Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỬ LẬP LUẬN

THỬ LẬP LUẬN  1. Các nước láng giềng Ấn Độ là Trung Cộng, Tây Hồi (Pakistan), Đông Hồi (Bangladesh), Tích Lan (Sri Lanka) và Nepal. Nhưng ch...

THỬ LẬP LUẬN 

1. Các nước láng giềng Ấn Độ là Trung Cộng, Tây Hồi (Pakistan), Đông Hồi (Bangladesh), Tích Lan (Sri Lanka) và Nepal. Nhưng chỉ Nepal có nhiều người theo đạo Hindu đến Ấn Độ dự đại lễ Hindu 12 năm một lần nên Nepal đang bị dịch cúm Trung Cộng hoành hành dữ dội như Ấn Độ. 

Điều đó chứng tỏ giả thiết Ấn Độ bùng phát dịch trong thời điểm dịch đã giảm, nhiều người đã tiêm vacxin... Là do hàng chục triệu người Ấn và Nepal chen chúc dự lễ Hindu trên sông Hằng, là một giả thiết có căn cứ. 

2. Từ căn cứ trên có thể suy ra, giả sử, nếu Việt Nam bị "bung, toang"... Thì nguyên nhân chính có thể là do hàng vạn người chen chúc, tụ tập ở các danh lam thắng cảnh nhân ngày lễ nghỉ 30/4 và 1/5 giống như hàng triệu người Ấn và Nepal dự lễ Hindu trên sông Hằng. 

3. Cứ ngỡ tâm dịch Campuchia có nguy cơ lây lan qua Miền Tây, vì biên giới Tây Nam thông thương rất thoáng giữa hai nước Việt Miên. Song cũng như Campuchia bùng phát dịch vì người Trung Cộng trốn cách ly, Việt Nam cũng bắt đầu phát dịch từ những người Trung Cộng chứ không phải từ Campuchia. Điều lạ lùng là bên Trung Cộng vẫn yên ắng không có dịch bệnh hoặc đe dọa bị dịch bệnh, nhưng những người Trung Cộng lại mang dịch bệnh qua lây nhiễm nước khác, hiện tại Campuchia và Việt Nam là hai ví dụ cho sự lây nhiễm dịch từ người Trung Cộng? 

4. Việc Việt Nam nhiều lần thành công ngăn chặn dịch cúm, phần lớn nhờ khả năng truy vết tìm F1, F2 liên quan đến một FO nào đó, để khoanh vùng ngăn chặn dịch lây nhiễm cộng đồng. Nhưng lần này phương pháp truy vết tìm nguồn có thể không còn dễ dàng. Tỉ như một nữ nhân viên khu du lịch Tam Chúc dương tính với virus Trung Cộng, cơ quan chức năng có thể truy vết từ những nơi chị ấy đến, kể cả bệnh viện k Hà Nội nơi chị ấy đưa người thân đến khám bệnh. Song tại điểm chị làm việc là khu du lịch tâm linh Tam Chúc thì bó tay với hàng ngàn khách thập phương tham quan. Giờ chỉ trông chờ may mắn. 

5. Ngoài trừ ổ dịch Đà Nẵng gây chết vài chục người trước đây, và trong giai đoạn đầu phát dịch, một bệnh nhân người Trung Cộng và một bệnh nhân người Anh được thông tin là nặng, có sử dụng máy thở... Đa phần hàng ngàn ca nhiễm đều được chữa lành chẳng khác gì cúm mùa, truyền thông không cho thấy dịch cúm Trung Cộng nguy hiểm hơn dịch cúm mùa tại Việt Nam, thậm chí ít lây nhiễm hơn cúm mùa. Câu hỏi đặc ra, hoặc là truyền thông không đưa tin đầy đủ cho công luận biết sự thật về đa số các ca nhiễm có được chữa khỏi trong tình trạng thập tử nhất sinh như nhiều nước hay không, hay hầu hết các ca nhiễm không có gì nguy hiểm, chỉ như cúm mùa ? Có cảm giác Việt Nam sợ bóng sợ gió vì thấy các nước chết dịch nhiều đến mức không thiêu kịp xác nên ám ảnh và... sợ...? 


Chứ ở Việt Nam, ngoại trừ ổ dịch Đà Nẵng gây chết hơn 30 người, đa phần trong số chết là do bệnh nền, còn lại hàng ngàn ca nhiễm khác chẳng ai chết, thậm chí chẳng ai biết có hay không việc bệnh nhân dịch cúm Trung Cộng tại Việt Nam phải thở Oxygen ? Không thấy truyền thông đưa tin. Vậy, nếu dịch cúm Trung Cộng đang lây nhiễm tại Việt Nam có tỷ lệ lây nhiễm và thương vong nhỏ hơn cúm mùa, thì có nên hoảng sợ đến mức làm suy yếu nền kinh tế, tạo ra nghịch lý, không chết hoặc ít chết vì dịch mà chết vì đói ? 

6. Không thể phủ nhận dịch cúm gây tử vong nhiều người trên thế giới, song cũng không thể phủ nhận truyền thông, báo chí đã làm to chuyện hơn thực tế đã xảy ra, vì :

* Có thể là bản năng câu lai của truyền thông mà người ta hay ví von "Nhà đài nói láo nhà báo nói thêm" ? 

* Có thể mục tiêu của truyền thông, báo chí thế giới cố thổi phồng thương vong để đánh động dư luận không được chủ quan với dịch cúm Trung Cộng? 

* Có thể một số nước cố tình thổi phồng dịch bệnh vì mục đích chính trị. Tỉ như dịch cúm Trung Cộng tại Mỹ bị thổi phồng trong mùa vận động tranh cử tổng thống. 

* Và cũng có thể là chiêu trò của các ông lớn (Big Pharma) để tiêu thụ vaccine ? Thậm chí có dấu hiệu các ông lớn vaccine cấu kết với các chính trị gia của các nước, các tổ chức quốc tế và WHO ban hành chính sách visa vaccine ép buộc mọi người phải tiêm vaccine nếu muốn đi nơi này nơi khác ? 

7. Virus không phải là tế bào sống độc lập như vi khuẩn, nó chỉ là một chuỗi ARN sống nhờ vào cơ chế sống của tế bào vật chủ, nên luôn biến đổi, thậm chí đột biến trong quá trình lây nhiễm từ người sang người, khiến vaccine không thể ngăn chặn triệt để. Tỉ như vaccine cúm mùa H1N1 chỉ ngăn chặn phần nào cúm mùa chứ không thể ngăn chặn tất cả các dòng cúm mùa, nên hàng năm số người nhiễm hoặc chết vì cúm mùa trong các nước Âu Mỹ là không hề nhỏ. 

Đó là lý do :

- Vợ chồng cựu tổng thống Peru bị nhiễm cúm Trung Cộng sau khi đã tiêm ngừa vaccine Trung Cộng. 
- Cựu thủ tướng Ấn Độ bị nhiễm cúm Trung Cộng sau khi đã chủng ngừa vaccine. 
- Một giáo sư bệnh truyền nhiễm của Mỹ bị dịch cúm Trung Cộng giết chết tại Ấn Độ sau khi đã tiêm đủ hai liều vaccine. 
- Truyền thông cho biết, một số người bị nhiễm hoặc bị chết vì cúm Trung Cộng tại Ấn Độ và các nước khác sau khi đã tiêm ngừa vaccine.

8. Tại Việt Nam, như nói ở trên, chỉ có tâm dịch Đà Nẵng mấy tháng trước gây chết người, đa số trong số tử vong ấy có bệnh nền. Và đây cũng là biến cố gây chết người duy nhất tại Việt Nam tính cho đến lúc này. 

Nhưng Việt Nam có ca tử vong đầu tiên do tiêm ngừa vaccine, tạo ra hai nghịch lý rất cần những nhà lãnh đạo Việt Nam cân nhắc kỹ trước khi có quyết định xử lý dịch. 

- Một là Việt Nam chưa có nguy cơ đáng kể chết vì dịch bệnh, nhưng có nguy cơ chết vì đói do giãn cách quyết liệt...? 

- Hai là Việt Nam chưa có nguy cơ đáng kể chết vị dịch nhưng có nguy cơ chết vì vaccine.

Nguyên Khan


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo