Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ GIÁO SƯ LƯƠNG NINH ĐÃ VU OAN THẦY VICKERY NHƯ THẾ NÀO ?

Về giáo sư Lương Ninh đã vu oan thầy Vickery như thế nào ? hay học thuật Việt Nam là như thế đó sao ? Trong bài viết "Nước Ph...

Về giáo sư Lương Ninh đã vu oan thầy Vickery như thế nào ?

hay học thuật Việt Nam là như thế đó sao ?

Trong bài viết "Nước Phù Nam xem lại: tháo dỡ những cổ xưa" đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 7 năm 2005, thầy Lương Ninh đã viết bài phê bình reviews về bài viết Funan Reviewed - Deconstructing the Ancients của thầy Michael Vickery liên quan đến ngành khảo cổ học vương quốc cổ Phù Nam. 

Trong lời phê bình ở trang 8 và trang 9, khi bàn về vị trí trung tâm Phù Nam khi xưa là ở đâu, thầy Lương Ninh đã chê học giả Hoshino dịch sai văn bản Hán ngữ viết về Phù Nam, rồi chê thầy Vickery đã "dẫn Hoshino trong ý muốn tháo dỡ Pelliot, nhưng lại tỏ ra có ý riêng", và "vua Hán học P. Pelliot dịch không sai, M. Vickery và Hoshino sai là do kém hay cố ý ?", để rồi cuối cùng thầy Lương Ninh đưa ra các kiến thức địa lý và khẳng định "đáp ứng 4 điều kiện hợp với thực tế địa lý, với thư tịch và khảo cổ học ... thì không thể tìm đâu khác ngoài miền Tây sông Hậu với kinh đô là Angkor Borei (Nagara-pura)".
Về giáo sư Lương Ninh đã vu oan thầy Vickery như thế nào ?
Nói chung, chỉ đọc câu phê bình này, bạn cảm nhận là thầy Lương Ninh đã khẳng định thầy Vickery sai này nọ, và đáng ngờ hơn, là thầy Vickery lại "cố ý" gì đó nữa chứ.

Nhưng có thật là có những sự việc như thế trong bài viết gốc Anh ngữ của thầy Michael Vickery không ? Thì xin thưa với bạn là KHÔNG.  Thật đáng buồn là những gì thầy Lương Ninh nêu ra, chúng chỉ ra cho việc thầy Lương Ninh đọc không tới chữ Anh ngữ, và đáng buồn hơn, là thầy Lương Ninh đã cắt xén những gì thầy Vickery viết, rồi thầy phê bình bậy cả lên.  Giáo sư mà viết phê bình như thế này là sao ? 

Đây, mời bạn:

****

1. Thầy Lương Ninh phê bình "Dẫn Hoshino trong ý muốn "tháo dỡ Pelliot", nhưng lại tỏ ra có ý riêng, tác giả M. Vickery nói không đồng tình với giải thích của Hoshino, mà cho rằng Phù Nam đúng là ở Cambốt, mà con sông chảy về phía Tây là sông Tonle Sap chảy ngược dòng vào Biển Hồ mấy tháng trong mùa nước lên (sic)."

Nhưng nếu bạn đọc bài viết Anh ngữ của thầy M. Vickery, thì hóa ra thầy Vickery không hề khẳng định gì về con sông Tonle Sap nào cả, mà chính ra thầy Vickery đã phê bình rằng là những gì mà học giả Hoshino nêu ra, hóa ra nó có thể "gậy ông đập lưng ông" vì theo thầy Vickery "and Hoshino' s translation is, "there is a big river which has a tributary flowing westward and the river enters into the sea". This fits perfectly the situation of the Tonle Sap-Mekong system during several months of the year when the Tonle Sap reverses course and flows upstream toward the northwest, while the Mekong keeps flowing to the sea; and it is much better than Hoshino's proposal that the passage refers to the Chao Phraya and the Pa Sak rivers in central Thailand", tạm dịch là "và bản dịch của Hoshino là, "có một con sông lớn có một nhánh chảy về phía tây và sông đổ ra biển". Sự phiên dịch này hoàn toàn phù hợp với tình hình của hệ thống (sông ngòi) Tonle Sap-Mekong trong nhiều tháng trong năm khi mà Tonle Sap đảo ngược dòng chảy và ngược dòng về phía tây bắc, trong khi (sông) Mekong tiếp tục đổ ra biển; và (thực tế Tonle-Sap chảy ngược về hướng Tây trong khi sông Mekong tiếp tục chảy về hướng Đông ra biển) tốt hơn nhiều so với đề xuất của Hoshino rằng đoạn văn (Hán ngữ trên) đề cập đến sông Chao Phraya và sông Pa Sak ở miền trung Thái Lan".

Như vậy thầy Vickey đã phân tích rằng nếu dựa vào cách dịch đoạn văn Hán ngữ trong bộ Tề Thư và Lương Thư về con sông ở vương quốc Phù Nam của học giả Hoshino, thì đáng ra cách dịch này là chính xác để chỉ cho hiện tượng sông Tonle Sap nước chảy ngược, hơn là để chỉ cho 2 con sông ở Thái Lan như học giả Hoshino đưa ra.  Vậy độc giả ở đây nên hiểu, là thầy Vickery đã phân tích cách dịch của học giả Hoshino và cho rằng nếu đúng là văn bản gốc Hán ngữ viết như vầy (vì thầy Vickery không biết Hán ngữ), thì đáng ra đây là con sông ở đây là sông Tonle-sap chứ không là 2 con sông Chao Phraya / Pa Sak ở miền trung Thái Lan.  Thầy Vickery phân tích câu văn như thế, chứ chưa bao giờ mà thầy lại khẳng định "nhưng lại tỏ ra có ý riêng, tác giả M. Vickery nói không đồng tình với giải thích của Hoshino, mà cho rằng Phù Nam đúng là ở Cambốt, mà con sông chảy về phía Tây là sông Tonle Sap chảy ngược dòng vào Biển Hồ mấy tháng trong mùa nước lên (sic)" như thầy Lương Ninh đã nêu ra cả ?

Nên ở đây, có lẽ thầy Lương Ninh đọc Anh ngữ không tới chữ rồi lại cho rằng thầy Vickery đã khẳng định văn bản Hán ngữ là chỉ con sông Tonle Sap nào ở đây chăng ? Đâu có đâu bạn, là thầy Vickery phân tích học giả Hoshino mà dịch như thế, đáng lẽ điều là chỉ đúng với hiện tượng con sông Tonle Sap thôi, chứ thầy Vickery chưa bao giờ khẳng định có con sông Tonle Sap nào trong vấn đề cần bàn cả.

****

2. Thầy Lương Ninh lại phê bình "Vua Hán học P.Pelliot dịch không sai, M.Vickery và Hoshino sai là do kém hay cố ý ?"

Nhưng nếu bạn đọc lại bài viết Anh ngữ của thầy M. Vickery, hóa ra là chính thầy Lương Ninh mới là người cố ý "đổ tội" cho thầy Vickery.  Thì ra, thầy Vickery sau khi đã phân tích phần sai trên của bản dịch học giả Hoshino, còn viết kết luận rõ luôn là "One may, moreover, question the accuracy of Hoshino's correction of Pelliot, a matter which I leave to the decision of sinologists", tạm dịch là "Hơn nữa, người ta có thể đặt câu hỏi về tính chính xác của việc Hoshino hiệu đính (lời dịch của) Pelliot, việc hiệu đính này là một vấn đề mà tôi để cho các nhà Hán học quyết định.".

Vậy thầy Vickery không những đã chính xác nêu ra về tánh phi lý (illogical) của bản hiệu đính Hoshino, thầy Vickery còn kêu gọi độc giả và các nhà nghiên cứu uyên thâm Hán ngữ nên đọc lại văn bản Hán ngữ gốc để kiểm tra lại xem học giả Hoshino có thật là hiệu đính sai không, ngoài việc thầy Vickery đã chỉ ra sự phi lý trong bản hiệu đính Hoshino.  Vậy thì làm gì có việc thầy Vickery "sai" gì ở đây bạn nhỉ ? Rõ ràng thầy Vickery chỉ ra việc hiệu đính của học giả Hoshino có đầy vấn đề, thế thì làm sao mà thầy Lương Ninh lại gọp luôn 2 học giả Vickery và Hoshino lại làm một như cùng phe vậy bạn ?

Đáng xấu hổ hơn, là ngay trong bản Anh ngữ, thầy Vickery còn ủng hộ học giả Pelliot kìa, tức là đoạn "I still prefer Pelliot's justification of his emendation by reference to a parallel passage in his text VI, in which a much clearer statement has unambiguously, "there is a large river which flows from the Northwest towards the East and falls into the sea", which fits the combined Tonle Sap and the Mekong from the point where the two meet near modern Phnom Penh. Moreover, when Hoshino is faced with Chinese records which really force recognition of Funan in the Mekong delta region, he gets around the problem by positing two Funan factions, one on the Menam and one, "the Kaundinya faction" on the Mekong.".  Vây mà thầy Lương Ninh chẳng những đã cắt xén không phân tích đoạn văn trên mà thầy Vickery phê bình học giả Hoshino, mà lại còn cắt xén luôn cả đoạn thầy Vickery đồng ý với học giả Pelliot.  Để rồi với việc cắt xén cả 2 đoạn văn quan trọng này, thầy Lương Ninh lại phê bình rằng là "Vua Hán học P.Pelliot dịch không sai, M.Vickery và Hoshino sai là do kém hay cố ý ?"

Thưa các bạn, một giáo sư mà đọc một bài viết nghiên cứu khoa học đàng hoàng như thế, mà lại đọc không tới chữ hay cắt xén lừa dối như thế, có là giống như nội dung câu truyện "Uống nhơn sâm tắc .. tử" không ?

****

3. Thầy Lương Ninh tiếp tục phê bình rằng là "Tiếc rằng ở đây không phải chỉ là hiểu sai chữ nghĩa mà là sai cả về kiến thức địa lý.  1: Tonle Bati và Tonle Sap là hai phạm vi khác nhau hoàn toàn.  Khang Thái không đến Tonle Sap, bởi bấy giờ còn hoang vu và Chân Lạp thì phải sau 300 nữa mới lập ....  Đáp ứng 4 điều kiện hợp với thực tế địa lý, với thư tịch và khảo cổ học ... thì không thể tìm đâu khác ngoài miền Tây sông Hậu với kinh đô là Angkor Borei (Nagara-pura)".

Nhưng than ôi, thầy Lương Ninh đọc Anh ngữ bài này làm thế nào mà sai nhiều như cát sông Hằng, bởi vì:

a. Thầy Vickery có viết rõ là "however, that we must assume, as Pelliot apparently did, that some of the Chinese writers were lax in recording or re-copying directions; and we must not forget that most of the writers had no direct knowledge of the subject.", tạm dịch là "tuy nhiên, chúng ta phải giả định, như Pelliot rõ ràng đã làm, rằng một số nhà chép sách Trung Quốc đã lỏng lẻo trong việc ghi chép hoặc sao chép lại các hướng dẫn; và chúng ta không được quên rằng hầu hết các nhà chép sách không có kiến ​​thức trực tiếp về chủ đề (địa lý) này.".  Và nếu bạn đọc quyển Art & Archeaelogy of Funan (trang 37), thì bản gốc Hán ngữ viết về Phù Nam của Khang Thái thời Tam Quốc (220-280 CE) đâu còn, mà nội dung quyển này được chép lại vào quyển Thủy Kinh Chú 水經注 và cuối thế kỷ 6 và 7 đó chứ.

Như vậy theo thầy Vickery, thì do không có bản gốc của Khang Thái và rất có thể các nhà chép sách Trung Hoa sau này khi chép lại, có thể viết sai, nên chính vì vậy ngay cả các câu viết trong văn bản Hán ngữ của người Trung Hoa về Phù Nam, cũng có thể đối chọi nhau.

Vậy không hiểu thầy Lương Ninh đã đọc các văn bản Hán ngữ khác chưa trước khi thầy có thể khẳng định những gì chúng ta đọc ngày nay là bản gốc của Khang Thái ? 

b. Thầy Vickery đâu có khẳng định gì về Tonle Sap như mình đã nêu ra ở phần #1, mà đó là thầy Lương Ninh đọc và hiểu sai (và cắt xén) câu văn Anh ngữ đó chứ 

c. Và một lần nữa, thầy Lương Ninh đã cắt xén luôn cách giải thích của thầy Vickery về tại sao địa danh Tonle Bati lại nên được xem xét là khu trung tâm của Phù Nam, đó là bởi vì theo thầy Vickery thì tấm bia đá có ký hiệu K40, có văn tự thuộc dạng Phạn ngữ vào khoảng trung đại thế kỷ 6 (mid-6th century script), được phát hiện ở Tonle Bati "It records the names of two kings, Jayavarman and his son Rudravarman, corresponding precisely to the Chinese reports recording the death of Jayavarman in 514 and envoys to China from Rudravarman in 517, 519, 530, 535, and 539. 92 Although Boisselier might have responded that the possible shift of Funan's center from the Menam to the Mekong, which he was willing to accept at the end of the 6th century, could really have occurred in the late 5th century, this would be special pleading, and such a dramatic change could hardly have been ignored by the Chinese, for whom Funan was an important link in their contacts with India".

Tạm dịch là "Nó ghi lại tên của hai vị vua, Jayavarman và con trai ông là Rudravarman, tương ứng chính xác với các bản tường trình (trong sử sách) Trung Hoa ghi lại cái chết của Jayavarman vào năm 514 và các sứ thần (Phù Nam) đến Trung Quốc từ (triều đình) Rudravarman vào năm 517, 519, 530, 535 và 539. 92 Mặc dù Boisselier có thể có trả lời rằng về khả năng chuyển dời của khu trung tâm Phù Nam từ (vùng) Menam sang Mekong, mà ông (Boisselier) sẵn sàng chấp nhận (thuyết này đã xảy ra) vào cuối thế kỷ 6, (nhưng thật ra việc chuyển dời này) thực sự có thể xảy ra vào cuối thế kỷ 5, và điều này (Brian chú - tức là tấm bia này ghi lại sự việc diễn ra tại vương quốc Phù Nam với văn tự trung đại thế kỷ 6) là một chứng cớ đặc biệt, vì một sự thay đổi đáng kể như vậy, khó có thể nào bị người Trung Quốc bỏ qua (hay không để ý đến), bởi vì vương quốc Phù Nam là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ của người Trung Hoa với Ấn Độ (thời bấy giờ)".

Vậy là theo thầy Vickery, thì lý do mà người ta nên xem Tonle Bati là khu trung tâm của Phù Nam là vì nơi này có tấm bia được viết bằng văn tự giữa thế kỷ 6, chép lại sự kiện xảy ra tại vương quốc Phù Nam, tương ứng với những gì đã được viết tương tự như trong sử Trung Quốc.  

Vậy mà thầy Lương Ninh hoàn toàn không viết gì về những điều trên mà thầy Vickeroy đưa ra, chẳng những thầy Lương Ninh giấu chúng đi, mà thầy lại còn đưa ra cả cái thuyết quốc gia gần sông ngòi gì nữa, để khẳng định là "Tiếc rằng ở đây không phải chỉ là hiểu sai chữ nghĩa mà là sai cả về kiến thức địa lý" rồi "Vua Hán học P.Pelliot dịch không sai, M.Vickery và Hoshino sai là do kém hay cố ý ?"

****

Nên nếu bạn đọc bản nguyên tác Anh ngữ của thầy Vickery, thầy Vickery giải thích rõ lắm về những điều trên, thầy Vickery viết rõ về tại sao thầy cho rằng học giả Hoshino có thể đã hiệu đính và phân tích văn bản Hán ngữ sai, về các nhà nghiên cứu nên cẩn trọng khi đọc văn bản Hán ngữ như thế nào, về tại sao chúng ta nên để ý xem Tonle Bati có là khu trung tâm của Phù Nam không với chứng cớ là tấm bia Phù Nam được tìm thấy tại đây.

Ấy vậy mà khi thầy Lương Ninh phân tích, thầy giấu và cắt xén hết những gì thầy Vickery phân tích, rồi lại phê bình thầy Vickery này nọ là sao ?

Mình thắc mắc là có phải do thầy Lương Ninh này, có trình độ Anh ngữ kém quá, nên thầy đọc không tới chữ, do đó thầy nhờ học trò nào đó đọc và dịch lại, nên nó mới thành ra đại họa như thế này không ?

Hay là thầy làm theo đúng cách làm của cán bộ Viện Sử Học, ấy là biến việc có thành không, không thành có ?

Còn ban biên tập của tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử ở đâu thế nhả ? 

Mình tra mạng, thấy có Giáo sư Lương Ninh đã rất già, tại đây >> http://cpd.vn/news/detail/tabid/77/newsid/4003/seo/Buoi-lam-viec-dau-tien-voi-GS-Luong-Ninh/Default.aspx.  Có phải thầy Lương Ninh này và Giáo sư Lương Ninh nọ trên báo là một không ?

Và tại sao lại xảy ra tình trạng như thế này vậy bạn ? 

Nếu như bài phê bình như thế này mà chuyển ngữ sang Anh ngữ, cả thế giới đọc, liệu các học giả thế giới có lắc đầu cho cái gọi là "học thuật" bên Việt Nam không ? 

Tại sao bài viết nguyên gốc Anh ngữ viết đầy đủ như thế, mà vào tay một giáo sư Việt Nam, nó lại trở nên khác thế ?

Tại sao một giáo sư Việt Nam viết phê bình một bài nghiên cứu khoa học, mà phải dùng đến phương pháp cắt xén và vu oan cho thiên hạ thế ? Không lẽ thầy không đủ kiến thức để viết phê bình đúng đắn à ?

Bài viết này còn nhiều lời phê bình của thầy Lương Ninh lắm, bạn cứ tự đọc và so sánh thử xem thầy Lương Ninh sai hay đúng. Mình chỉ mới đọc kỹ có 1 lời phê bình của thầy Lương Ninh đó bạn.

Mời bạn cứ tự nhiên đọc và phản luận.  

Bạn đọc bài viết của thầy M. Vickery tại đây >> https://drive.google.com/file/d/1aT8XCLc9pKNfjCDY_z1Ap_8VblELAmpM/view?usp=sharing

Bạn đọc bài phê bình của thầy Lương Ninh tại đây >> https://drive.google.com/file/d/1z9KoVdT1XZtB1nVo5wkfjBlwasE5A5RK/view?usp=sharing

Bạn xem vài trang của quyển Art & Archaelogy of Fu nan mình có posted tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2566990196885260

Thanks

Brian 


Lại về việc giáo sư Lương Ninh đã gian manh như thế nào khi đả phá thầy Vickery 

Nếu ở bài này (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/4346178892089237/), mình có nêu ra cho bạn về việc thầy Lương Ninh đã cắt xén và vu oan cho thầy Vickery như thế nào về vấn đề Phù Nam, thì trong bài này, mình đọc phần phê bình tiếp theo của thầy Lương Ninh, lại phát hiện ra rằng thầy Lương Ninh này còn gian manh hơn nữa, đó là thầy cũng cắt xén luôn những đoạn viết phân tích khoa học của thầy Vickery, và thay vào đó, thầy ráp đoạn văn này vào đoạn văn kia, rồi viết phê bình là thầy Vickery có thiên kiến này nọ.  Một giáo sư khảo cổ học Việt Nam mà viết phê bình học giả thế giới bằng cách cắt xén lắp ráp như một cán bộ Cộng Sản thế này đây ư ? Thật kinh tởm cho cái gọi là học thuật Việt Nam.

Ở trang 10, thầy Lương Ninh đã phê bình về việc thầy Vickery khẳng định rằng với "những bằng chứng hiện có thì có thể coi Phù Nam là địa bàn mà nhóm cư dân chủ yếu chỉ có thể là Khmer (sic)".  Rồi thầy Lương Ninh đã trích đoạn những gì thầy Vickery viết và nêu ra là "Những đoạn dẫn trên do tính chất đặc biệt của nó, đã được dịch sát nguyên văn để bạn đọc tham khảo".

Nhưng thầy Lương Ninh đã có dịch sát nguyên văn không ? Thì xin thưa bạn là KHÔNG.  Mà đáng xấu hổ là thầy Lương Ninh đã cắt xén và giấu dẹm đi phần văn cực kỳ quan trọng của thầy Vickery viết để chứng minh đó chứ.

Đây, tức là đoạn dịch này "Cần phải nhấn mạnh rằng khi thiếu vắng văn bản viết ngôn ngữ bản địa thì việc xác định ngôn ngữ Phù Nam là không thể được, nhưng bằng cứ gián tiếp của Tun Sun, cộng với văn khắc Khmer thế kỷ VII thấy rõ trên đất Phù Nam đã gợi ý mạnh mẽ rằng cư dân là Khmer, ngay cả nếu các cảng thị đầy các nhóm cư dân khác, đặc biệt là Nam Đảo".

Còn văn bản nguyên tác Anh ngữ của thầy Vickery viết ra sao ? Thì đây "It must be emphasized, in the absence of any writing in a local language, that the identification of the language of Funan is not possible, but the indirect evidence of Tun-Sun, plus the evidence of the MANY Khmer inscriptions of THE EARLY 7th century, IN WHAT HAD OBVIOUSLY BEEN FUNAN TERRITORY, strongly suggest that the population was Khmer, even if the port cities may have been full of other groups, in particular Austronesians."

Các chữ viết hoa là những chữ đã bị thầy Lương Ninh cắt xén và đổi cách dịch đó bạn, thật ra câu dịch Anh ngữ trên cần là "Cần phải nhấn mạnh rằng khi thiếu vắng văn bản viết ngôn ngữ bản địa thì việc xác định ngôn ngữ Phù Nam là không thể được, nhưng VỚI bằng cớ gián tiếp của Tun Sun, cộng với BẰNG CỚ CỦA RẤT NHIỀU văn khắc Khmer CÓ NIÊN ĐẠI ĐẦU thế kỷ VII, TẠI KHU VỰC MÀ CHẮC CHẮN THUỘC VỀ (VƯƠNG QUỐC) PHÙ NAM TRƯỚC ĐÂY, đã gợi ý mạnh mẽ rằng cư dân (tại nơi đây) là (người) Khmer, ngay cả nếu khi các cảng thị đầy các nhóm cư dân khác, đặc biệt là Nam Đảo".

Như vậy thầy Vickery đã đưa ra 2 loại chứng cớ để chứng minh người Phù Nam có thể là người Khmer qua hai chứng cớ là (1) Tun-sun (2) các văn bia có chữ Khmer tại khu vực thuộc về Phù Nam trước đây.

Thứ nhất, chứng cớ Tun-sun là chứng cớ gì ? Thì hóa ra là thầy Vickery ở một đoạn văn trước, đã viết rất rõ, nhưng thầy Lương Ninh đã cắt xén và giấu dẹm đi đó bạn.  Đây tức là đoạn văn Anh ngữ "What the Chinese really reported was that Funan had occupied a place called Tun-Sun, which had five kings, and a language a little bit different from that of Funan. This does not point in the direction of Malay or Austronesian. As noted above, Mon specialists consider that tun-sun was Mon for 'cities-five', and if the Mon language of Tun-Sun was only a little different from that of Funan, Funan must have been Mon-Khmer.", tạm dịch là "Thật ra người Trung Quốc đã tường thuật về việc Phù Nam chiếm đoạt một nơi gọi là Tun-Sun, là nơi có năm vị vua, và (là nơi mà) ngôn ngữ hơi khác một chút so với (ngôn ngữ) của Phù Nam. Điều này đã cho thấy (Tun-sun) không thuộc hướng (văn hóa) Malay hay Nam Đảo. Như đã nói ở phần trên, các chuyên gia (về ngôn ngữ) Mon cho rằng tun-sun là (tiếng) Mon có nghĩa là 'thành phố-năm', và nếu ngôn ngữ Mon của (khu vực) Tun-Sun chỉ khác chút ít so với ngôn ngữ Phù Nam, (thế thì ngôn ngữ) Phù Nam hẳn là Mon-Khmer.".

Vậy thầy Vickery đã viết về Tun-sun, là một nơi mà Phù Nam đã chiếm đóng và có ngôn ngữ khác chút ít so với ngôn ngữ Mon của Tun-sun, nên thầy cho rằng ngôn ngữ Phù Nam là thuộc (hay tương tự) ngôn ngữ Mon-Khmer.  Điều này là hoàn toàn OK đấy chứ ? Ấy thế mà thầy Lương Ninh lại cắt xén cả đoạn văn về ngôn ngữ Tun-sun này rồi lại nêu ra là thầy Vickery có ý thiên kiến trong bài viết là sao ?

Thứ hai, thầy Vickery viết rất rõ là chứng cớ về RẤT NHIỀU văn bia khắc chữ Khmer có niên đại đầu thế kỷ VII đã được tìm thấy tại khu vực thuộc Phù Nam trước đây, nên thầy cho rằng người dân sống tại khu vực thuộc vương quốc Phù Nam này có thể là người Khmer.  Chả phải người Việt chúng ta, ngay cả một văn bia ở Bà Rịa hay Sài Gòn vào thế kỷ 16 cũng không có, chỉ dựa vào một dị bản sử Cao Miên, mà chúng ta lúc nào cũng tự khẳng định là có bà hoàng hậu Ngọc Vạn nào đó, rồi có bao nhiêu là người Việt đã có mặt và sinh sống tại Sài Gòn và Bà Rịa vào thế kỷ 16 đó sao ? Người Việt mình, ngay cả văn bia cũng không có, sử liệu cũng không có, mà đã khẳng định như thế, còn thế giới, người ta có cả bao nhiêu là văn bia khắc chữ Khmer ở vùng đất Phù Nam, vào đầu thế kỷ VII, thế mà thầy Lương Ninh lại nói là thầy Vickery nêu ra như vậy là có thiên kiến, nghĩa là sao ?

Và dĩ nhiên, khi mà thầy Lương Ninh chốt đoạn phân tích này lại rằng là, thầy Vickery có thiên kiến nên "ông cố gắn Tonle Sap với Tonle Bati, gần nơi tìm thấy bia K40, gắn Phù Nam với Cambốt".  Nhưng nào có việc này đâu bạn ?  Thầy Vickery nào có gắn Tonle Sap với Tonle Bati nào ? Đó là do thầy Lương Ninh cắt xén, lắp ráp văn tự, rồi vu oan cho thầy Vickery đó chứ (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/4346178892089237/).  

Rồi thầy Lương Ninh lại phê bình thầy Vickery là "phiến diện và cứng nhắc là dựa vào bia sớm nhất viết chữ Khmer cổ có niên điểm 611, thế thì sáu thế kỷ trước của nước Phù Nam là cư dân nào ?".  Nhưng than ôi, chính thầy Vickery đã viết rõ, mà thầy Lương Ninh đã dịch rằng là "..đã gợi ý mạnh mẽ rằng cư dân là Khmer, ngay cả nếu các cảng thị có đầy các nhóm cư dân khác, đặc biệt là Nam Đảo.  Khảo cổ học cũng cho như thế".  Như vậy thì chính thầy Vickery cũng chưa bao giờ chỉ cho rằng dân Phù Nam là người Khmer mà, mà thầy cho là do việc thiếu vắng văn bản ngôn ngữ bản địa Phù Nam, và do chứng cớ hiện thời chỉ có từ Tun-sun và các văn bia khắc chữ Khmer có niên đại đầu thế kỷ 7 trên vùng đất thuộc Phù Nam trước đây, nên thầy Vickery cho rằng 2 chứng cớ này là bằng chứng cư dân Phù Nam là Khmer, chỉ vậy, chứ nào có việc thầy Vickery có thiên kiến gì ở đây đâu bạn.

Nhưng mình đọc 2 phần phân tích này của thầy Lương Ninh, mình thấy rất rõ thầy Lương Ninh đã lươn lẹo, cắt xén và vu oan cho thầy Vickery.  Một học giả mà viết bài phê bình khoa học như thế là sao ? Người Việt chúng ta lẽ nào "khôn vặt" trong phê bình học thuật như thế này chăng ? Và đáng hỏi hơn, chả lẻ học giả người Việt lưu manh trong phê bình học thuật như thế hả bạn ? Mình chưa bao giờ nghe hay biết gì về thầy Lương Ninh này hết, cho tới khi đọc về Phù Nam.  Nhưng nếu đúng thầy này là thầy Lương Ninh già trên 80 tuổi, thì mình có thêm câu hỏi, là sao người già Việt Nam đểu giả trong phê bình học thuật thế ? 

Mời bạn cứ tự nhiên đọc và phản luận.  

Bạn đọc bài viết của thầy M. Vickery tại đây >> https://drive.google.com/file/d/1aT8XCLc9pKNfjCDY_z1Ap_8VblELAmpM/view?usp=sharing

Bạn đọc bài phê bình của thầy Lương Ninh tại đây >> https://drive.google.com/file/d/1z9KoVdT1XZtB1nVo5wkfjBlwasE5A5RK/view?usp=sharing

Bạn xem vài trang của quyển Art & Archaelogy of Fu nan mình có posted tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2566990196885260

Thanks

Brian — 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo