Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỌC THỬ DỊCH PHẨM CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN CỦA CHÚ LÊ NGUYỄN -BÀI 2 - KHÔNG CÓ VỤ LÁ THƯ GIÁO SĨ NĂM 1790 NÀO VIẾT VỀ VIỆC VUA QUANG TRUNG ĐƯỢC PHONG AN NAM QUỐC VƯƠNG NHƯ CHÚ LÊ NGUYỄN ĐÃ DỊCH

Đọc thử dịch phẩm Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn của chú Lê Nguyễn #cuoc_noi_day_cua_nha_tay_son_reviews Bài 2 - Không có vụ lá thư giáo sĩ n...

Bài 2 - Không có vụ lá thư giáo sĩ năm 1790 nào viết về việc vua Quang Trung được phong An Nam Quốc Vương như chú Lê Nguyễn đã dịch

Đọc thử dịch phẩm Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn của chú Lê Nguyễn

#cuoc_noi_day_cua_nha_tay_son_reviews

Bài 2 - Không có vụ lá thư giáo sĩ năm 1790 nào viết về việc vua Quang Trung được phong An Nam Quốc Vương như chú Lê Nguyễn đã dịch

Ở trang 220, chú Lê Nguyễn dịch "Có vẻ vị hoàng đế nhà Thanh sợ hãi trước một Attila mới, khi chỉ vài tháng sau đó, đã cử một sứ thần sang phong cho ông làm AN NAM QUỐC VƯƠNG ..."

Nhưng câu từ Anh ngữ không hề có viết gì về "An Nam Quốc Vương" nào cả, mà hóa ra đó chỉ là "Vua Đàng Ngoài" tức là King of Tonkin mà thôi 

Nhưng không hiểu chú Lê Nguyễn đọc King of Tonkin làm sao mà lại dịch ra thành "An Nam Quốc Vương" ? 

Điều đáng nói ở đây, là không phải theo sử sách Trung Hoa / Việt Nam có ghi chép rằng là hoàng đế Càn Long đã phong cho vua Quang Trung là An Nam Quốc Vương hay là không, mà là câu từ viết trong thư với danh từ King of Tonkin như thế, thì làm sao chú Lê Nguyễn lại dịch thành ra là danh từ An Nam Quốc Vương khác đi như thế ? 

Và dĩ nhiên nếu bạn cho rằng danh từ An Nam Quốc Vương đúng là nên dịch thành ra là danh từ King of Tonkin thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thì chúng ta lại có một vấn đề rất lớn trong việc dịch thuật. Ấy là ví dụ khi dịch bộ Minh Thực Lục, liệu chúng ta có nên dịch An Nam Quốc Vương là "King of Tonkin" không ? Mình đồ là không (ví dụ bản dịch Anh ngữ Ming Shilu của học giả Geoff Wade đâu có dịch An Nam Quốc Vương là King of Tonkin đâu đúng không) ? Thế thì tại sao bạn lại nghĩ việc bạn đánh đồng King of Tonkin = An Nam Quốc Vương là đúng ?  

Nên mình rất muốn biết, tại sao chú Lê Nguyễn dịch King of Tonkin trong đoạn văn của một vị giáo sĩ này, là An Nam Quốc Vương, mà không chỉ đơn giản là "Vua Đàng Ngoài" theo đúng câu từ Anh ngữ như thế ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Regards,

Brian

****

The Emperor of China appears to fear this new Attila, as he has sent to crown him the king of Tonkin by the hand of an Ambassador, it being only a few months later, and forgetting the honor and loss of more than 40 or 50,000 men whom the tyrant killed the previous year in a single battle, in which the Chinese were armed to the teeth with sabers and guns, and outnumbered them ten to one. It is true that this embassy is, in everyone’s eyes, so unbelievable that one doubts with some justification that which the Emperor has done. The tyrant himself has not deigned to leave Cochinchina to have himself crowned at our capital, and he has contented himself with sending in his place a simple officer, who took the dress and name of his master and imposed himself on the Ambassador

Bản dịch của chú Lê Nguyễn:

Có vẻ vị hoàng đế nhà Thanh sợ hãi trước một Attila mới, khi chỉ vài tháng sau đó, đã cử một sứ thần sang phong cho ông làm AN NAM QUỐC VƯƠNG, quên đi thanh danh và sự tổn thất hơn 40.000 hay 50.000 quân đã bị bạo chúa tiêu diệt chỉ trong một trận đánh vào năm trước, một trận đánh mà quân Thanh được trang bị tận răng, nào gươm, nào súng và quân số nhiều hơn đối phương cỡ 10 chọi 1. Sự thật là trong con mắt mọi người, sứ bộ này không đáng tin tưởng đến mức người ta có lý khi nghi ngờ về những gì vị hoàng đế đã làm. Bản thân bạo chúa cũng không buồn rời Đàng Trong để được đăng quan tại kinh đô của chúng ta và tự bằng lòng với việc cử một quan lại tầm thường thay thế mình, mặc trang phục, lấy danh nghĩ của người lãnh đọa và tự nhận là sứ thần

Bản dịch (lại) của Brian Wu:

Hoàng đế Trung Hoa tỏ ra sợ hãi gã Attila mới này, với việc ông ta đã cử một vị Sứ Thần đăng quang cho gã làm VUA ĐÀNG NGOÀI (King of Tonkin), mà việc (đăng quang) này thì chỉ xảy ra vài tháng sau khi, quên đi thanh danh và tổn thất của hơn 4 hoặc 5 vạn người đã bị gã bạo chúa sát hại vào năm trước chỉ trong một trận chiến, là trận chiến mà người Trung Quốc được trang bị đến tận răng với những kiếm và súng, và quân số đông gấp 10 chọi 1. Trong mắt mọi người, sứ đoàn (Trung Hoa) này thật không thể nào tin được, đến nỗi một người đôi khi có lý khi nghi ngờ về những gì mà vị Hoàng Đế (Trung Hoa) đã làm. Bản thân gã bạo chúa (thì) chằng buồn rời khỏi Đàng Trong để được đăng quang tại kinh đô của chúng ta, và gã đã tự mãn mà cử một viên quan lại tầm thường (đi) thay thế cho mình, (viên quan này) mặc trang phục và lấy tên họ chủ nhân của hắn và đánh lừa vị Sứ thần ấy.


Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo