Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DÙNG XHCN ĐỂ XÂY DỰNG DÂN CHỦ

DÙNG XHCN ĐỂ XÂY DỰNG DÂN CHỦ Hôm nay lãnh đạo khu du lịch Quỷ Núi, nơi đang bị nghi vấn “đặt tượng lính nhà Tần” lên báo than thở mệt mỏi v...

DÙNG XHCN ĐỂ XÂY DỰNG DÂN CHỦ

Hôm nay lãnh đạo khu du lịch Quỷ Núi, nơi đang bị nghi vấn “đặt tượng lính nhà Tần” lên báo than thở mệt mỏi vì bị cộng đồng mạng “đánh hội đồng một cách thiếu công bằng và văn minh”.

Nhiều người cũng cho là khu du lịch này bị đánh hội đồng là có thể oan ức. Cũng không sao cả, cũng nên cho ban lãnh đạo khu du lịch này nếm trải cảm giác bị đánh hội đồng khi nơi này từng để nhân viên  của mình đánh hội đồng người khác chỉ vì lỡ mở miệng chê mấy bức tượng Quỷ Núi của mình.

Nói đến chuyện này để nhắc lại rằng trong tiến trình đi đến dân chủ-công bằng-văn minh của người Việt còn lắm chuyện để bàn. Đó là luôn đòi cái tốt và có lợi cho mình, còn tha hồ tự cho mình là bậc bề trên để đối xử tệ với tầng lớp kém hơn.

Bản thân tôi lăn lộn trong giới nghiên cứu chính trị nhiều năm nên không xa lạ với những tư duy và hành xử kiểu đó. Nó không chỉ xảy ra với giai tầng bình dân mà còn có ở những giai tầng có ăn học, giai tầng hoạt động chính trị, quan chức... và thậm chí cả ở bên Mỹ.

Những ví dụ thấp về chuyện “cái gì cũng muốn” thì hằng hà sa số, thiết nghĩ không cần dẫn chứng lại. Chỉ nói một ví dụ ở tầm cấp tối cao để nói rằng hiện tượng “dùng tư duy XHCN để xây dựng dân chủ” có hại cho tiến trình dân chủ như thế nào. Trước là hại mình sau là hại người.

Hẳn ai cũng hiểu trong thế chiến lược “xoay trục về châu Á” của Mỹ lâu nay và hiện nay nó được gọi tên là Indo-Pacific thì Việt Nam là một địa điểm quan trọng của chiến lược. Thế nên việc bồi đắp một hệ tư tưởng “thân Mỹ” và “một phe thân Mỹ” ở Việt Nam là điều tối quan trọng. Đó cũng là nguyên nhân cuộc tranh chấp đường lối giữa nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại Hội 12 vừa qua.

Cuộc tranh chấp đi dần vào cao trào thời điểm bầu bán mấu chốt thì tổng thống Obama của Mỹ tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân nhà phía Mỹ. Khi được tôi hỏi ý kiến về chuyện tổng thống tư bản tiếp tổng bí thư cộng sản thì một người am hiểu chính trị Mỹ chỉ nói ngắn gọn rằng “Obama chơi vậy là bán đứng Nguyễn Tấn Dũng”.

Thế nên ở khoá 13 này, những người từng theo ông Dũng dựng cờ thân Mỹ lần lượt vào lò. Những quan chức vào lò đó có nghĩ là Obama là tổng thống của đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà gì đâu. Họ chỉ biết đó là tổng thống Mỹ, một nước luôn khuyên họ cố dựng cờ “dân chủ” nhưng mở cửa sau đón “đối thủ” của họ để bàn những chuyện mà họ không được biết. 

Ông Đinh La Thăng giờ mòn mỏi với bản án tù 30 năm không biết có hối tiếc về việc ông đã cãi ông Trọng trong việc “báo Tuổi Trẻ đăng hay tháo bài về Đại học Fulbright”. Mà Đại học Fulbright là của Mỹ chứ có phải của ông Thăng đâu.

Thế nên ở khoá 13 này, Mỹ cũng nên tự hiểu vì sao quan chức Việt Nam hiện nay không còn nhiều người dám gần Mỹ như xưa. Nghe lời ông để mai mốt ông lại mở cửa sau đón tiếp “phe đối lập sắp là bên thắng cuộc” của tôi nữa hay sao. Thành ra nếu Mỹ muốn thay đổi Việt Nam (và không chỉ Việt Nam) thì họ nên thay đổi cách ứng xử với Việt Nam trước. Không thì chuyện các xứ mà Mỹ muốn thay đổi cuối cùng chỉ là chuyện “mèo vẫn hoàn mèo” mà thôi.

Đó là nói chuyện thượng tầng quan chức. Nói về hạ tầng mong muốn “thay đổi và dân chủ” của giới bình dân cũng thế. Rất nhiều người cái gì cũng muốn. Muốn có ai đó vừa giàu (để làm chính trị) vừa giỏi (để đấu tranh cho mình hưởng ké), hễ thiếu một trong hai yếu tố trên thì tự tìm lý do để cho rằng “Việt Nam chưa có ai đáng để mình theo”. Làm gì có chuyện nào tiện lợi như vậy trên đời. 

Tôi có quen một số người ở Mỹ và ở Việt Nam muốn xây dựng dân chủ cho Việt Nam nhưng trong tư duy của họ thì nhiều lúc hơi coi thường dân đen (tôi cũng là dân đen) nên đôi khi tranh luận quyết liệt với nhau. Tôi hay gọi đùa đó là “dùng tư duy XHCN để xây dựng dân chủ”. Ngồi ở thượng tầng thượng lưu từ nhỏ và quá lâu để họ quên rằng bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng phải dựa trên việc bảo vệ những giá trị cốt lõi của nhân loại, trong đó việc bảo vệ các quyền cơ bản, chính đáng những người thấp cổ bé họng nhất là điều tiên quyết. 

Người dân càng ở thấp thì họ càng cần người ở trên cao, họ ở trên cao sẵn rồi thì họ cần gì nhiều người nữa đâu.

Chẳng phải các cuộc khởi nghĩa thay đổi triều đại xưa nay ở Việt Nam và Cách Mạng Tháng 8 của đảng CSVN đều dựa trên điều cơ bản mấu chốt đó hay sao. Bảo vệ, lắng nghe và tôn trọng dân đen là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng, chứ không phải dùng họ như mũi giáo, tấm khiên hay công cụ cho “ngọn cờ cách mạng” của mình.

Cho đến nay thì đa số các phe muốn thay đổi hay dân chủ ở Việt Nam đều thường “dùng XHCN để xây dựng dân chủ” cả, kể cả đảng CSVN. Nếu cứ như thế thì trăm năm nữa biết có tiến bộ gì hay không ?

Hữu Minh








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo