Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ "CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ" GIỮA VINFAST VÀ CHỦ KÊNH YOUTUBE GOGO TV: BÀN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ!

TỪ "CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ" GIỮA VINFAST VÀ CHỦ KÊNH YOUTUBE GOGO TV: BÀN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ!    D...



TỪ "CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ" GIỮA VINFAST VÀ CHỦ KÊNH YOUTUBE GOGO TV: BÀN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ!

   Dẫn nhập: “Trong đoạn clip dài hơn 29 phút được đăng trên kênh YouTube GoGo TV, ông Trần Văn Hoàng cho biết chiếc VinFast Lux A2.0 của mình gặp nhiều lỗi liên quan đến cảm biến áp suất lốp, gạt mưa, sạc không dây... dù mới chỉ đi được khoảng 8.000 km. Theo ông Hoàng chia sẻ trong clip, thời điểm ghi hình vào buổi sáng ngày 21/4/2021, chiếc VinFast Lux A2.0 gặp lỗi thuộc phiên bản Cao cấp, có màu sơn ngoại thất trắng và mang biển số 66A-139.45…. Dù xóa video, chủ kênh GoGo TV vẫn cùng luật sư chuẩn bị để làm việc với VinFast. Trong khi đó, VinFast cho biết không khoan nhượng với hành vi đưa tin sai, ảnh hưởng uy tín…… Cụ thể, VinFast cho rằng từ ngày 20/4/2021 đến ngày 28/4/2021, ông Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GoGo TV, đã sản xuất và đăng tải clip có nội dung không đúng sự thật về chất lượng xe VinFast Lux A2.0, gây hoang mang cho người dùng và ảnh hưởng tới uy tín của VinFast. Theo đó, VinFast đã gửi đơn tố cáo cùng đầy đủ bằng chứng ra cơ quan công an về hành vi sản xuất và lan truyền thông tin sai sự thật của ông Trần Văn Hoàng. Cơ quan công an đã tiếp nhận đơn tố cáo và có lịch mời ông Hoàng lên làm việc”. – Trích từ Báo Zing!

   Có thể nói rằng, việc tranh chấp giữa Khách hàng (Người tiêu dùng) và Bên bán (Nhà sản xuất) liên quan đến chất lượng, khuyết tật hàng hóa hay những vấn đề khác có liên quan đến sản phẩm, là một hiện tượng xảy ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên Thế giới. Có một điều nghịch lý là, càng những Quốc gia có công nghệ tiên tiến, thì càng hay xảy ra những tranh chấp liên quan đến lỗi sản phẩm – Đó không phải vì chất lượng của sản phẩm quá kém, mà vì ở nhưng nơi đó yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm luôn cao hơn, khắt khe hơn. Thực tế, đã rất nhiều lần các hãng công nghệ nổi tiếng như Samsung và nhiều hãng khác…. Phải thu hồi hàng triệu sản phẩm của mình, dù đã tung ra khắp mọi nơi trên Thế giới, khi có báo cáo về lỗi sản phẩm. 

   Nói như vậy để thấy rằng, bất kỳ một Nhà sản xuất hiện đại tới đâu, cũng có khi gặp phải những lỗi sản xuất, thậm chí là lỗi toàn cầu. Nhưng trước những sự cố như vậy, họ luôn bình thản thu hồi sản phẩm của mình, mà không hề lo lắng thương hiệu, uy tín giảm sút, và Người tiêu dùng vẫn tin tưởng sản phẩm của họ. Nghĩa rằng, Thế giới có tranh chấp về chất lượng sản phẩm, Việt Nam cũng có tranh chấp như thế - Chỉ khác một điều rằng, các bên lựa chọn cách giải quyết chẳng giống ai: Một bên thì đưa lên mạng xã hội, mang tính chất la làng, hét toáng lên cho cả xã hội biết, có chỉ dấu của sự bêu riếu; Bên còn lại thì quyết chí không khoan nhượng và đưa vụ việc ra Công an, như để dằn mặt và đe dọa. Vậy là từ một mối quan hệ hợp đồng mua bán, mà chắc hẳn khi đi xem xe, mua xe, họ đã nói chuyện rất ngọt ngào với nhau, như những người bạn lâu ngày gặp lại, thì hôm nay, họ khiến cho Công chúng cảm thấy như, đang có một cuộc chiến khô máu, một mất, một còn giữa hai bên???? Điều đó cho thấy, có vẻ như các bên đã đẩy câu chuyện đi quá xa, theo một cách bất bình thường, khi vốn dĩ câu chuyện nó cực kỳ giản đơn: Tôi mua sản phẩm của Anh, bây giờ nó bị lỗi, bị khuyết tật, Anh có trách nhiệm bảo hành, bồi thường cho Tôi, nếu Anh không làm, Tôi kiện ra Tòa…….. 

   Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất của quan hệ pháp luật dân sự: Đó là tính thiện chí – Thiện chí khi giao kết hợp đồng, khi thực hiện hợp đồng và cả khi xử lý, giải quyết hậu quả của hợp đồng. Tính thiện chí ở chổ, các bên sẵn sàng đàm phán, thương lượng với nhau về việc bảo hành sản phẩm, phát hiện lỗi sản phẩm, yêu cầu khắc phục và bồi thường thiệt hại. Và khi các bên thương lượng, hòa giải bất thành, thì tính thiện chí còn được thể hiện trong việc các bên có thể yêu cầu một bên thứ ba có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như việc khởi kiện dân sự ra Tòa án hay Trọng tài. Không chỉ là sự thiện chí - Đó còn là sự văn minh khi gặp phải các xung đột pháp lý. 

   Do đó, trong sự vụ này, việc Người mua, đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội, nhằm thể hiện sự bức xúc cá nhân, trước những khuyết tật của sản phẩm mà chưa biết nguyên nhân từ đâu, mà kể cả là đã biết, thì điều đó cũng không hợp lý cho lắm. Vì hành động này có chỉ dấu của sự bêu riếu, không hẳn xuất phát từ động cơ bảo vệ quyền lợi cho mình. Cũng có nhiều Người lập luận cho rằng: Nên đưa lên mạng xã hội, nhằm cảnh báo chung cho mọi Người. Điều đó chưa hẳn đã đúng: Nếu mục đích vì Công chúng, thì Đương sự có thể khởi kiện ra Tòa, lúc đó sẽ có báo chí đưa tin, và khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, mà trong đó chắc chắn phải có kết quả giám định chuyên môn độc lập, để đánh giá khuyết tật sản phẩm, lúc này mới ra thông cáo báo chí cũng chưa muộn. Tóm lại, việc đưa vấn đề lên mạng xã hội, khi cơ sở chứng cứ chưa vững chắc, kéo theo căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, thì hậu quả pháp lý, có thể rẽ theo một hướng khác. 

   Tuy nhiên, nói đi phải nói lại, trước hành động của Người mua như trên – Ngay lập tức, Người bán ra thông cáo rằng sẽ không khoan nhượng, và đã làm đơn tố cáo đến Công an….. Nó giống như là một sự tuyên chiến và khai hỏa ngay tắp lự của Bên bán, một chỉ dấu cho thấy sự dằn mặt, đe dọa, nhiều hơn là lập luận pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình. Lý luận và thực tiễn trong các tranh chấp pháp lý cho thấy rằng: Bên nào càng yếu chuyên môn hơn, thì càng hay có hành động hù dọa hơn. Lưu ý là không hẳn họ yếu và chứng cứ pháp lý, mà do trình độ chuyên môn pháp lý yếu kém, không tìm ra được điểm mạnh pháp lý của bên mình, nên phản ứng theo cách cố hữu mang tính hù dọa. Mà điển hình là luôn muốn hình sự hóa mọi tranh chấp, mọi rủi ro pháp lý, trong khi có nhiều cách giải quyết khác, hay hơn, văn minh hơn: Tại sao Ông nói xe bị lỗi?! Ông có bản kết luận giám định của tổ chức chuyên môn chưa, rằng xe có bị khuyết tật không, và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật là gì, là do lỗi sản xuất, hay do hành động ngoại tác nào khác, hay tất cả chỉ là do Ông nói suông vô căn cứ?! Nếu Ông có căn cứ cho rằng, lỗi từ phía Chúng tôi, Ông có thể khởi kiện ra Tòa án, và Chúng tôi sẽ hầu kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. 

   Đây chính là những điều các bên còn thiếu trong sự vụ này: Sự thiện chí! Và khi thiếu vắng đi sự thiện chí của cả hai bên, thì đụng độ là điều khó tránh khỏi; Bản chất sự đụng độ chưa hẳn xấu và tiêu cực, nhưng cách lựa chọn giải quyết đụng độ của các bên như thế nào, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả giải quyết của cuộc đụng độ đó, mà kết quả của nó có thể là lưỡng bại câu thương, bên thắng cũng thành tật. Nếu Bà con theo dõi các bộ phim Hồng Kông, Đức, Pháp, sẽ thấy những bối cảnh khi phát hiện ra lỗi sản phẩm, cụ thể là lỗi xe, sẽ thường được giải quyết theo mô típ: Đại diện bên bán sẽ gặp người mua và phán số tiền bồi thường: 50 củ được không?! Người mua lắc đầu, rồi rời đi. Sau đó đại diện bên mua xuất hiện và hét một câu xanh rờn: 5000 củ, nếu không ra Tòa. Đại diện bên bán sẽ gọi điện, trao đổi với ông Trùm, và quay lại, nói: 2000 củ, không hơn một xu! Người mua và cộng sự sẽ có hai lựa chọn: Ký tên vào biên bản thỏa thuận và nhận tấm chi phiếu 2000 củ hoặc quăng vào mặt bên bán một câu: Cút! Chuẩn bị hầu kiện đi Nhóc…… Đấy mọi thứ có vậy: Không ai hơi đâu đi quay video đưa lên mạng, càng chẳng có ai báo ra Công an cả.

   Tóm lại, trong giải quyết mọi xung đột pháp lý, thì cần ưu tiên phương án thương lượng hòa giải trước, và Tòa án, chỉ nên được các bên coi là chốt chặn cuối cùng, khi không còn phương án nào khác. Mà ngay cả khi đã ra Tòa án rồi, cũng không có nghĩa việc hòa giải đã hết cơ hội, cho nên phải vừa đánh vừa đàm. Việc tranh luận và lập luận chỉ nên áp dụng, sử dụng tại phần tranh luận của phiên Tòa, đó gọi là lúc cuối cùng buộc phải tấn công, và mọi chứng cứ vật chất, luật chứng pháp lý được tung ra ở đây. Thực tế, có nhiều Người, trong các buổi làm việc, hòa giải tại Tòa là đã nhấn nút tranh luận, cãi nhau um sùm rồi, trong khi kì thực, có nói vào những lúc này, cũng không đem lại lợi ích gì, có khi còn phản tác dụng. Cho nên, hi vọng qua những sự việc này, Bà con ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho minh khi giải quyết các rủi ro và tranh chấp pháp lý: Chi phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất, thì dù vật chất nhận được có ít hơn một chút, vẫn thành công và hiệu quả hơn rất nhiều, so với việc phải bỏ ra một chi phí lớn, và phải theo đuổi một hành trình quá dài – Tất nhiên, mọi thứ luôn tương đối, điều gì cũng có ngoại lệ, và cần phải căn cứ vào từng sự vụ cụ thể!

Viết tại Sài Gòn, ngày 04/05/2021 - Luật sư: Đặng Bá Kỹ!

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo