Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẠI NÓI VỀ CHUYỆN BỔ NHIỆM CON ÔNG CHÁU CHA.

LẠI NÓI VỀ CHUYỆN BỔ NHIỆM CON ÔNG CHÁU CHA. Gần đây, dư luận lại xôn xao khi Cô Trần Huyền Trang, sinh năm 1990, vừa 31 tuổi vừa được Ủy ba...

LẠI NÓI VỀ CHUYỆN BỔ NHIỆM CON ÔNG CHÁU CHA.
LẠI NÓI VỀ CHUYỆN BỔ NHIỆM CON ÔNG CHÁU CHA.

Gần đây, dư luận lại xôn xao khi Cô Trần Huyền Trang, sinh năm 1990, vừa 31 tuổi vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này. Chuyện sẽ không có gì ầm ĩ nếu cô Trang không phải là con gái của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan hay cô đạt yêu cầu trong cuộc thi tuyển công chức. Trong vòng bảy tháng, cô Trang đã hai lần được thăng chức, tháng 7.2020 bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, một đơn vị thuộc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Vừa rồi lại được giao làm Giám đốc Sở.

Nếu Cô Trần Huyền Trang thật sự có tài, có khả năng nổi trội, có kiến thức chuyên môn phù hợp thì chuyện cô được giao chức vụ lãnh đạo chẳng có gì phải bàn dù cha mẹ cô đang là cán bộ cấp cao. Bởi tuổi 31 là tuổi đã trưởng thành và cũng là tuổi dựng xây sự nghiệp. Lịch sử Việt Nam cũng đã cho thấy rất nhiều người trẻ tuổi, tài cao làm quan và trở thành người của lịch sử ngay từ tuổi đôi mươi. Nguyễn Thái Học làm Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng từ tuổi 25. Lê Quý Đôn sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu 1753, được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất 1754 khi mới 28 tuổi. Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Khi ông đỗ trạng nguyên, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư bộ Công lúc tuổi chưa đến 20. Và nhiều người nữa không kể hết trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Điều nổi bật ở họ là đó là những người tài giỏi, có chí khí, thông minh hơn người. Tài không đợi tuổi, người nổi bật như thế thì làm quan to, làm người lãnh đạo là quá hợp tình, hợp lý.

Đến thời nay, rất nhiều quan chức trẻ nhận chức tước nhưng chẳng có thực tài, cũng chẳng qua thi cử chỉ bởi họ là con cháu của cán bộ lãnh đạo. Ví dụ như Lê Phước Hoài Bảo, 32 tuổi, con trai ông bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch, Đầu tư. Hay con trai ông Huỳnh Minh Chắc, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, là Huỳnh Thanh Phong được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công thương năm 35 tuổi. Miền Trung thì có Nguyễn Xuân Anh là con ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương, được thăng chức bí thư tỉnh ủy Thành phố Đà Nẵng khi 40 tuổi. Nguyễn Thanh Nghị con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Phó chủ tịch Kiên Giang khi 38 tuổi và làm bí thư tỉnh lúc 39 tuổi. Trong năm vừa rồi thì có trường hợp của ông Nguyễn Nhân Chinh được chỉ định làm bí thư thành ủy Bắc Ninh. Ông này tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua; có lẽ điểm nổi bật của ông là con trai ruột của ông Nguyễn Nhân Chiến, đương kim ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh uỷ. Trường hợp ông Nguyễn Đức Thiện, con trai ông Nguyễn Đức Chính, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng tương tự. Và còn rất nhiều điển hình khác nữa đang diễn ra trên đất nước này. Những vị trí mà các con của quan lớn được bổ nhiệm đều là những lãnh vực màu mỡ, lắm lợi, dễ tiến thân. Cũng từ những chức vụ đó, họ sẽ tiến dần lên Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch, rồi vào Uỷ viên Trung ương Đảng, từ đó trở thành lãnh đạo cấp cao như một số gương mặt đang ở trong chính phủ cũng như Bộ chính trị hiện nay. Ở tuổi của họ, nếu có tài năng, làm lãnh đạo thì chẳng có gì phải lăn tăn, suy nghĩ dù họ là con cái nhà ai. Tiếc thay, họ là những kẻ chẳng chút tài mọn, học hành chẳng đến đâu, kiến thức, kinh nghiệm chẳng có gì. Họ có bằng cấp đấy, họ lên chức được xem là đúng quy trình, quy định của nhà nước đấy, nhưng nghĩ cho cùng chỗ ấy không phải là chỗ của họ, bởi xét về năng lực, họ chưa đạt yêu cầu. Bảo là không qua thi tuyển, nhưng với cơ chế hiện nay, con ông cháu cha đi thi thì phải đậu thôi, cha mẹ, ông bà đang đương chức, ai dám đánh rớt nào? Dư luận sẽ đồng tình khi cá nhân con cháu lãnh đạo có tài thật sự. Bởi dù con quan lớn thì cũng có quyền và được phép làm lãnh đạo như mọi người chứ, không lẽ lại không được phép? Chẳng có luật lệ nào ghi điều đó cả. Nhưng phải qua các tiến trình như mọi công dân và điều quan trọng, nhắc lại nhiều lần là phải có khả năng thật sự nổi trội.

Kiểu bổ nhiệm cho con cháu như hiện nay chỉ khiến cho đội ngũ lãnh đạo, quan chức thiếu kẻ hiền tài phục vụ cho đất nước, mang lại hạnh phúc cho muôn dân. Khi quan chức đua nhau đưa các con cái vào các vị trí ngon lành, ngồi ghế lãnh đạo thì chỉ đưa đến sự trì trệ, lấy hết chỗ đáng lẽ là nơi của những người tài năng, những trí tuệ của thời đại thi thố khả năng của mình ra giúp đời thì lại chứa toàn kẻ bất tài, tham vọng và chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Suy cho cùng, họ chỉ là gánh nặng cho đất nước, không có lợi cho Đảng cầm quyền.
3.3.2021
DODUYNGOC






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo