Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỬ HUYỆT CỦA VIỆT CỘNG NẰM TẠI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC NĂM 1958 VÀ CÁCH VIỆT CỘNG ĐANG CỐ TÌNH CHẠY TỘI

TỬ HUYỆT CỦA VIỆT CỘNG NẰM TẠI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC NĂM 1958 VÀ CÁCH VIỆT CỘNG ĐANG CỐ TÌNH CHẠY TỘI Trong vấn đề chủ quyền biển đảo của ...

TỬ HUYỆT CỦA VIỆT CỘNG NẰM TẠI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC NĂM 1958 VÀ CÁCH VIỆT CỘNG ĐANG CỐ TÌNH CHẠY TỘI

Trong vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Việt cộng đã có ít nhứt hai lần bán nước, đó là lần bán nước đầu tiên tại công hàm 1958 và lần bán nước thứ hai tại Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000.

Ở bài viết này chủ yếu tập trung vào cái công hàm của Việt cộng do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 để bán khống chủ quyền Biển Đông phần do Việt Nam Cộng Hòa được công nhận quản lý tại Hiệp định Genève 1954, riêng về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ chỉ nói sơ qua ở đây vì chủ đề này sẽ được viết riêng.

Ngược lại lịch sử, vào thế kỷ XV, người Phương Tây đã đặt chân đến Việt Nam và họ có đưa ra một danh từ để chỉ xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh ở giai đoạn năm 1627 đên năm 1775, đó là danh từ TONKIN. 

Sau đó người Pháp dùng danh từ "Tonkin" để đặt tên cho vùng lãnh thổ phía Bắc của Việt Nam. Vùng lãnh thổ này trong tiếng Việt được gọi là Bắc Việt, Bắc-Kỳ, Bắc-Bộ hay Bắc-Phần.Vùng biển phía Đông của Bắc Việt là một phần của Biển Đông. Vùng biển này là Vịnh Bắc Việt. Vịnh Bắc Việt cũng được gọi là Vịnh Bắc Bộ hay Vịnh Bắc Phần, tiếng Anh là Gulf of Tokin. 

Vào cuối thế kỷ thứ 19, nhà Thanh có âm mưu chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng của Việt Nam. Tuy nhiên, nước Pháp muốn chiếm toàn miền Bắc Việt Nam, vì vậy đã dẫn đến Chiến tranh Pháp - Thanh diễn ra từ tháng 9/1884 đến tháng 6/1885. Sau đó, Pháp - Thanh đã đi đến việc ký Hiệp ước Thiên Tân 1885 và ký kết Công Ước Pháp-Thanh 1887.

Công Ước Pháp - Thanh 1887 là một bản văn pháp lý, phân định đường biên giới Bắc Kỳ-Trung Hoa trên đất liền, và phân định hải phận của Bắc Kỳ -Trung Hoa trong vịnh Bắc Việt.Đoạn văn trong Công Ước Pháp-Thanh 1887 phân định hải phận của Bắc Việt-Trung Hoa trong vịnh Bắc Việt được dịch ra như sau: 

"Tại Quảng Đông, hai bên thỏa thuận rằng những điểm tranh chấp ở về phía Đông và phía Đông-Bắc Móng-Cái, những điểm này ở phía bên kia của đường biên giới đã được ủy-ban phân định xác-định, thì chúng được giao cho Trung-Hoa. Những hòn đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến Paris 105o43' kinh-độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông-điểm của đảo Tch'a-Kou hay Ouan Chan tức Trà Cổ và tạo thành đường biên giới, cũng được giao cho Trung-Hoa. Các đảo Go-Tho và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh-tuyến nầy thì giao cho An-Nam".

Cũng theo Công ước Pháp - Thanh năm 1887 thì tại Vịnh Bắc Việt, chủ quyền của An - Nam là 62% diện tích, nhà Thanh chỉ có chủ quyền phần 38% diện tích còn lại. Tuy nhiên, sau này khi Mao Trạch Đông lật đổ Tưởng Giới Thạch và thiếu tá Bát Lộ Quân là Hồ Quang cướp chánh quyền của thủ tướng Trần Trọng Kim thì Công ước Pháp - Thanh năm 1887 đã bị Tàu cộng và Việt cộng âm thầm vi phạm, phía Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần phản đối, yêu cầu Tàu cộng và Việt cộng phải nghiêm túc thực hiện Công ước Pháp - Thanh trong việc xác lập chủ quyền ở Vịnh Bắc Phần nhưng tất cả đều bị phớt lờ dẫn đến hậu quả Việt Nam đã bị Tàu cộng xâm lấn phi pháp chủ quyền ở đây có sự tiếp tay bán nước của Việt cộng tại Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000.

Tại sao Quốc gia Việt Nam - Việt Nam Cộng Hòa lại lên tiếng về việc xâm lấn phi pháp của Tàu cộng ở Vịnh Bắc Phần, nơi được Việt cộng nắm quyền quản lý? Tại vì đó là tài sản của Việt Nam mà tại Hiệp định Genève 1954 được hiểu là "Hiệp định Genève 1954 thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17 và ngược lại Quốc gia Việt Nam cũng có chủ quyền ở cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17". Việc Hiệp định Genève 1954 thừa nhận chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17 chính là TỬ HUYỆT của Việt cộng sau này mà bản chất bán nước của Việt cộng cùng với lòng tham của Tàu cộng là nguyên nhân gây nên cớ sự.

Về thực chất thì chủ quyền biển của Tàu cộng chỉ là cái bụm tay, ví dụ như Tàu cộng chỉ có chủ quyền hợp pháp tại đảo Hải Nam ở Biển Đông và nếu xét về mặt lịch sử, điều kiện địa lý, thực tế dân sinh thì đảo Hải Nam cũng tương đồng với đảo Bạch Long Vĩ và các đảo khác nằm trong Vịnh Bắc Phần của Việt Nam. Tuy nhiên, vì bản chất bán nước và lòng tham vô lượng của Tàu cộng nên đảo Hải Nam mặc dù chỉ là hòn đảo nhưng lại có giá trị là lục địa để từ đó Tàu cộng áp đặt chủ quyền lãnh hải đến 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lý để xâm lấn vào phần chủ quyền của Việt Nam tại Vịnh Bắc Phần được xác định theo Công ước Pháp - Thanh năm 1887.

Cũng bằng chiến lược tương tự được Tàu cộng áp dụng tại đảo Hải Nam và có sự ủng hộ, tiếp tay của Việt cộng, một lần nữa Việt cộng lại bán nước cho Tàu cộng và Tàu cộng lại mua một cách phi pháp khi Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng đã trao đổi và xác nhận việc bán nước của Việt cộng tại công hàm 1958. Vẫn bổn cũ soạn lại, vào năm 1958 trước khi diễn ra lễ ký kết 04 Hiệp định về biển tại Liên Hợp Quốc, Chu Ân Lai đã nhanh tay soạn thảo một công hàm gởi cho cộng sản Bắc Việt yêu cầu cộng sản Bắc Việt công nhận chủ quyền 12 hải lý tính từ lục địa với việc Tàu cộng quơ luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và khẳng định các đảo này có giá trị pháp lý như lục địa để từ đó áp yêu sách đường chín đoạn hay có cách gọi khác là đường Lưỡi Bò hòng nuốt trọn Biển Đông của Việt Nam Cộng Hòa và các quốc gia khác như Phi Luật Tân, Mã Lai Á,...

Như vậy quá rõ ràng khi nói rằng Việt cộng đã hai lần bán nước từng phần theo sách lược "Tằm ăn Dâu" của Tàu cộng tại Công hàm 1958 và tại Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000. Vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay là Công hàm 1958 có giá trị pháp lý tại Liên Hợp quốc hay không và có thì Việt cộng sẽ lãnh hậu quả gì và không thì Việt cộng được lợi ích gì? Xin nói tiếp như sau:

1. Khẳng định công hàm 1958 có giá trị pháp lý để Liên Hợp quốc xem xét quyết định công nhận chủ quyền hợp pháp của Tàu cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa hoặc phủ nhận yêu sách chủ quyền phi pháp tại 02 quần đảo này.

Việc tội đồ Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 hoàn toàn là "hợp pháp" đối với cộng sản Bắc Việt vì Phạm Văn Đồng là thủ tướng của cộng sản Bắc Việt. Đồng thời công hàm 1958 cũng có giá trị pháp lý để cho Liên Hợp quốc THAM KHẢO để đi đến các quyết định sau cùng là thừa nhận hay phủ nhận yêu sách chủ quyền phi pháp của Tàu cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vì như đã nói, Hiệp định Genève 1954 đã "thừa nhận" chủ quyền của cộng sản Bắc Việt tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17.

Nhưng trên phương diện pháp lý tổng quát và với Việt Nam Cộng Hòa thì công hàm 1958 của cộng sản Bắc Việt là vô giá trị, là hành vi bán khống chủ quyền do Việt Nam Cộng Hòa được CÔNG NHẬN tại Hiệp định Genève 1954. Lưu ý là hiệu lực của việc CÔNG NHẬN có giá trị pháp lý cao hơn việc THỪA NHẬN vì CÔNG NHẬN là KẾT QUẢ CUỐI CÙNG của quá trình THỪA NHẬN. Ví dụ dễ hiểu là khi bạn tổ chức lễ đính hôn cho con bạn thì đó là việc bạn đã THỪA NHẬN thằng A, con B là rễ, là dâu của bạn và khi bạn tổ chức lễ thành hôn, thằng A con B đã đi làm hôn thú thì đó là việc bạn đã CÔNG NHẬN con B, thằng A là vợ chồng với nhau được luật pháp chứng thực và quan viên hai họ CÔNG NHẬN.

Khẳng định lại, công hàm bán nước của Việt cộng do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là có giá trị pháp lý để Liên Hợp quốc xem xét, quyết định các bước tiếp theo khi Tàu cộng đệ trình trong hồ sơ yêu sách chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì công hàm 1958 có ý nghĩa như vậy nên hiện nay Tàu cộng trong lúc sắp chết đuối do hậu quả của tội ác giết người hàng loạt mà lấy nó ra làm cái phao mục trình lên Liên Hợp quốc như tin tức dồn dập vào những ngày qua.

Việc khẳng định công hàm 1958 có giá trị pháp lý sẽ có ý nghĩa lột trần bộ mặt bán nước của Việt cộng tại Liên Hợp quốc và ngược lại nếu nhân dân Việt Nam, chủ thể giữ quyền chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải hợp pháp của nước Việt Nam mà phủ nhận giá trị pháp lý của công hàm 1958 thì đã vô tình giúp cho Việt cộng thoát khỏi tội danh bán nước. Do đó không khỏi ngạc nhiên khi báo chí của Việt cộng và binh đoàn tuyên giáo của Việt cộng đang khăng khăng quả quyết công hàm bán nước của Việt cộng là vô giá trị, là giấy lộn nên vứt bỏ vào sọt rác cũng như rất nhiều kẻ tự xưng mình là nhà đấu tranh dân chủ, là livestream khai dân trí trước đây im lặng với việc kêu gọi phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 thì nay lại sốt sắng, nhiệt tình đến lạ thường khi liên tục quảng bá cho việc kêu gọi ký thỉnh nguyện thơ phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 ngay trong lúc này.

Tất cả chỉ vì một mục đích là chạy tội bán nước của Việt cộng, giúp Việt cộng thoát hiểm trong kế sách tắc kè đổi màu. Đấu pháp chạy tội cho Việt cộng khi hô hào phủ nhận giá trị pháp lý của công hàm bán nước mà Việt cộng ký năm 1958 cũng như con cháu của Việt cộng trong cái mác đấu tranh dân chủ, cựu tù nhơn lương tâm, đang đào tị lưu vong lại hô hào quảng bá ký thỉnh nguyện thơ phục hoạt Hiệp định Ba Lê ngay trong lúc này mà điển hình như luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Trần Thị Ái Liên, ngừ đẹp choai - thánh lai chym - cựu ký giả báo chí Việt cộng là Huỳnh Quốc Huy,... là những hột nhơn trong đấu pháp chạy tội bán nước của Việt cộng và giúp Việt cộng thoát xác, đổi màu. Sẽ viết rõ hơn ở kỳ sau, trân trọng./.

Tran Hung.









Không có nhận xét nào

Quảng Cáo