Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHẢN ĐỐI VIỆC THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

PHẢN ĐỐI VIỆC THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN ĐỒNG TÂM Thời sự nóng bỏng nhất thu hút dư luận trong và ngoài nước thời gian qua là phiên tòa x...

PHẢN ĐỐI VIỆC THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

Thời sự nóng bỏng nhất thu hút dư luận trong và ngoài nước thời gian qua là phiên tòa xét xử 29 người tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức(Hà Nội). Nhóm người này bị khởi tố về tội “giết người”. Ba CSCĐ bị giết là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân.

Vấn đề gây tranh cãi lớn nhất là cái chết của 3 CSCĐ  khi tấn công vào thôn Hoành trong đêm 8 rạng sáng ngày 9/01/2020. Theo đó Công an Hà Nội xác định, các bị can nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của 3 cán bộ, chiến sĩ công an.

Tuy nhiên  các Luật sư(LS) bào chữa cho các bị cáo đã nghi ngờ về nguyên nhân gây nên cái chết của 3 người này. Họ đề nghị phải thực nghiệm điều tra và dựng lại hiện trường vụ án, để tìm ra nguyên nhân thật sự cái chết của 3 CSCĐ này.
 
Trước đề nghị này, LS Nguyễn Hồng Bách bày tỏ quan điểm không đồng ý. Theo luật sư Bách, một số luật sư của các bị cáo nêu ra vấn đề này khiến ông cảm thấy đau nhói: "Chúng ta có thể dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui xuống cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên”? 

Mặc dù GS Mạc Văn Trang đề nghị ủng hộ một con heo khoảng 70kg để dùng vào việc tưới xăng đốt thay cho con người. Nhưng ý kiến này cũng bị từ chối. Vì rằng dù là con heo, nhưng việc thiêu đốt này là “vô cùng đau đớn” cho con heo.

Vấn đề mấu chốt làm cho niềm tin của các LS của các bị cáo bị lung lay, vì họ nghi ngờ rằng, không biết thực sự có phải 3 CSCĐ  chết do nhóm chống đối tưới xăng đốt sau khi 3 người này rơi xuống hố ga hay không? Hay là do cuộc  tấn công được tiến hành vào ban đêm,với quân số “đông như quân Nguyên”, súng bắn loạn xạ, và có nào khi “quân ta bắn quân mình”, làm cho 3 CSCĐ bị chết thì sao?Hơn nữa một cái hố ga bé tý, trong đêm tối mịt mùng,  

vậy tại sao 3 CSCĐ lại “rủ nhau” rơi xuống cùng một chỗ?Chẳng lẽ khi người đầu tiên bị rơi, họ không la lên để người khác biết mà tránh.  Nói có đối tượng cầm dao chọc khiến họ bị rơi xuống hố, vậy như trong ảnh chụp thì đối tượng ấy đứng ở đâu? Mà sao thấy vậy thì người sau không giương súng bắn chết đối tượng ấy đi mà còn lặp lại tiếp 2 lần sau?

Các LS còn nghi ngờ rằng, theo báo điện tử Chính phủ ra ngày 07/9/2010, Thiếu tướng Tô Ân Xô nói về vụ Đồng Tâm như sau: 
“Lê Đình Chức và nóc nhà Lê Đình Hợi; khi thấy 3 đồng chí Công an bị ngã từ mái nhà trong quá trình tiếp cận nhà Kình, Lê Đình Doanh châm lửa vào chậu xăng đẩy xuống nơi 3 đồng chí Công an bị ngã xuống, tiếp đó Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3 - 5 chậu xăng xuống, dẫn đến 3 chiến sĩ Công an hy sinh”. 
 (http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/406966.vgp)
PHẢN ĐỐI VIỆC THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN ĐỒNG TÂM
Họ cho rằng nếu xăng đã đổ ra chậu và châm lửa đốt, thì do bản chất của xăng có độ bốc hơi và khuếch tán rất mạnh, nên lửa sẽ bùng lên ngay tức khắc, đồng thời thiêu đốt cả người ngồi gần đó. Vậy thì làm gì có việc Lê Đình Doanh còn kịp đẩy chậu xăng xuống hố? Và việc Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3-5 chậu xăng xuống, thì lửa sẽ bập ngay vào chậu xăng khi Chức đang đổ, và đương nhiên Chức cũng sẽ bị ngọn lửa của xăng thiêu rụi.?

Và để kiểm tra việc này, các LS đề nghị phải thực nghiệm điều tra và dựng lại hiện trường vụ án.

Nhưng có điều này mà Thiếu tướng Tô Ân  Xô chưa kịp nghĩ ra để nói với các nhà báo, làm cho các LS nghi ngờ. Đó là loại xăng mà nhóm chống đối sử dụng tại Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/01/2020, là loại xăng đặc biệt, được điều khiển từ xa, do “thế lực thù địch”cung cấp cho nhóm chống đối. 

Loại xăng đặc biệt này khi đổ ra chậu, châm lửa đốt thì lửa chưa bén ngay. Chỉ khi nào xăng rơi xuống đúng  hố ga, nơi 3 CSCĐ rơi xuống, được điều khiển từ xa, thì nó mới bùng cháy. Và những chậu xăng được Lê Đình Chức đổ xuống sau đó cũng  như vậy, nên mới có kịch bản 3 CSCĐ bị thiêu cháy thành than. Vì vậy  mà VKSND Hà Nội đề nghị mức án tử hình cho Lê Đình Công và Lê Đình Chức, cùng với việc Cụ Kình bị mổ bụng phanh thây trước đó. Như vậy là 3 đổi 3, là hòa nhau.

Họ còn nói rằng LS Ngô Anh Tuấn đã xuống tận hố ga, nơi được cho là 3 CSCĐ bị thiêu chết, và thấy một đoạn dây điện của gia đình kéo Internét vẫn còn nguyên, không bị cháy. Điều này cũng có thể giải thích rằng, đây là loại xăng đặc biệt, nên nó biết làm cháy những gì cần thiết cho vụ án mà thôi. 

Cũng có ý kiến cho rằng: Năm 2017, Lê Thị Hường, vợ ông Võ Thanh Mỹ, Bí thư Đảng ủy xã Kim Long(huyện Châu Đức, BRVT),đã đốt bà Dương Thị Thủ Bình Hà, là Thủ quỹ xã Kim Long để quỵt số tiến nợ 200 triệu đồng mà Lê Thị Hường đã vay của bà Hà trước đó. Theo lời khai của Lê Thị Hường: Y thị  đã phải đốt xác bà Hà cháy 3 ngày 3 đêm mới thành than. Vậy làm sao 3 CSCĐ cháy chỉ trong vài giờ  mà có thể cháy thành than được?

Như đã nói ở trên, đây là loại xăng đặc biệt, khi cháy có thể tạo nên sức nóng vài ngàn độ, do đó xác 3 người này mới thành than được nhanh như thế được mới đúng quy trình. Nhưng đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, không nên thắc mắc nhiều. Chỉ cần biết rằng, công an đã nói là phải đúng. Thế thôi.

Cũng như việc các LS tranh thủ lúc Tòa đang hội ý để gặp các thân chủ của mình, liền bị Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn ngăn cản và nói rằng, các LS gặp bị cáo là không cần thiết. Vì ai cũng  biết rằng, xét xử và tranh luận là thủ tục làm cho có,và LS chỉ là “vật trang trí” cho phiên tòa mà thôi, chứ bản án đã có sẵn, gọi là “án bỏ túi”.Vậy thì đúng là việc LS gặp bị cáo quả là…lãng phí thời gian và không cần thiết.

Do đó việc xăng cháy cách nào và làm 3 CSCĐ chết ra sao, cũng không làm thay đổi bản chất vụ án giết người này. Cũng như ông  Chánh án Nguyễn Hòa Bình từng nói rằng, dù trong quá trình tố tụng vụ Hồ Duy Hải có nhiều sai sót rất nghiêm trọng, song không làm thay đổi bản chất vụ án.

Một lý do nữa mà cụ Lê Đình Kình phải chết, theo lới Thiếu tướng Tô Ân Xô: “Ông Lê Đình Kình là một loại cường hào địa chủ mới”. Vậy mà có kẻ còn đặt câu hỏi rằng, thế nào là cường hào địa chủ mới? Và tài sản của cụ Kình có bằng cái thắt lưng của ông Tô Ân Xô hiệu HERMES giá 3.376 USD, tương đương 77 triệu  VNĐ không? Hỏi vậy mà cũng hỏi.

Người ta làm tướng, cống hiến cho sự nghiệp trấn áp và bắt bớ người vô tội nhiều, thì người ta có quyền hưởng thụ chứ!

Lẽ ra Công an Hà Nội cần khởi tố  ông Bùi Viết Hiểu về tội vu khống. Vì theo  Kết luận điều tra: “Khi phá khóa cửa ngách (cửa vào khu bếp), tổ công tác phát hiện ông Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải, đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, lưng quay về phía tổ công tác, nên sử dụng súng nhằm hướng về phía đối tượng, cách vị trí của Kình khoảng 2 - 2,5 m và nổ súng 2 lần, khiến đối tượng Kình bị thương ở vùng lưng và ngã vào trong phòng”.

Vậy mà ông Bùi Viết Hiểu nói với LS khi đang bị tạm giam rằng: “Người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1 mét, nhắm thẳng vào ngực Cụ, Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác Cụ đi”.

Tóm lại, chúng ta cần ủng hộ ý kiến của LS Nguyễn Hồng Bách, rằng  việc  thực nghiệm điều tra và dựng lại hiện trường vụ án, để tìm ra nguyên nhân thật sự cái chết của 3 CSCĐ này là không cần thiết.

Vì nếu thực nghiệm điều tra và dựng lại hiện trường, sẽ có nguy cơ  lòi ra việc 3 CSCĐ này có thể không phải chết do xăng đốt dưới hố ga như cáo trạng đã nêu.

Và như vậy  toàn bộ kịch bản bị hỏng bét. Nếu thực nghiệm điều tra thì vỡ  trận. Không dại gì làm việc ấy.

TN 11/9






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo