Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ SAO BIÊN HÒA CÒN CÓ TÊN BIÊN HÙNG?

Vì sao Biên Hòa còn có tên Biên Hùng?  Biên Hòa nằm ở kế bên sông Đồng Nai .Xứ này cũng phong thủy dữ lắm, khúc sông uốn lượn như rồng...

Vì sao Biên Hòa còn có tên Biên Hùng? 

Biên Hòa nằm ở kế bên sông Đồng Nai .Xứ này cũng phong thủy dữ lắm, khúc sông uốn lượn như rồng với cái núi Châu Thới,Bửu Long  xa xa ,cù lao Phố án ngữ,xa nữa là cù lao Rùa

Trước 75 ở Biên Hòa có cái cù lao nhỏ ở trên sông Đồng Nai tục gọi Cồn Gáo ,sau này biến mất không tăm hơi

 “Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Ðịnh Ðồng Nai thì về
Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ !
Ðường về xứ bạn không xa
Qua vùng Ðất Ðỏ rồi ra Biên Hoà”

Dân tộc bổn địa đầu tiên của đất Đồng Nai xưa là Mạ,Stieng

Người Châu Mạ tuy sơ khai tuy nhiên có cả một vương quốc .Họ là chủ nhôn của sông La Ngà,sông Đồng Nai và sông Sài Gòn

Năm 1620 vua xứ Chân Lạp Chey Chetta II trước sự uy hiếp của người Xiêm ,ông đã cho xây cung điện nguy nga tại Oudong rồi cho sứ giả qua Phú Xuân cầu hôn con gái chúa Sãi.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả bà Ngọc Vạn cho Chey Chetta II

Bà Ngọc Vạn đẹp nổi tiếng,lại muốn dựa Việt Nam nên vua Chân Lạp liền phong cho bà làm“Đệ nhứt Hoàng Hậu” tước hiệu “Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey”.Hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv

Chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp tàu thuyền binh lính để làm của hồi môn bảo vệ con gái mình,chống lại quân Xiêm,quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong 

Hai năm sau khi Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu Chân Lạp, năm 1623, chúa Nguyễn sai phái bộ tới Oudong yêu cầu vua Chey Chetta II cho chúa Nguyễn lập hai đồn thâu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé).

Vua Chey Chetta II chấp thuận, chúa Nguyễn khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ giúp chánh quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Nokor nữa.

Khi Chey Chetta II mất, vùng đất từ Prey Nokor trở ra tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa đã có nhiều người Việt đến ở,định cư

Rồi lưu dân Việt vô Nam,hiệp cùng người Minh Hương đã sanh sống ở Mô Xoài (Bà Rịa) ,Bàn Lân (Biên Hòa) và Sài Gòn

Xứ Đàng Trong đã mở biên giới vô Nam ,mở ra một vùng đất tuy minh mông hoang vu nhưng trù phú để khai khẩn

Sau khi Chey Chetta II mất thì hoàng gia Chân Lạp tiếc đất nên hay đưa quân qua đánh 

Năm 1658, vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân đem quân qua Mô Xoài (Bà Rịa)  nên chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đem 2.000 quân đánh bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân.

 Chân Lạp xin được làm chư hầu 

Thời chúa Nguyễn cái xứ có núi Châu Thới,sông Phước Long (Đồng Nai),cù lao Đại Phố kêu là xứ 鎮邊 Trấn Biên 

Lúc này biên giới chánh thức của Đàng Trong tới ngay xứ này,bên kia là Chân Lạp .Trấn Biên tức là giữ gìn vùng ranh giới vương quốc

Sau đó sông Phước Long được kêu thành sông Đồng Nai là 仝狔,có nghĩa  là “cánh đồng có những con nai”,Hán tự đọc âm là Lộc Dã 

Thời Tây Sơn vô Nam cướp bóc tàn phá có hai tướng gốc Tàu xuất thân hải tặc tên Lý Tài, Tập Đình 

Lý Tài quy tụ về trướng Tây Sơn Nguyễn Nhạc ,nhưng năm 1775 Lý Tài lại phản Tây Sơn đi theo nhà Nguyễn, dưới quyền chỉ huy của Tống Phước Hiệp

Về Ba Giồng ( Tân Hiệp-Mỹ Tho ) ra mắt chúa Nguyễn Ánh thì Lý Tài đụng Đỗ Thành Nhơn -thủ lĩnh quân Đông Sơn của Ba Giồng , họ Đỗ ghét Lý Tài chuyện phản chủ nên nói thẳng với chúa Nguyễn rằng " Lý Tài là đồ heo chó, dùng làm gì" 

Từ đó Lý Tài và Đỗ Thanh Nhơn không ưa nhau

Sau đó, năm 1776, Lý Tài bỏ Ba Giồng kéo quân về Biên Hòa chiếm núi Châu Thới làm lãnh địa riêng , ông này đổi tên Biên Hòa thành Biên Hùng trấn. 

Địa danh Biên Hùng bắt đầu có từ đó

Đỗ Thành Nhơn kéo quân lại Châu Thới đánh Lý Tài, nhiều cuộc thư hùng đẫm máu diễn ra ở đây giữa hai ông tướng , có trận Đỗ Thành Nhơn bị phục kích thua tan tát 

Sau đó Lý Tài phò Nguyễn Phúc Dương  và thành tướng bảo giá của đông cung Dương ( Chúa Nguyễn Ánh thuộc phe Ba Giồng)

Nguyễn Huệ tiến đánh vào Nam , san bằng núi Châu Thới , Lý Tài đường cùng chạy về Ba Giồng và bị Đỗ Thành Nhơn giết chết

Lý Tài là một nhân vật lịch sử của Việt Nam

Núi Châu Thới cao 82 m chỉ là ngọn đồi nằm nhô lên như cái tô úp giữa đồng bằng, ngày xưa cả vùng Bình Dương,Thủ Đức là đất tỉnh Biên Hòa ,vùng đất phong thủy đẹp bậc nhất Nam Kỳ với hình rồng, đầu là núi Bửu Long ( Long Ẩn) ,uốn khúc mình là sông Đồng Nai , đuôi là núi Châu Thới

Núi Châu Thới gắn liền với chùa cổ Châu Thới

"Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
Nghiêng chùa Châu Thới mới sai lời nguyền !"

Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành Biên Hòa.

边和 Biên Hòa hay Biên Hồ cũng trúng hết

Biên 边 là biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi

Hòa 和 là vui, nhân dân ai nấy đều yên vui làm ăn thoả thuận gọi là hoà

Vua Gia Long mong muốn vùng đất nơi biên cương này được trấn giữ chắc chắn, thuận hoà

Thời đó Nam Kỳ kêu là “ Gia Định Ngũ Trấn “ bao gồm 5 trấn là Phiên An Trấn, Biên Hoà Trấn, Định Tường Trấn, Vĩnh Thanh Trấn, và Hà Tiên Trấn

Trịnh Hoài Đức chép trong Gia Định Thành Thông Chí: 

“Đồng Nai 仝 狔 là tên duy nhứt của trấn Biên Hòa. Do ban đầu là cánh đồng cho nai hươu ở, cho nên mới gọi là Đồng Nai, tên chữ là Lộc Dã, còn gọi là Lộc Động.”

Chữ Biên Hùng có trước Biên Hòa ,Biên Hùng tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng dân xứ này cũng khoái lắm 

Người Biên Hòa xưa khi nói về xứ mình sẽ nói “Qua là dân Biên Qùa”

Khi bực ai cà tửng thì dân Nam Kỳ sẽ nói "Cho nó đi Biên Quà" tức là ...đem nó về nhà thương điên Biên Hòa.

Nguyễn Gia Việt



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo