Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TƯƠNG LAI KINH TẾ HẬU DỊCH

TƯƠNG LAI KINH TẾ HẬU DỊCH Mấy hôm nay có nhiều người lo lắng hỏi mình xem sắp tới sẽ thế nào, thấy CP chém thì vẫn vui tươi, phấn khởi, đán...

TƯƠNG LAI KINH TẾ HẬU DỊCH

Mấy hôm nay có nhiều người lo lắng hỏi mình xem sắp tới sẽ thế nào, thấy CP chém thì vẫn vui tươi, phấn khởi, đánh thắng giặc Covid ta sẽ xây dựng hơn 10 ngày nay. Mình thì không phải kinh tế gia, cũng chả phải Vanga hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, chẳng qua đêm hay ngủ mơ, được/bị "cô" dặn dò chuyện nọ chuyện kia, rồi ngủ dậy kể lại cho anh em bần nông giải trí, chứ không phải tung tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận trong nhân dân đâu nhé.

Anh em cần nhớ rằng, cả thế giới, chứ không riêng VN sẽ bị rơi vào GIẢM PHÁT chứ không phải lạm phát như nhiều người nhầm lẫn. Sau đó có thể có lạm phát, nhưng trong vòng 1-2 năm tới thì là giảm. Có thể nhiều người chưa nghe đến từ này.
 

Giảm phát được hiểu là sự giảm giá liên tục của mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói các khác mặt bằng chung về giá cả của hàng hóa trong nền kinh tế bị giảm. Điều này dẫn tới sức mua của đồng nội tệ tăng lên. Trong nền kinh tế giảm phát, cùng với một số tiền, theo thời gian, chúng ta có thể mua được nhiều hàng hóa hơn.

Lý do dẫn đến giảm phát là vì dịch bệnh dẫn đến "cách ly toàn xã hội" kéo theo kinh tế đình trệ, trước mắt thì cung và cầu bị giảm đột biến, trừ 1 số mặt hàng tiêu dùng bị tăng đột biến như giấy chùi đít ở Tây và mì tôm ở ta. 

Thực tế thì nhu cầu sẽ giảm nhiều hơn do người dân không dám/được ra đường để chi tiêu. Mỗi ngôi nhà sẽ là 1 pháo đài phòng thủ Covid, người ta găm tiền và hàng tiêu dùng thiết yếu ở nhà nằm im thở khẽ chờ có vaccine.

Nền kinh tế đột ngột bị ép cho suy thoái, đình trệ, thì các nhu cầu xa xỉ sẽ bị chết đầu tiên. Như các mặt hàng cao cấp, du lịch, khách sạn, hàng không, dịch vụ ăn chơi (bar, sàn, karaoke, massage, nhậu)...cũng tạch. Doanh nghiệp dạng như bạn FLC là đứng đầu sóng ngọn gió luôn, vì ôm toàn những ngành nói trên. Vì thế chủ tịch Quyết chém gió đợt trước ca 17, nhân dịp đại hội Golfer toàn cuốc, là chả đại biểu (toàn nhà giàu) nào thèm đeo khẩu trang, là có ý muốn kích cầu, tức là nhìn thấy quan tài dồi. Anh em hết sức thông cảm. Đợt này thấy anh im im, chả biết sức khỏe thế nào?

Trước mắt thì anh em dịch vụ sẽ tạch như nói trên. Anh em nào vốn dày, không phải thuê nhà thì có thể ngủ đông, cho nhân viên ăn cháo cầm hơi chờ hết dịch. Còn anh em nào vay ngân hàng nhiều, thuê nhà nhiều, tức là ngồi chơi vẫn phải đốt tiền, thì xác định là sống cũng thành tật. Bởi vì anh em xác định phải gồng ít nhất 1 năm nữa.

Tiếp theo là anh em sản xuất hàng xuất khẩu, cũng khốn đốn, vì thị trường quốc tế cũng tan nát, nhu cầu của họ cũng giảm đột biến, các đơn hàng cũng giảm đi. Vừa rồi VTV phải đính chính thông tin các nước EU cắt giảm các đơn hàng nhập khẩu từ VN, đúng là CP các nước đó không ngăn cản nhập khẩu, nhưng chính các đối tác nhập khẩu sẽ giảm nhu cầu. Điều đó là dễ hiểu.

Bất động sản, nhất là loại BĐS nghỉ dưỡng, cũng sẽ ế dài, vì nó là thứ xa xỉ. BĐS phân khúc bình dân thì còn đỡ, vì nó tương đối thiết yếu. Nhưng trước mắt thì tất cả đều khó bán. Vì nói chung là người dân bị rơi vào thế phòng thủ, người ta sẽ găm tiền, vàng, thắt lưng buộc bụng để chờ phục hồi kinh tế.

Anh em trong các ngành khác không kể bên trên cũng đừng hí hửng, vì các ngành kinh tế nó có sự liên kết đến nhau chặt chẽ. Ví dụ ông KTS hiện tại ít ảnh hưởng, nhưng thời gian tới dân họ không mua nhà đất, không xây nhà, để găm tiền, các chủ đầu tư BĐS lớn thì còn chết nữa, nên ông nào đang ôm các dự án BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng, thì cứ xác định ôm nợ cùng chết với CĐT. Họ hết tiền thì họ sẽ nợ anh em thôi.

Về mặt cá nhân, thì bần nông làm thuê cho các ngành nhạy cảm nói trên cũng sẽ tạch trước, anh em càng nghèo (cấp thấp) càng chết. Ví dụ như anh em chạy bàn quán nhậu, cafe, bán vé số, làm thuê trong khách sạn, resort...sẽ phải nghỉ việc lâu dài. Người nghèo thì ít tiền tiết kiệm, nhất là dân miền Nam không có thói quen tiết kiệm chi tiêu, thì còn có nguy cơ chết đói hoặc bần cùng sinh đạo tặc. Vì thế mà mấy hôm nay người dân SG đã mở ra các điểm tặng quà cho người nghèo, rất đáng trân trọng. HN hình như chưa/không có?

Nói chung thì đợt này là thời điểm toàn dân phải lấy lương khô ra ăn dần. Nên ông nào nghèo quá, không có lương khô, thì cứ xác định. Thế mình mới dự là cảnh sát hình sự đợt tới có khi nhiều việc.

Ở tầm quốc gia cũng sẽ ảm đạm không kém.

Giá xăng dầu thế giới đã và sẽ giảm đột biến do kinh tế suy trầm. Nên giá xuất khẩu dầu thô của VN cũng bị giảm, nên ngân sách bị giảm sâu, chỉ còn mỗi cách là không giảm giá xăng trong nước nhiều, coi như 1 cách thu thuế. Nhưng cách đó cũng không ăn thua mấy vì dân có đi đâu mấy đâu mà mua xăng?

Hiện tại CP đang cấm xuất khẩu gạo, có lẽ vì lo ngại an ninh lương thực, nhưng đó cũng là cách để giảm thu ngân sách rất lớn.

Ngân sách VN hiện nay thu từ dầu thô, xuất khẩu, FDI (chế biến, lắp ráp), dịch vụ, mà các địa phương lớn là HN, SG và Quảng Ninh là đầu tàu, thì lại cũng là đầu tàu mắc dịch, nên kinh tế sẽ bị khủng hoảng lớn.

Vì thế nên CP hứa sẽ không có người nghèo bị bỏ rơi...thì cũng rất khó thực hiện, vì ngân sách cũng hết cmn tiền. Nên bà con cứ xác định lo cho bản thân cho chắc cú.

Ở tầm quốc gia cũng y như cá nhân ở chỗ các nước cũng đang lấy lương khô ra ăn dần. Nước nào giàu, có nguồn dự trữ tốt, thì CP sẽ hỗ trợ người dân tốt hơn, cơ hội phục hồi kinh tế cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Ví như Mỹ bơm tiền cho dân tiêu, chính là biện pháp kích cầu, trong khi VN thì xin tiền dân để chống dịch, tức là làm ngược lại. Mà việc xin tiền này sẽ còn kéo dài hàng năm nữa.

Để đối phó với giảm phát, theo lý thuyết là lãi suất ngân hàng sẽ giảm tối đa, để dân buộc phải chi tiêu. CP cũng sẽ in thêm tiền để giá trị tiền giảm đi, khiến người dân không dám găm nữa. Nhưng nếu in tiền quá đà thì có thể sau đó sẽ là 1 đợt khủng hoảng lạm phát! 

Cách bền vững hơn là CP sẽ tăng chi tiêu công, như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây sân bay, đường cao tốc...để kích thích chi tiêu. Nhưng vấn đề là ngân sách tiêu cmn hết tiền vào chống dịch rồi còn đâu. Bây giờ vay nước ngoài cũng sẽ khó khăn hơn do các nước cũng phải lo thân họ. 

Trong tình huống này, các nước giàu có thể giảm thuế để kích thích sản xuất, các doanh nghiệp có cơ hội được sống lại. Nhưng VN thì lại khác, nếu giảm thuế (hay giảm giá xăng) thì có khi CP chết trước! Vì thế khả năng tăng thuế sẽ cao hơn. Trước mắt thì ngành thuế sẽ tìm cách đập các ông trốn thuế trước, siết chặt mảng này để tăng thu ngân sách.

Trong các loại khủng hoảng thì khủng hoảng do dịch vẫn còn đỡ hơn khủng hoảng kinh tế thuần túy (như hồi 2008) hoặc thiên tai (động đất, sóng thần, bão lụt...) hay chiến tranh. Vì các loại khủng hoảng kia đều có tính hủy diệt tài sản, BĐS, tài chính. Còn dịch bệnh thực ra không có tính hủy diệt như vậy, ngoài con người (già yếu). Dịch Covid chỉ bất ngờ nén nhu cầu đột biến, đúng như TTg đã nói là như cái lò xo bị ép. Vì thế, khi thoát dịch, lò xo được giải nén thì sẽ bung ra rất mạnh, tức là sức bật cho nền kinh tế là rất lớn. Đó là điểm sáng mà CP tiết lộ cho người dân phấn khởi. Điểm tối thì không nhắc đến!

Vấn đề là lò xò phải còn đủ lực thì mới bật ra được, chứ yếu quá mà bị nén lâu là hỏng luôn, khỏi bật được nữa, thậm chí bị nén nát vụn ra rồi. Vì thế anh em doanh nghiệp nào phát triển bền vững, vốn tự có lớn, vay ít, thì đợt này hibernate nín thở mút tay sống đến lúc hết dịch thì có thể còn ngon hơn (do anh em cạnh tranh chết vãn rồi!).

Tóm lại, tương lai hậu dịch là u ám, bất cứ ai biết về kinh tế hoặc bọn vô học mà hay ngủ mơ như mình cũng biết. Anh em bò đỏ thì phần nhiều là ngu hoặc ăn lương ngân sách chả hiểu mẹ gì về kinh tài, chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ, thấy CP đốt nhiều tiền chống dịch thì lại hoan hỉ. Đa phần nghĩ là dịch sẽ qua nhanh, tầm tháng nữa là hết, ta lại xây dựng hơn 10 ngày nay.

Nhân tiện giới thiệu anh em cuốn truyện tranh về kinh tế, đọc để thông não 15 ngày, đọc xong đảm bảo nhìn thấy quan tài, lệ đổ như thác!

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo