Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÁNH ĐUỔI PHÁP CÓ PHẢI LÀ SAI LẦM - NẾU VIỆT NAM LÀ THUỘC ĐỊA PHÁP

[ ĐÁNH ĐUỔI PHÁP CÓ PHẢI LÀ SAI LẦM - NẾU VIỆT NAM LÀ THUỘC ĐỊA PHÁP ] Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 ở Bến Nhà Rồng, có một chàng thanh niên t...

[ĐÁNH ĐUỔI PHÁP CÓ PHẢI LÀ SAI LẦM - NẾU VIỆT NAM LÀ THUỘC ĐỊA PHÁP] Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 ở Bến Nhà Rồng, có một chàng thanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để tìm đường cứu nước khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. Mãi đến năm 1945, tức 44 năm sau, ông ta mới trở lại và đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Từ đó, Việt Nam bước sang một trang sử mới.

Tuy là người nổi tiếng nhất, nhưng chàng trai đó không phải là đầu tiên và duy nhất. Trong những năm tháng đất nước bị cai trị bởi đế chế Pháp, hàng nghìn cá nhân yêu nước khác sẽ ra đi để tìm giải pháp cho vấn đề. Mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết, họ muốn nơi này phải trở nên độc lập và tự do và không ai có quyền điều hành nó trừ con người Việt Nam.

Những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh hay Cường Để cho đến bây giờ vẫn được nhớ lại thông qua sách sử và những nhận xét về bối cảnh đất nước thời bây giờ. Việt Nam chưa bao giờ thiếu người dấn thân vì nước vì dòng máu anh hùng luôn tồn tại.

Tuy nhiên, khi đất nước đã độc lập và thống nhất, kết quả không hề như bao người mong đợi. Khi nhìn lại thì không thể nào hối tiếc và tự hỏi liệu điều đó có phải là sai lầm và sẽ ra sao nếu Việt Nam là một thuộc địa của Pháp?

Nói vậy không có nghĩ là hạ thấp lòng yêu nước và coi thường sự hy sinh của vô số cá nhân đi trước. Nhưng nếu so sánh sự thất bại của chế độ phong kiến, chính quyền dân chủ nửa vời và cơ chế độc tài sau thống nhất, thì rất khó để cảm thấy hài lòng. Đế chế Pháp tàn bạo là điều không bàn cãi. Tuy nhiên, nó đã làm được hơn tất cả triều đại và chính quyền ở Việt Nam trước đó và sau khi bị đánh đuổi.

Chúng ta có lẽ vì quá thù hận nên đã nhầm lẫn độc lập với thịnh vượng. Vì thèm muốn sự văn minh của người cai trị nhưng quá mù quáng để không nhận ra rằng họ đã khai sáng cho vùng đất lạc hậu này. Nếu so sánh sự bất công giữa phong kiến và đế chế Pháp thì có lẽ không ai hơn hay thua ai. Nhưng với nhà vua, người dân chẳng được gì với tư duy bảo thủ và hệ thống quan liêu. Còn với thực dân, họ được dẫn dắt vào sự hiện đại của nền kinh tế công nghiệp.

Nhưng sống vào thời thực dân thì khó mà đủ tỉnh táo để nhìn nhận. Ngay cả tác giả cũng không thể chắc rằng có thể đưa ra nhận xét tương tự nếu sinh ra trong giai đoạn đó. Chỉ khi tất cả trôi qua thì mới có thể nhìn lại quá khứ.

Chúng ta tự hào vì đã đánh bại ngoại xâm và những cường quốc. Nhưng e rằng đồng thời cũng đã đuổi đi những người thầy khai sáng và sự văn minh mà nhân loại thèm khát. Để rồi bây giờ có muốn thì cũng không thể quay lại thời gian.

Vậy sẽ ra sao nếu người Pháp ở lại cai quản thuộc địa Việt Nam. Rất khó để nói nhưng có thể nhìn vào nền tảng để suy đoán.

1. Việt Nam sẽ có cơ chế dân chủ cộng hoà đúng nghĩa, tự tượng như Pháp với các nhánh phân quyền rõ rệt.
2. Việt Nam sẽ tiếp tục thừa hưởng tinh hoa văn học, văn hoá, giáo dục, khoa học và giá trị tự do. Từ Voltaire cho đến tinh thần “Liberté, égalité, fraternité.” Về lợi thế thì sẽ không thua gì các thuộc địa của Anh.
3. Việt Nam sẽ được bảo vệ bởi quân sự của một cường quốc. Vấn đề Biển Đông sẽ không là tranh chấp nữa vì hải quân Pháp sẽ hiện diện ở Hoàng Sa và Trường sa.
4. Việt Nam sẽ không bị chiếm bởi chủ nghĩa độc tài và toàn dân sẽ không phải gánh chịu khốn khổ.
5. Sẽ không có Điện Biên Phủ, hiệp định Geneva chia đôi đất nước năm 1954, chiến tranh Việt Nam hay ngày 30 tháng 4.
6. Các trường học Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình Pháp với tự do tư tưởng và tinh thần khai phóng.
7. Người Việt Nam có thể sẽ nói song ngữ Pháp - Việt và sở hữu lợi thế phát triển.
8. Việt Nam sẽ thành trung tâm kinh tế hoặc song song với Malaysia, Singapore hoặc Hong Kong.
9. Vị thế Việt Nam sẽ được nâng cao lên đẳng cấp mới.
10. Trên hết, chúng ta sẽ giành được độc lập thông qua cuộc bầu cử mà không cần tốn một viên đạn nào. Nhưng liệu có đáng hay cần thiết?

Đất nước hiện tại độc lập nhưng không tự do, thống nhất nhưng không đoàn kết và hoà bình nhưng không thịnh vượng. Đó không phải là điều bất cứ người dân nào muốn. Có gì để tự hào khi thua kém những quốc gia khác. Khi nhìn các cựu thuộc địa Anh như Malaysia, Singapore hay Hong Kong trở thành những vùng đất giàu có, không thể nào không ghen tị.

Thật quá kém minh mẫn khi trước đây nắm trong tay tất cả lợi thế nhưng lại buông ra. Đánh đuổi Pháp không chỉ làm một sai lầm, mà là lựa chọn non dại dẫn đến tai hoạ này đến thảm hoạ khác cho đất nước và người dân. Để rồi bây giờ, Việt Nam lại chọn hướng phát triển ngược để tìm lại hình bóng mình của ngày xưa. [20.5.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo