Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ TỪ "Ở GIÁ" CÓ VỐN PHẢI LÀ TỪ "Ở VÁ" NHƯ THẦY AN CHI KHẲNG ĐỊNH KHÔNG ?

Về từ "Ở Giá" có vốn phải là từ "Ở Vá" như thầy An Chi khẳng định không ? #tieng_viet Theo mạng Tiếng Việt giàu đẹp (xem...

Về từ "Ở Giá" có vốn phải là từ "Ở Vá" như thầy An Chi khẳng định không ?

#tieng_viet

Theo mạng Tiếng Việt giàu đẹp (xem >> https://www.facebook.com/TiengVietGiauDep/posts/3968870079857870), khi bàn về từ "Ở Giá", thì

Về từ "Ở Giá" có vốn phải là từ "Ở Vá" như thầy An Chi khẳng định không ?

****
Còn “giá” trong “ở giá” thì sao? Học giả An Chi đã chỉ ra một sự thật thú vị rằng: từ chính xác vốn phải là “ở vá”. “Vá” ở đây là một từ cổ đã được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ, sau do cách phát âm lẫn lộn “v”, “d”, “gi” của người nơi đây nên dần chuyển thành “giá” rồi phổ biến sang các vùng miền khác. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng: “Vá: 1. Lẻ loi, không vào bọn với ai cả: Con hát vá. 2. Độc thân, một mình, không có vợ hoặc chồng hay cặp vợ chồng chưa có con: Còn son vá. 3. Goá hoặc hoá, chết chồng hay chết vợ: Đàn bà vá, anh vá vợ”.

****

Nhưng:

(1) Trong bộ từ điển xưa chép tay năm 1772 Dictionarium Anamitico-Latinum của đức giám mục P.J. Pigneaux, chữ Vá chưa bao giờ được định nghĩa là "ở một mình" cả. Mà trong bộ từ điển này, để chỉ cho việc "ở một mình", thì có từ Góa 寡 chỉ cho "gái chưa chồng" (Latin: innupta). Ngược lại từ "Vá" (trong Son Vá) dùng chỉ cho việc "ở một mình" chỉ xuất hiện trong bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị được xuất bản trễ hơn cả trăm năm sau đó (năm 1895)

Như vậy chúng ta không hiểu, thầy An Chi đã dựa vào đâu để khẳng định rằng là "Vá ở đây là một từ cổ đã được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ" ? Bởi vì nếu đúng là Vá là một từ cổ được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ, thì tại sao trong bộ Dictionarium Anamitico-Latinum năm 1772 lại không có từ Vá chỉ cho việc "ở một mình", mà phải đợi đến hơn cả trăm năm sau trong bộ Tự Vị từ Vá mới được giảng nghĩa là "ở một mình" ? 

(2) Quan trọng hơn, là theo Khang Hy Tự Điển, thì từ Góa (hay Quả) 寡, ngoài việc dùng để chỉ cho người đàn bà chồng đã mất, còn có thể dùng để chỉ cho người (đàn ông / đàn bà) không vợ chồng đấy chứ, tức là định nghĩa "又無夫無婦謂之寡。丈夫曰索,婦女曰嫠 lại không chồng không vợ gọi là Góa. Trượng phu (đàn ông) thì gọi là tác 索, phụ nữ thì gọi là li".
Và chữ Góa này, nó đã xuất hiện trong từ điển Việt Bồ La xưa ơi là xưa từ Đàng Ngoài, nên rất có thể, khi Góa có mặt trong bộ từ điển 1772 ở Đàng Trong, thì Góa chính là từ đem từ Đàng Ngoài vô, chứ không là từ phương ngữ Đàng Trong cả.
Về từ "Ở Giá" có vốn phải là từ "Ở Vá" như thầy An Chi khẳng định không ?

Vậy có thể nào, từ Giá chính là từ Góa mà ra chăng ? 

Và dĩ nhiên các bạn có thể phản biện là Vá > Giá có xác suất gần hơn là Góa > Giá. Nhưng nếu đúng là vậy, thì theo bạn, vào thời 1772, lúc mà chữ Vá có thể chưa hề được dùng như "ở một mình", thì người miền Nam có từ nào để chỉ cho "gái không chồng" không ? Tại sao người miền Nam lúc này đã có từ "Góa" để chỉ cho "gái không chồng", và từ Góa này đã có từ xưa từ Đàng Ngoài, mà người miền Nam họ lại không dùng, mà phải dùng từ Vá rồi từ đó chuyển sang Giá thế ? 



(3) Và đó là còn chưa nói, đến thời bộ Tự Vị ra đời, thì hóa ra từ Vá và Góa đều có cùng ý nghĩa chỉ cho ở một mình, tức là Đờn bà Vá = Đờn bà Góa, Son Vá = Son Góa. Như vậy rất có thể chữ Vá là từ chữ Góa mà ra đó bạn.


Và đó là 3 điều mình nghĩ chắc là thầy An Chi cần giảng thích kỹ hơn nữa, để chúng ta hiểu rõ tại sao thầy có thể khẳng định như đinh đóng cột rằng là "từ chính xác vốn phải là “ở vá”". Theo mình là thầy An Chi đã sai, vì chữ Vá để chỉ "ở một mình", rất có thể là một từ cận đại ở miền Nam (vào thế kỷ 19), chứ nó không hề là từ cổ như thầy đã khẳng định. Từ cổ để chỉ "ở một mình" còn được viết trong từ điển, chính là từ Góa, được tìm thấy trong bộ  Dictionarium Anamitico-Latinum năm 1772.


Còn ông Lê Văn Đức giảng "Goá hoặc hoá, chết chồng hay chết vợ", thì mình đồ ông dạy chúng ta tiếng Việt, cũng như vị lương y trong truyện "Uống nhơn sâm .. tắc tử" vậy. Điều đáng nói ở đây là ông Lê Văn Đức này, không biết có nổi tiếng gì không, mà được mạng Tiếng Việt giàu đẹp trích đoạn nhiều thế. Đọc những gì ông Lê Văn Đức giảng, thật là nguy hiểm cho vốn từ Việt ngữ của chúng ta. Bạn có đọc sách thầy này, bạn phải thiệt cẩn thận nghen.

Mời bạn đọc

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo