Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CĂN CỨ QUÂN SỰ NGA TẠI LÀO “CHỐNG LƯNG” CHO VIỆT NAM HAY ĐỂ “THỌC LƯNG” TRUNG QUỐC?

CĂN CỨ QUÂN SỰ NGA TẠI LÀO “CHỐNG LƯNG” CHO VIỆT NAM HAY ĐỂ “THỌC LƯNG” TRUNG QUỐC? Hôm 4/5 Theo một quan chức quân tỉnh Xin quang- Lào cho...

Căn cứ quân sự Nga tại Lào “chống lưng” cho Việt Nam hay để “thọc lưng” Trung Quốc?

CĂN CỨ QUÂN SỰ NGA TẠI LÀO “CHỐNG LƯNG” CHO VIỆT NAM HAY ĐỂ “THỌC LƯNG” TRUNG QUỐC?


Hôm 4/5 Theo một quan chức quân tỉnh Xin quang- Lào cho biết “một nhóm”quan chức quân đội Nga đã bắt đầu làm việc với Lào từ ngày 15/12/2020, để dò thám bom mìn cho việc xây dựng sân bay quân sự tại Lào. 

-Việc Nga và Lào ký thỏa thuận quốc phòng cho thấy sự diện diện của Nga ở Lào còn “nhiều” hơn cả thời Xô Viết. 

-Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Lào kể từ năm 1975, còn hiện nay Nga là bên cung cấp Vaccin COVID-19 lớn nhất cho Lào, với 2 triệu liều .

-Lào có một vị trí khá là đắc địa khi nằm ở “trọng tâm”Đông Nam Á, Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km; Tây Bắc giáp myanmar,230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Cam-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km. 

-Chính trị nội bộ của Lào luôn duy trì sự ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, về quan hệ đối ngoại, Lào đạt thành tựu trong việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác đa phương .

-Chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, kết hợp với đối ngoại chính phủ với các hoạt động Đảng và tổ chức quần chúng. 

-Lào tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước đối tác chiến lược, các nước láng giềng Asian, các nước có quan hệ truyền thống, nhầm bảo đảm môi trường hoà bình phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. 

-Được biết việc Lào mua thiết bị quân sự của Nga, như một phần thỏa thuận đạt được với Nga, khi bộ trưởng quốc phòng Nga đến thăm thủ tướng Lào, và bộ trưởng quốc phòng Lào. 

-Lào không có nhu cầu vũ khí để trở thành một quân đội mạnh, bởi Lào là một nước có thu nhập thấp nhất Đông Nam Á.

-có lẽ việc Lào mua vũ khí của Nga không “đánh đổi “bằng tiền mà là đất xây căn cứ quân sự. 

-Hiện tại cho thấy Điện Kremlin có vai trò khá lớn ở Lào, và nó là mối đe dọa hiện hữu sát  sườnTQ.

-Lào tuy nhỏ nhưng là ngã ba “Tam giác vàng”, toàn bộ Đông Nam Á,và có thể xem Lào là “quân bài chiến lược” của Nga để có thể “khống chế” phần dưới của TQ. 

-Nếu thực sự theo quan điểm của Liên Xô trước đây thì Việt Nam không cần quan ngại về trình trạng của Lào, bởi nếu Nga đã “thu phục“ được Lào thì Việt Nam hoàn toàn yên tâm phần nào.

-VN không phải lo lắng bị TQ “thọc lưng”như sự việc đã từng xảy ra với Polpot trước đây. 

-Lào hiện tại đang nợ TQ khá nhiều tiền, vẫn là chiêu bài cũ TQ sẵn sàng sử dụng nợ như một “phương tiện “để “kiểm soát” tại Lào.

-Lào thất bại trong việc trả 80 triệu USD tiền vay từ TQ trong việc xây dựng khu vui chơi giải trí lớn nhất nhì Đông Nam Á.

- lúc này Lào bắt buộc phải bán cho một công ty TQ 300 héc ta đất. 

-Ban lãnh đạo Lào không quan tâm quá nhiều về các khoảng nợ. 

-Tuy nhiên, việc Lào thân thiết với Nga như một chiến lược cho phép “thử phản ứng “của TQ trong quan hệ với Lào. 

-Điều này cho thấy vô tình hay hữu ý  vị thế của Lào được tôn lên, về quyền lực mềm của Lào cũng được tăng lên. 

-Không giống như Lào trong vài năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều trang thiết bị quân sự phía Nga để bằng nhiều phương diện ,chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực ,như việc mua 6 tàu ngầm dù chỉ mang tính chất “tương đối”,nhưng cũng giúp cho Việt Nam tăng khả năng “răn đe “so với lực lượng của TQ.

-ngoài ra Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dõi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống Radar, thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay. 

-Quân đội Việt Nam có một hướng phát triển hướng ngoại thông qua chiến lược chống tiếp cận, chống xâm nhập A2, AD, một khái niệm chưa từng có tại Việt Nam, 

-Chiến  lược này nhằm bảo vệ những hòn đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. 

-Chiến lược này cũng giúp tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam thông qua việc phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà  Việt Nam trang bị nhiều trong những năm gần đây, bởi xảy ra trong trường hợp đối đầu trực tiếp với quân đội TQ, Việt Nam khó có thể dành được chiến thắng về mặt quân sự dù quân đội VN có nhiều chiến lược, nhưng VIỆT Nam có thể gây “khó khăn” cho TQ và sẽ khiến một cuộc tấn công của TQ “kém hiệu quả “hơn. 

-Điều đáng lưu ý hơn là VN thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay và rõ là Đảng CSVN nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng một cách bù với mức độ “chênh lệch” với TQ. 

-VN cũng tìm cách phát triển quan hệ chí ít là về quân sự với nhiều “đối tác như đối tác chiến lược “với Nhật Bản”.

-Một ví dụ khác là mối quan hệ với Mỹ đã được tăng cường hơn rất nhiều kèm theo đó là mối thân tình hữu hảo với Nga từ thời xưa.

-Giới quan sát cho là Việt - Mỹ “gần như ở cấp độ chiến lược dù chỉ là “hạn chế” công bố.

-điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

-Lào sẽ có cơ hội tốt hơn để thoát khỏi sự ảnh hưởng của TQ bằng cách đàm phán các điều khoản tốt hơn với các đối tác mới ( như Nga)mà họ nghĩ rằng người Lào sẽ dễ dàng với kiểm soát nhiều hơn với đất đai của họ với nguồn lực tài nguyên và nền kinh tế, điều này có thể đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đối trọng với đòn bẩy của TQ trong nền kinh tế Lào. 

-Nhưng đây sẽ là lựa chọn thực tế hơn những hợp đồnga vũ khí lãng phí với TQ. 

-Theo một nguồn tin từ giới chức quân sự Lào, thì Lào đang có tham vọng mở rộng quân sự cưới Nga, bằng cách nhận một lô hàng lớn với vài chục chiếc xe tăng,nó nằm trong gói hàng 4 chiếc IAK( 4 chiếc MB1).

-Kèm theo đó là một số thỏa thuận Nga sẽ nâng sửa chữa trực thăng cũ cho Lào, đồng thời cấp phép cho Nga mở văn phòng đại diện tại thủ đô Lào  để “đánh đổi “được số vũ khí nhỏ bên trên Lào đã phải mở đường cho Nga khai thác các dự án  khai thác mỏ và khoáng sản.

-Tất nhiên lịch sử khai khoáng của Nga trên đất Lào đã có từ những năm 1980, nhưng Lào quá nghèo, Lào chỉ là một nước nhỏ không có thế mạnh gì về việc bán tài nguyên, điều này sẽ gây hệ lụy cho những đời con cháu phía sau của Lào. 

-Nếu đến một ngày tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường thì việc Nga chống lưng cũng chỉ là việc lợi dụng Lào mà thôi. Trong lúc đó Việt Nam cần tự thay đổi để mình mạnh lên làm “tiền đề “cho “Liên Bang Đông Dương” “đủ sức tự mình lo cho mình “.

-Việc Lào mua vũ khí của cả hai nước cũng là việc vô hình chung đưa lên bàn cân.

-Nói thẳng ra vũ khí TQ thì ai cũng biết như thế nào rồi, bởi vì TQ bán cho Lào cực kỳ ít vũ khí, ở giai đoạn này Lào đang có một “lợi thế” trong việc “lựa chọn”nhà cung cấp vũ khí tương lai bằng cách thay hợp đồng vũ khí của Nga trong các hiệp định thương mại và các sáng kiến để đem lại lợi ích,thì Lào hoàn toàn có thể sử dụng nó như một thứ “quyền lực mềm” để đối phó với TQ. 

-Các bạn, có thể thấy là VN tăng cường khả năng phòng thủ cũng như tăng cường hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia xây dựng trật tự thế giới và đó là những lực lượng với nhiều lý do khác nhau torra ngờ vực TQ điều mà chúng ta có thể nói là VN vừa cũng cố các phương tiện của mình, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhầm ngăn cảnh TQ thống trị toàn bộ Biển Đông, nhưng VN cũng phải “tự chuẩn bị “trong trường hợp căng thẳng gia tăng và VN đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên trên thực tế ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. 
-VN phải tìm đến bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất đó là Mỹ, và Mỹ lại có những mục tiêu riêng và có những thách thức địa chính trị riêng. 

Kết Luận :

-Trước đây tôi từng nói rằng Nga sẽ “tận dụng tranh  giành Trung Mỹ để “quay lại”  Biển Đông và Đông Dương thì nay điều đó đang diễn ra.

-Nói tóm lại việc Nga đặt căn cứ quân sự tại Lào đối với VN chỉ có lợi cứ không có hại miễn là Việt Nam đừng tham gianbàn cờ thế giới với tư cách “ đánh dùm “ như trước đây, đánh Mỹ là đánh cho .., 

-Còn đối đối với Trung Quốc thì mối “quan hệ với Nga “không “đủ mạnh” để có thể gọi là đồng minh và Nga cũng khó có thể bắt tay với TQ nhất là gây hắn với VN, 

-Do đó cần xem việc Nga có “sử dụng”Lào như một căn cứ quân sự “kềm tỏa” sự ảnh hưởng của Bắc Kinh thì hợp lý hơn!
-Trong binh pháp còn gọi là thế” ỷ giốc”khi cần .
-Nghĩa là tiến có “thể công hoặc lùi có thể thủ “.

Quang Hữu Minh

1 nhận xét

  1. Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo