Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRỢ CẤP LÀ CHI PHÍ HAY ĐẦU TƯ - BẦN CÙNG VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI

[ TRỢ CẤP LÀ CHI PHÍ HAY ĐẦU TƯ - BẦN CÙNG VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI ] Khi nói về chủ đề này thì sẽ có hai phe với quan điểm trái chiều. Bên lập trư...

[TRỢ CẤP LÀ CHI PHÍ HAY ĐẦU TƯ - BẦN CÙNG VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI] Khi nói về chủ đề này thì sẽ có hai phe với quan điểm trái chiều. Bên lập trường thiên tả thì sẽ cho rằng đây là quyền lợi, còn phe thiên hữu thì sẽ cho rằng đây là điều có hại hơn lợi và nên để tư nhân làm việc. Cả hai đều dựa trên những học thuyết cổ điển nhưng ngoài đời chẳng có quốc gia nào nghiên hết về một. 

Từ góc nhìn quản trị công thì cả hai bên đều đang tập trung vào chiều hướng lập trường chính trị mà quên đi rằng đây là vấn đề công. Chính sách đưa ra cũng chẳng thuộc về ai mà có sự phối hợp giữa hỗ trợ và đầu tư. 

Nhắc đến trợ cấp thì đa số sẽ coi nó là chi phí. Vì đơn giản, họ chỉ nhìn thấy được tiền được rút ra từ ngân sách và sử dụng. Tuy nhiên, trong quản trị công thì những nhà điều hành coi đây là bài toán đầu tư con người và xã hội. 

Hiện tại Việt Nam đang trong giải đoạn khủng hoảng COVID-19 và chứng kiến nhiều người lao động thất nghiệp. Vậy khi chính phủ chi tiền hỗ trợ thì có nên coi là gánh nặng hay chi phí không. 

Những người cho rằng không nên thì hay nói như sau. 

1. Người nghèo không đóng thuế BHXH nên đừng đòi hỏi. 
2. Người nghèo đóng ít thuế nên không đáng. 
3. Đã có nhiều quỹ tư nhân làm. 

Những điều đó không sai. Tuy nhiên, nó thiếu trầm trọng. Nếu không làm gì và để người nghèo tự thân lo thì sẽ ít nhiều dẫn đến những hệ lụy sau. 

1. Bần cùng sinh đạo tặc. Cướp giật sẽ gia tăng vì lúc đói người ta bất chấp. 
2. Hỗn loạn xã hội và mất trật tự. 
3. Nghèo đẻ thêm nghèo. Vòng xoay không bao giờ hết. 

Khi những vấn nạn đó xảy ra thì chính quyền phải tốn thêm chi phí nuôi lực lượng cảnh sát để giữ gìn trật tự. Dân chúng thì sẽ chịu thiệt hại về tài sản. Xã hội sẽ mất niềm tin và đất nước trở nên bất an. 

Thay vì tốn tiền có những thứ đó, chính phủ có thể thay mặt toàn dân để sử dụng ngân sách hỗ trợ những người bần cùng vào lúc cần thiết nhất. Để họ không rơi vào cảnh bi đát rồi làm chuyện dại. Nếu họ được nuôi dưỡng và trợ giúp thì về mặt quản trị, chính quyền sẽ ít tốn kém hơn về sau. 

Nhà nước Việt Nam hiện tại đang nhìn người nghèo thế nào. Gia đình không tiền thì con cái phải nghỉ học. Gái quê không trình độ thì bán thân hoặc lấy chồng già ngoại quốc. Thanh niên vô phương hướng thì trở thành tệ nạn xã hội. 

Sự an sinh của người nghèo đi đôi với trật tự xã hội và lợi ích toàn dân. Nếu để tình hình trở nên mất kiểm soát thì sẽ càng tồi tệ hơn. Lúc đó muốn sửa sai cũng không thể. 

Trợ cấp ở đây không nên coi là chi phí, mà là sự đầu tư dài hạn. Bỏ một đồng hiện tại để cứu trợ người bần cùng thì xã hội sẽ tiết kiệm mười đồng về thiệt hại của cải và đất nước sẽ được vạn đồng khi họ đi làm đóng thuế lại. 

Sự khác biệt giữa người quản trị công kém cỏi và tài ba nằm ở tầm nhìn. Phải thấy được cái trước mắt và trong dài hạn. Một bên coi tầng lớp bần nông là gánh nặng còn một bên coi là tài sản lâu bền. 

Một chính quyền lý tưởng sẽ không đề cao việc người nghèo đóng bao nhiêu thuế khi họ bần cùng, mà tìm cách và đầu tư vào họ để sau này thu lại gấp vạn lần. [11.4.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo