Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ QUYỂN TỪ ĐIỂN TỪ NGỮ NAM BỘ CỦA TS HUỲNH CÔNG TÍN

Về quyển Từ điển từ ngữ Nam Bộ của TS Huỳnh Công Tín Quyển này nó có vấn đề tương tự như rất nhiều sách vở Việt Nam ngày nay - đó là p...

Về quyển Từ điển từ ngữ Nam Bộ của TS Huỳnh Công Tín

Quyển này nó có vấn đề tương tự như rất nhiều sách vở Việt Nam ngày nay - đó là phần lớn các cụm từ được giải thích chung chung và không liên quan gì đến từ ngữ Nam Bộ cả.
Về quyển Từ điển từ ngữ Nam Bộ của TS Huỳnh Công Tín
Một điều đáng ngạc nhiên là ngay cả cụ Huỳnh Tịnh Của thời xưa, khi xuất bản quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì điều này cho ta thấy là sách của cụ, là viết về quốc âm dùng trong cả một nước Đại Nam (điều này đúng hay không lại là một chuyện khác).  Còn sách của thầy Tín, tiêu đề là Nam Bộ, ấy thế mà phần lớn các từ trong ấy chả có "Nam Bộ" gì trong đó đâu bạn.

Ví dụ đơn giản, làm thế nào "A Còng" lại là từ ngữ Nam Bộ vậy bạn ? Thế bạn ở ngoài Bắc, bạn gọi "A Còng" là gì ?

Ví dụ nữa, làm thế nào "A dao" lại là từ ngữ Nam Bộ vậy bạn ? Thế bạn ở ngoài Bắc, bạn có dùng từ "A dao" không ?

Ví dụ tiếp, từ "A lê hấp" ở ngoài Bắc có đọc khác đi không bạn ?

Ví dụ tiếp, từ Hán ngữ "Á khẩu" ở ngoài Bắc có đọc khác đi không bạn ?

Ví dụ tiếp, từ "anh Ba" mà tác giả cho là cách nói ngắn gọn của "anh Ba Tàu" là bậy thì có.  Đơn giản là, nếu bạn nghe ai nói "anh Ba Dũng" (tức thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), thế bạn có cho là anh Ba Dũng là một người Tàu không ? Thế bạn có cho là "cô Ba Sài Gòn" là một người Tàu không ?  Tương tự như thế, từ bao giờ mà "anh Bảy" là nghĩa ngắn gọn của "anh Bảy Chà" vậy bạn ?

Ví dụ tiếp, miền Nam nhất là ở miền Tây, con gái nói "Á Đù" nhiều lắm, sao từ "Á Đù" này không vô từ điển này vậy bạn ?

Ví dụ tiếp, từ "an nam" chưa bao giờ là chỉ cho ngày âm lịch như tác giả giải thích cả, mà đó là cách nói bớt chữ của người miền Nam thì có.  Bởi vì nếu đúng "an nam" là chỉ cho ngày âm lịch hay lịch tính theo mặt trăng, thế hóa ra lịch Triều Tiên, lịch Hồi giáo, chúng ta đều có thể gọi là "lịch An Nam" à ?

Ví dụ tiếp, từ "ảnh" làm thế nào mà tác giả không giảng là "tấm ảnh", "bức ảnh" vậy bạn ? 

Ví dụ tiếp, các từ "anh em chú bác", "anh em bạn dì" có đúng là từ ngữ Nam Bộ không, thế các bạn ở ngoài Bắc gọi là gì ?

Và mình chưa ra khỏi vài trang vần A đó bạn 

Một quyển sách từ điển từ ngữ Nam Bộ, mà lại đem cả bao nhiêu từ nào đó không liên quan gì đến Nam Bộ, lại xem ra còn giảng sai cả cách hiểu, thì như thế có là một đại họa không ?

Sao thầy Hoàng Tuấn Công không đọc thử quyển từ điển này nhỉ ?

Còn cụ Sơn Nam và thầy Nguyễn Quang Hồng viết lời giới thiệu, mình xin miễn bàn.  Cụ Sơn Nam mình chưa đọc kỹ nhiều, để rảnh mình sẽ đọc và cho bạn biết mình nghĩ sao về trình độ của cụ, còn thầy Nguyễn Quang Hồng, là người Quảng Nam, hình như được cho là vị thầy uyên thâm Hán Nôm tại Việt Nam, nhưng có khi chắc thầy Nguyễn Quang Hồng này, chả biết gì từ ngữ Nam Bộ cả, cũng đòi viết lời giới thiệu, dạng như vị thầy gì đó ngoài Bắc nổi tiếng trong giới luật sư, viết lời giới thiệu sách viết về Hiến Pháp Mỹ của ông họ Nguyễn nhà sách to ở Việt Nam, viết rất có cánh, mà hóa ra mình đọc xong, mình cười hô hố vì thầy giáo viết luật mà viết có cánh cho một quyển sách luật dịch bậy và viết bậy đến thế, có khi kiến thức luật của vị giáo sư đó có thể chỉ đổ đầu vịt thì có.

Mà mình xưa nay cứ tưởng là người viết lời giới thiệu phải là người đọc sách đó kỹ và thưởng thức chứ, có ai ngờ người ta chỉ mang danh tiếng ra viết lời giới thiệu, để cho sách bán được vài xu mua vui đâu.  Danh tiếng giáo sư ngay nay rẻ nhỉ ?

Brian 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo