Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

AI CẦN DÂN CHỦ?

AI CẦN DÂN CHỦ?  Như 1 số stt khác mình đã phân tích. VN vẫn là 1 quốc gia toàn trị khoảng 80% so với thời bao cấp. Vì vậy mà không dưới 80%...

AI CẦN DÂN CHỦ?
AI CẦN DÂN CHỦ? 

Như 1 số stt khác mình đã phân tích. VN vẫn là 1 quốc gia toàn trị khoảng 80% so với thời bao cấp. Vì vậy mà không dưới 80% dân số có cuộc sống phụ thuộc vào chế độ, vào bộ máy nhà nước hoặc có thân nhân nằm trong bộ máy. Rất ít người hoàn toàn ly khai được với chế độ. Cán bộ công chức thì khỏi phải bàn,  giới trung lưu và thượng lưu lại càng có quyền lợi gắn chặt với chính quyền. Bộ máy nhà nước càng lớn thì thành phần phụ thuộc lại càng đông. Hơn nữa, với hệ thống pháp luật kiểu VN thì mỗi người dân VN đều là tù nhân dự khuyết, đặc biệt là giới làm ăn kinh doanh, rất khó để không vi phạm pháp luật, nhẹ nhất là trốn thuế và đút lót.

 Vì thế mà có nhiều người tự diễn biến theo quá trình tích lũy tiền bạc. Lúc còn nghèo, công việc ít phụ thuộc vào chế độ thì tư tưởng tự do, họ còn phê phán chế độ, thấy cảnh bất công còn lên tiếng. Nhưng khi làm ăn lớn, có của ăn của để, có quan hệ, là người ta buộc phải thay đổi, phải giữ mồm giữ miệng hơn, vì có nhiều thứ để mất và nhiều thứ hớ hênh trước pháp luật. Tóm lại là sợ công an hơn. Ở VN, vi phạm pháp luật kiểu gì cũng chạy được tất, kể cả giết người, nhưng riêng dính đến chính trị là khỏi chạy. Vì thế mà người ta sợ nhất là dính án chính trị, dính vào là hết cửa làm ăn, khuynh gia bại sản ngay. Đó là lý do giới trung - thượng lưu rất ngại va chạm với chính trị, giới cán bộ công chức thì đương nhiên thế, tóm lại là "ngu gì mà hất đổ nồi cơm của chính mình".

Lý do thứ 2 khiến nhiều người ngại va chạm vào vấn đề chính trị là do ngại va chạm với thân nhân nằm trong bộ máy trong hiện tại và quá khứ. Chưa cần công an ra tay thì chính thân nhân họ đã đấu tố, đe dọa họ, nếu dám bộc lộ quan điểm trái chiều.

Hiện tại, chế độ ta, đảng ta quang vinh muôn năm là vì mấy lý do trên, chứ mình cho là thành phần tin tưởng vào CNXH không còn bao nhiêu. Người ta có thể chán ghét chế độ nhưng người ta không dám phê phán nó công khai và chấp nhận hòa nhập với nó, thỉnh thoảng ra quán bia, quán trà đá chửi đổng là đủ rồi.

Công bằng mà nói, quyền được yên ổn về tinh thần và thể xác là quyền cơ bản, không ai có thể tước đoạt. Anh em Tuyên giáo và An ninh đang ra sức tuyên truyền để người dân tin là dân chủ, đa đảng đồng nghĩa với bất ổn, bạo lực bằng cách đăng tin 1 chiều về những bất ổn do biểu tình, bạo động, khủng bố ở các nước DC hoặc đang có đấu tranh giành DC. Đa số dân đang tin như vậy.

Rất nhiều người đấu tranh DC theo kiểu cực đoan thường kích động người dân, chửi bới họ là hèn, là vô cảm...Vô hình chung điều đó đã đẩy phe đấu tranh DC trở thành kẻ thù của nhân dân. Ngoài ra, giới trung lưu vì đang có cuộc sống, sự nghiệp kiếm tiền ổn định, khá giả, nên họ muốn duy trì xã hội hiện tại, họ thấy vừa lòng với những thứ đang có. Thể chế tuy chưa phải tối ưu nhưng vẫn đủ để họ không đói khát và bất an. Nếu xã hội loạn hơn thì chỉ việc di cư ra nước ngoài là xong, thoát nạn. Chính vì thế mà những người đấu tranh cũng bị biến thành kẻ thù của giới trung lưu, đặc biệt là với những người phụ thuộc vào chính quyền. 

Mâu thuẫn tiềm tàng đó chỉ chờ cơ hội là tạo ra xung đột. Và cơ hội đó đã bộc lộ 1 lần vào mấy hôm trước, khi 1 người đấu tranh DC viết cuốn sách về chính trị, đã mượn tạm 1 stt FB của 1 người bạn thuộc giới trung lưu mà "quên" xin phép. "Nạn nhân" và bạn bè nhân cơ hội chửi bới, mạt sát "hung thủ" rồi suy diễn rất xa về tương lai mù mịt hỗn loạn, thối nát, khi phe DC cầm quyền. Phe "nạn nhân" tiện thể đấu tố luôn toàn bộ giới tranh đấu. Mình cho là lý do để họ bộc lộ lòng căm thù, muốn đào tận gốc, trốc tận rễ bọn PĐ là do họ sợ sự bất ổn, mất nồi cơm, chứ không phải vì vấn đề bản quyền. Họ càng đấu tố khỏe thì càng muốn chứng tỏ sự không đội trời chung với PĐ và càng an toàn về chính trị.

Đây là bài học lớn cho giới tranh đấu, nếu họ không tỏ ra thân thiện, bất bạo động với giới trung lưu thì trước khi phải đối đầu với cơ quan an ninh họ đã phải chết đuối trong nước bọt của người dân.

Chửi giới tranh đấu đơn giản lắm, bởi như phân tích bên trên, mấy khi có PĐ mà giàu có, thành đạt, hay nói cách khác là người giàu và thành đạt thì không thích thành PĐ. Người như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức hay Cù Huy Hà Vũ quá hiếm, mấy năm nay không thấy xuất hiện thêm ai tương tự. Vì thế mà giới trung lưu dễ dàng chửi là "Chúng mày là lũ ngu dốt, bất mãn, rỗi việc...mới đi làm PĐ. Chúng mày mà lên nắm quyền thì abcxyz...". Người như Ngô Bảo Châu chả thành PĐ được đâu, chỉ có tư tưởng tự do 1 chút thôi.

Ngay như mình, mới chỉ chém gió phét lác 1 tý về chính trị mà cũng khiến khối bạn bè e ngại, xa lánh, có cả chửi bới, không muốn tương tác trên mạng xã hội. Thế nên giới đấu tranh bị biến thành kẻ thù của giới trung lưu là điều dễ hiểu. Thoạt nhìn thấy việc này rất nghịch lý, vì người đấu tranh "làm phúc phải tội", đấu tranh cho DC thì cả xã hội được hưởng thành quả cách mạng, nhưng những người đấu tranh lại bị đấu tố bởi những kẻ thụ hưởng thành quả tương lai!

Như vậy thì liệu phong trào đấu tranh có đi vào ngõ cụt khi những người tranh đấu phải đối diện với bức tường thành bảo vệ chế độ? Mình cho là không, nếu AE DC biết ôn hòa hơn, hiểu biết hơn, tránh kích động bạo lực, tránh kích động, mạt sát người dân khi họ lảng tránh chính trị. Chính vì quan điểm đó nên mình mới phải "giải ảo của giải ảo", phải phê phán đường lối tranh đấu cực đoan. Đấu tranh như vậy chỉ càng ngày càng khiến AE DC đối đầu với đa số nhân dân, thành "kẻ thù của nhân dân". Nếu không chiếm được cảm tình của đa số dân thì cách mạng sẽ không bao giờ thành công được.

Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo