Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VTC KHÔNG SAI ĐÂU

VTC KHÔNG SAI ĐÂU 1. Xin hoan nghênh quyết định này của bộ 4T. Vì từ những quyết định ngoại lực thế này, Bộ anh Nhạ sẽ phải thay đổi theo hư...

VTC KHÔNG SAI ĐÂU

VTC KHÔNG SAI ĐÂU

1. Xin hoan nghênh quyết định này của bộ 4T. Vì từ những quyết định ngoại lực thế này, Bộ anh Nhạ sẽ phải thay đổi theo hướng tốt lên,  khi  tự thân ngành giáo dục không thoát ra nổi vòng luẩn quẩn của cải cách nhiều năm qua.

2. Ngoại ngữ (cũng như vi tính) KHÔNG PHẢI LÀ KIẾN THỨC, mà là phương tiện để học kiến thức. Một thứ kĩ năng tối thiểu để sống trong thế giới phẳng phiu hiện nay. Thống nhất khái niệm thế đã rồi ăn tục nói phét gì sau.
Ở một số nước (Myanmar, Sing, Mã...) "ngoại ngữ" còn là phương tiện để hòa hợp dân tộc khi nước họ có nhiều bản sắc văn hóa lớn  và  đều phổ biến ngang nhau.
Vì quan niệm dạy ngoại ngữ là cung cấp phương tiện  như thế, cho nên đa số các nước trên thế giới đều chọn tiếng Anh trang bị cho học sinh phổ thông. Lên đến đại học, họ không dạy tiếng Anh như một môn học "tiếng" nữa, vì sinh viên sử dụng  thông thạo phương tiện để sau này ra làm việc, là ĐƯƠNG NHIÊN của bậc đại học.
Vì chỉ coi là phương tiện, nên học sinh phải biết và nhà trường phải có nghĩa vụ cung cấp cho HS ở mức độ sử dụng được.  Vậy, ngoài tiếng Anh vì sự thông dụng, nếu học sinh muốn học một ngoại ngữ khác-lạ thì sao? 
Tôi lấy ví dụ từ Sing (nơi tôi có thẻ  tạm trú). Sing giống Việt nam và khác Mỹ, có vài thứ tiếng khác tiếng Anh họ cung cấp trong trường, ví dụ như tiếng Nhật, Pháp, Hoa... Khi quyết định dạy  tiếng nào, Bên Giáo dục  có  một báo cáo khoa học để TRÌNH CHO PHỤ HUYNH, giúp PH trợ giúp con mình  lựa  chọn. Ví dụ như, giá trị sử dụng tiếng đó trên thế giới; Mức độ gắn kết với văn hóa bản địa; Những khó khăn và thuận lợi hay nói cách khác, dễ và khó, gần gũi và khác biệt về ngữ âm học với tiếng bản địa....
Bản báo cáo này cực kì quan trọng vì việc học ngoại ngữ trước 12 tuổi, nếu không chuẩn bị cẩn thận về sinh học, sẽ dẫn đến nói ngọng hoặc các dị tật do giáo dục mà nên, khi nói tiếng mẹ đẻ.

3. Nếu coi việc dạy ngoại ngữ là kiến thức như VN,  thì phải xếp vào hệ tính điểm và thi cử  và, cái này quan trọng này,  nhất quyết phải tính đến yếu tố khoa học với cơ địa con em chúng ta.
Tiếng Hàn về ngữ âm, gần 70% vốn từ khi phát ra là ở  đầu lưỡi. Trong khi tiếng Việt, (chưa có nghiên cứu khoa học nào như họ nên tôi dựa vào...mồm mình) ở âm giữa lưỡi. Học sinh lớp 3 đã dạy chúng, khéo nhớn lên lại lói y như vưỡn- bộ- chưởng Nhạ, nhiệm kì 2021-2026.

3. Khi bộ giáo dục dùng từ TỰ CHỌN TRONG BẮT BUỘC, thì cho dù một đứa trẻ chọn học, cũng phải bằng với, coi như tương đương triệu đứa học thứ tiếng khác. 
Tâm thế ấy tư duy ấy, thì mới thẩm thấu được bài học  về nhân quyền. Và sẽ thấy, cái title của VTC tôi dẫn hôm qua, không sai.

Hong Ho

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo