Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

"CHIẾN TRANH THẾ GIỚI GAMESTOP"

"CHIẾN TRANH THẾ GIỚI GAMESTOP" LTS: Vụ đám Big tech và thế giới ngầm vi phạm nhân quyền, bịt miệng tổng thống Donald Trump và ngư...

"CHIẾN TRANH THẾ GIỚI GAMESTOP"

"CHIẾN TRANH THẾ GIỚI GAMESTOP"

LTS: Vụ đám Big tech và thế giới ngầm vi phạm nhân quyền, bịt miệng tổng thống Donald Trump và người dùng để giúp Đảng Dân chủ gian lận cướp đoạt cuộc bầu cử của người dân Mỹ giờ đây lại tái diễn trong thị trường chứng khoán với việc đám big tech giúp cho các tài phiệt Phố Wall cướp đoạt tiền của các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ qua vụ GameStop.

Như các bạn đã chứng kiến việc đám Big tech đã bất chấp pháp luật, sử dụng tất cả các thủ đoạn có thể để giúp cho Đảng dân chủ và gian lận cướp đoạt cuộc bầu cử của người dân Mỹ. Thì nay, bọn này cũng trở lại thủ đoạn bẩn thỉu này để giúp cho đám tài phiệt Phố Wall cướp đoạt cho bằng được tiền của các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn qua "cuộc chiến tranh thế giới GAMESTOP" (mã chứng khoán GME) đang diễn ra ác liệt vào lúc này giữa một bên là những nhà đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ và bên kia là đánh tài phiệt Phố Wall với sự giúp sức của đám Big tech.

"Cuộc chiến tranh thế giới GAMESTOP" này xoay quanh một trong những phương thức mua bán chứng khoán gọi là nghiệp vụ "short-sell", mà nhiều người dịch ra tiếng Việt là "bán khống chứng khoán", tức là nhà đầu tư bán những cổ phiếu vào thời điểm mà họ thật sự không sở hữu nó. Từ "bán khống" là rất quen thuộc đối với giới đầu tư kinh doanh chứng khoán, nhưng có thể sẽ gây khó hiểu cho những người không tham gia kinh doanh hoặc chỉ mới bắt đầu vào kinh doanh chứng khoán. Vậy nên, mình vẫn thích cách dịch từ "short-sell" và tiếng Việt là "bán trước - mua sau" để cho dễ hiểu hơn, vì từ "bán khống" dễ gây liên tưởng đến hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, mang tính chất lừa đảo trong đời sống dân sự. 

Nghiệp vụ "bán trước - mua sau" có thể được ví như là "tay không bắt giặc", và được hiểu như thế này: một nhà đầu tư dự đoán rằng giá của một cổ phiếu cụ thể nào đó sẽ giảm đi trong tương lai, và họ muốn kiếm lời từ việc giảm giá này. Nhà đầu tư này có thể đang sở hữu một số lượng ít hoặc thậm chí là không có cổ phiếu này, và vì vậy, họ sẽ đặt lệnh "short- sell" với công ty môi giới chứng khoán nơi họ có tài khoản. Lệnh "short-sell" này thực chất như là một bản hợp đồng giữa nhà đầu tư này với công ty môi giới chứng khoán, và bao gồm những nội dung chính sau: tên mã chứng khoán và số lượng; thời điểm bán cụ thể và giá bán được chốt; thời điểm hết hạn của lệnh short-sell. 

Sau khi nhà đầu tư đã hoàn thành việc đặt lệnh short-sell, thì công ty môi giới chứng khoán có trách nhiệm tìm kiếm và mượn cho đủ số cổ phiếu này từ các nhà đầu tư đang nắm giữ số cổ phiếu này trên hệ thống của công ty môi giới hoặc là từ các công ty môi giới khác theo thỏa thuận liên kết. Tiếp theo đó, công ty môi giới sẽ thực hiện lệnh bán số cổ phiếu này cho nhà đầu tư short-sell theo giá và thời điểm bán đã chốt trong lệnh.

Trong việc kinh doanh chứng khoán, cho dù đó là "bán trước - mua sau" hay "mua trước - bán sau" hay "vừa mua - vừa bán"..., thì lợi nhuận thu được cũng phải tuân thủ theo quy luật kinh doanh chung, tức là, nếu giá bán ra cao hơn giá mua vào, thì nhà đầu tư sẽ có lời; nhưng nếu giá bán ra thấp hơn giá mua vào, thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ, và lợi nhuận sẽ tăng giảm theo sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Trong nghiệp vụ short-sell này, nhà đầu tư đặt lệnh bắt buộc phải mua lại đúng số lượng cổ phiếu vào trước hay tại thời điểm hết hạn của lệnh short-sell theo giá thị trường tại thời điểm mua, cho dù là giá cao hay thấp hơn giá lúc họ bán ra, để công ty môi giới hoàn trả lại số cổ phiếu đã vay mượn từ các nhà đầu tư khác. Bởi vậy, nếu giá mua vào tại thời điểm hết hạn của lệnh short-sell thấp hơn giá mà họ bán ra lúc trước, thì nhà đầu tư sẽ có lời; ngược lại, nếu giả họ mua vào tại thời điểm hết hạn của lệnh short-sell cao hơn giá lúc họ bán ra trước đây, thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ.

Như vậy, theo như được giải thích chi tiết trên đây, nghiệp vụ "bán trước - mua sau" được pháp luật về đầu tư kinh doanh chứng khoán cho phép, tức là hợp pháp để giúp cho các nhà đầu tư đàng hoàng được năng động hơn trong việc kinh doanh chứng khoán để hưởng lợi từ sự biến động nhanh chóng giá thị trường của các loại chứng khoán. Tuy nhiên, nghiệp vụ short-sell sẽ trở thành một công cụ cướp tiền thật sự nếu được đám cá mập tài chính như đám tài phiệt Phố Wall lợi dụng, vì đám này có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống chân rết ngầm rộng khắp, nên có thể khống chế được hệ thống truyền thông, các công ty big-tech  để dễ bề thao túng thị trường chứng khoán. Ví dụ điển hình là trong vụ "chiến tranh thế giới GAMESTOP" như mình nêu tóm tắt dưới đây.

Công ty GameStop một công ty nhỏ cung cấp các ứng dụng và thiết bị chơi game và giải trí với tổng giá trị vốn hóa ban đầu khoảng 35 triệu USD, giá trị mỗi cổ phiếu (mã chứng khoán GME) khoảng 18 USD. Và giống như những công ty giải trí ăn nên làm ra khác trong thời kỳ dịch bệnh virus Vũ Hán hoành hành, công ty này hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng mạnh, và chính vì vậy đã trở thành mục tiêu để đám tài phiệt Phố Wall sử dụng công cụ short-sell để tiến hành âm mưu cướp đoạt tiền của các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ. 

Theo đó, đám tài phiệt Phố Wall chơi chiêu thổi giá GME lên cao ngất ngưởng so với giá trị ban đầu của nó bằng nhiều thủ đoạn như mua vào số lượng lớn, chỉ đạo cho các công ty truyền thông viết bài ca ngợi đánh giá tiềm năng phát triển của GME, sẽ có công ty công nghệ lớn mua lại GAMESTOP… để dụ dỗ, lôi kéo các nhà đầu tư nhỏ lẻ bỏ tiền mua vào cổ phiếu này với hy vọng sẽ hưởng lợi khi giá trị cổ phiếu này tăng cao hơn nữa trong tương lai.  m mưu bước đầu của đám tài phiệt Phố Wall đã thành công khi đã đẩy được giá trị cổ phiếu GME tăng lên đến 147 USD vào cuối tuần trước, và đã có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bỏ tiền vào mua cổ phiếu này. Đến đây, đám tài phiệt Phố Wall bắt đầu quyết định sử dụng công cụ short-sell để thực hiện việc cướp đoạt tiền của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bỏ tiền vào mua cổ phiếu này. Theo đó, bọn chúng dùng nhiều thủ đoạn để dìm hàng cổ phiếu GME như cho đám truyền thông thổ tả viết bài đánh giá nhận xét bi quan về GME, bán ra số lượng lớn cổ phiếu này, kể cả việc có thể dùng phần mềm tạo ra số cổ phiếu ma để bán ra… để làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị hoang mang, mất định hướng, từ đó chấp nhận bán tháo ồ ạt cổ phiếu này với giá rẻ mạt. Lúc này, đám tài phiệt Phố Wall này sẽ mua lại hết số cổ phiếu được các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán ra với giá rẻ mạt để chuyển trả lại số lượng cổ phiếu mà bọn chúng đã mượn theo nghiệp vụ short-sell. Kết quả là đám tài phiệt Phố Wall sẽ hưởng lợi được rất lớn do đã bán số cổ phiếu này với giá cao, nhưng mua lại với giá rẻ mạt. Tất nhiên, những thành phần bị mất tiền trong phi vụ này là các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì họ đã bán ra với giá rẻ mạt, nhưng đã mua vào với giá cao hơn trước đó. Đ Y CHÍNH LÀ THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ SHORT-SELL ĐỂ CƯỚP ĐOẠT TIỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ LẺ ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI ĐÁM TÀI PHIỆT PHỐ WALL, VỚI SỰ TIẾP TAY GIÚP SỨC CỦA ĐÁM BIG-TECH.

Thế nhưng các nhà đầu tư nhỏ lẻ này cũng không phải dạng vừa, và tất nhiên họ không chịu chấp nhận để đám tài phiệt Phố Wall chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của họ dễ dàng đến như vậy, và đó là những gì chúng ta đã thấy trong những gì diễn ra trong tuần này. Đó là việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tập hợp lại để quyết tâm "sống mái" với đám tài phiệt phố này. Phương thức sử dụng của những nhà đầu tư nhỏ lẻ này là đồng loạt dồn lực mua vào cổ phiếu GME và KHÔNG bán ra để đẩy giá tăng cao hơn nữa nhằm vô hiệu hóa công cụ short-sell của đám tài phiệt Phố Wall, tức là làm cho bọn chúng lâm vào cảnh "bán ra giá thấp, nhưng buộc phải mua vào giá cao" theo lệnh short-sell để từ đó bọn chúng chịu thiệt hại nặng nề. Và bước đầu kế hoạch phản công của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thành công, tức là đám tài phiệt Phố Wall đã bị mất số tiền tổng cộng hơn 19 tỷ USD tính vào thời điểm 4:00 PM, giờ New York. 

Thế nhưng, bọn tài phiệt Phố Wall này cũng không phải dạng vừa, bọn chúng đang kêu gọi "đồng minh cứu viện" từ đám tỷ phú tài phiệt  u châu thêm 60 tỷ USD nữa đổ vào sàn chứng khoán New York để để cứu bọn chúng, và cũng để phản công lại những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vì bọn chúng nghĩ rằng các nhà đầu tư nhỏ lẻ này đã "đuối sức" trong cuộc "nội chiến này," tức là đã không còn đủ khả năng tài chính để tiếp tục nâng giá trị cổ phiếu GME lên thêm nữa. 

Nhưng có lẽ bọn chúng đã lầm, vì có dấu hiệu cho thấy hơn 70 triệu người dân Mỹ yêu nước những người đã ủng hộ tổng thống Donald Trump Đảng bắt đầu hợp sức với các nhà đầu tư nhỏ lẻ để tiêu diệt đám tài phiệt Phố Wall cũng như đồng minh  u châu của chúng, vì họ biết rõ ràng chính bọn này đã đủ tiền tiếp tay Joe Biden và Đảng Dân chủ gian lận phiếu bầu để cướp đoạt cuộc bầu cử hợp pháp của nhân dân Mỹ. những người dân Mỹ yêu nước đang giúp sức cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách mùa 1, 2 hoặc nhiều hơn số cổ phiếu GME để giúp đẩy giá cao hơn, từ đó làm cho đám tài phiệt Phố Wall và đồng minh  u Châu của chúng đầu hàng và phá sản. Đây ví như là cuộc chiến tranh thế giới GAMESTOP" vậy! Nếu theo đà này, thần thánh Trung Quốc sẽ thuộc về các nhà đầu tư nhỏ lẻ và người dân Mỹ yêu nước, tức là đám tài phiệt Phố Wall sẽ bị mất trắng hơn 70 tỷ USD và có thể nhiều hơn thế nữa.

CHỈNH ĐÁM TÀI PHIỆT NÀY LÀ NHỮNG KỂ BẤT CHẤP LUẬT PHÁP, DÙNG MỌI THỦ ĐOẠN ĐỂ CAN THIỆP VÀ KHỐNG CHẾ NỀN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HOA KỲ VÀ CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI. ĐÃ ĐẾN LÚC NGƯỜI DÂN YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH CHÚNG TA PHẢI CHUNG TAY TIÊU DIỆT ĐÁM MA QUỶ, QUÁI VẬT NÀY!


Tuong Hua





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo