nam, để vừa dọa Mỹ, vừa đặt Mao Trạch Đông phải viện trợ thêm cho Bắc Việt Nam. Nói theo quan điểm chiến tranh lúc đó, theo phát biểu của Lê Duẩn là “Chúng ta đánh Mỹ là đánh dùm cho Nga, cho Tàu”. 

Hiện nay csTQ đem lá thư của Phạm Văn Đồng ra nhằm áp lực Việt Nam, chuẩn bị dư luận và dọn đường để có thể tấn công, chiếm trọn hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lá thư của Phạm Văn Đồng dù không có giá trị pháp lý về Công ước Quốc tế, nhưng nó xác nhận đối với lịch sử và Nhân dân Việt Nam bản chất "nô lệ, tay sai, bán nước" của đảng csVN. Nó cũng là vật chứng, để mượn cớ dọn đường cho csTQ, mở mặt trận xâm chiếm bờ cõi Việt Nam, mà điểm đầu tiên là Trường Sa và Hoàng Sa.

Đỗ T. Công
(1) On 4 September 1958, Beijing declared that the territory of the PRC “includes the Chinese main-land, its coastal islands, Taiwan, and its surrounding islands including the Penghu Islands,the Dongsha Islands, the Xisha (Paracel) Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha(Spratly) Islands and all other coastal islands by the high seas.                                                              (2) 10 June 1977,when challenged by Chinese Vice-Premier Li Xiannian, Pham Van Dong rationalizedVietnam’s earlier position by arguing that it was a “matter of war necessity” to support China’s claims during the war because of the need to “place resistance to U.S. imperialismabove everything else. In rebuttal, Li Xiannian replied: “There was no war going on in Vietnam when on September 14, 1958."                    
(3) In late 1964 to early 1965, faced with the prospect of a U.S. invasion. In 9 May 1965, Hanoi undertook another initiative to declare that “the Paracel and Spratly Islands belong to China.” - Zhai, Qiang. China and the Vietnam Wars, 1950–1975. Chapel Hill: The University of North Carolina Press, 2000





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo