Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - ĐỌC THỬ ĐOẠN PHÂN TÍCH TRONG CHƯƠNG VII QUYỂN THẦN NGƯỜI ĐẤT VIỆT CỦA THẦY TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 1 - Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Tr...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 1 - Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường

Thầy họ Tạ đã khẳng định như thế này:

****

Hẳn vì cũng có dạng nam thần nên Po Riyak mới được sắc vua (Nguyễn ?) phong là Nam Hải Long Vương. Bằng cớ này cho ta đoán rằng các đền được ghi trên Bình nam đồ vẽ trước phần tư cuối thế kỉ XVIII (13) với tên Long Vương Miếu là đền thần biển Chàm – Việt hoá đến mức độ nào thì ta không được biết, nhưng cũng không nên vì cái từ Việt Hán đó mà cho rằng đây là một đền Việt. Sự hiểu biết của nho sĩ hay triều đình Thăng Long về tục lệ của “phiên dân” hẳn không đủ sâu để phân biệt riêng từng thần giữa các thần đã lẫn lộn, nhưng họ cũng hiểu đấy là một thần Chàm. Và Dương Văn An chưa nói đến Long Vương Miếu mà cũng phân biệt được nhiều loại đền thần biển khác. Cá voi cũng là một thần biển riêng biệt của phương Nam nhưng hẳn phần lớn dân Việt đầu thế kỉ XVI chưa nhận ra nên khoảng 1516 – 1526, dân chài cửa Việt còn bắt cá mắc cạn lúc thuỷ triều rút đi, lấy xương sống làm xà nóc dựng nhà mà không coi là “ngọc cốt”. Tuy nhiên, Dương Văn An có lẽ đã thấy một đền thờ cá voi ở cửa sông Tam Kì khi ông liệt kê một “đền loài thuỷ tộc làm thần sông”.(14)



****



Chúng ta không hiểu làm thế nào mà thầy họ Tạ lại cho rằng Long Vương miếu ở Đàng Trong vào thời chúa Nguyễn liên quan đến thần Po Riyak của người Chàm. Từ việc đọc tên địa danh Long Vương Miếu trong Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ mà thầy Tạ lại suy ra luôn đây là thần Po Riyak của người Chàm thì theo mình, cách nghiên cứu như thế là phản khoa học (và nói cho rõ hơn, là có mùi chủ nghĩa dân tộc).



Nếu chúng ta chịu khó đọc thêm chút xíu về Long Vương và chúa Nguyễn, thì sẽ thấy được sự liên quan như thế này:



(1) Tục thờ Long Vương theo Đạo Giáo bên Trung Quốc đã có từ xưa. Bằng chứng là đến nay, còn đó miếu Long Vương 龍王庙 ở tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc mà sách đời Minh Gia Tĩnh đã có viết. Mà niên đại Minh Gia Tĩnh chấm dứt vào năm 1567 tức là lúc mà Đàng Trong chưa có là Đàng Trong cho ra hồn. 



(2) Các hoạt động ủng hộ đến tôn giáo (Phật Giáo / Đạo Giáo) của các chúa Nguyễn cũng đã được ghi chép lại từ các sử sách xưa, mà phổ biến nhất là qua bộ sách của thích Đại Sán hoặc các hoạt động xây chùa của triều đình chúa Nguyễn. Ít biết với người Việt hơn, là việc chúa Hiền (Nguyễn Phước Tần - 1620-1687) đã cho xây dựng chùa Thiên Tôn với màu sắc Đạo Giáo (xem Đạo Giáo thời chúa Nguyễn >> https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/9.%20Dao%20giao%20thoi%20chua%20Nguyen%20qua%20nghien%20cuu.pdf).  
Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường


Như vậy, với việc thờ Long Vương đã có mặt ở Trung Quốc trước khi có Đàng Trong, và với việc Đạo Giáo đã phát triển và du nhập vào Việt Nam từ xưa, và với hệ thống thần Ngọc Hoàng / Long Vương v.v của Đạo Giáo đã có mặt từ rất xưa ở Trung Quốc (và chắc chắn là ở Đại Việt lúc bấy giờ), lẫn việc các chúa Nguyễn đều là những nhà lãnh đạo không ít thì nhiều đều biết về Tam Giáo (Nho Giáo / Đạo Giáo / Phật Giáo), thì điều này cho chúng ta thấy - việc dựng miếu Long Vương ở Đàng Trong, chưa bao giờ có lý do gì là liên quan đến đền thần biển Chàm Po Riyak cả. Thần biển (tức Long Vương) trong Đạo Giáo đã có mặt từ xưa, và chỉ khi nào chúng ta chứng minh được rằng các chúa Nguyễn (và người Việt lẫn người Minh Hương) không hề biết đến Long Vương, không hề thờ Long Vương, và không hề đem theo văn hóa Long Vương đến cuộc đất mới miền Nam, thì họa may chúng ta mới có thể đưa ra lập luận là mà miếu thờ Long Vương ở Đàng Trong là một dạng thờ thần biển Chàm Po Riyak vậy. Đáng tiếc thầy họ Tạ đã không có những dẫn chứng như thế để chúng ta có thể tin theo thuyết của thầy là miếu Long Vương ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn đúng là liên quan đến thần Po Riyak của người Chàm.

Nên đoạn văn trên của thầy họ Tạ là hoàn toàn không có cơ sở. Lập luận của thầy xem ra chỉ đúng nếu chúng ta không đọc thêm sử liệu về Đạo Giáo / miếu Long Vương / chúa Nguyễn, v.v 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian

Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo