Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - VỀ MIẾU NAM HẢI LONG VƯƠNG CÓ LÀ CHỐN THỜ CÁ VOI NHƯ THẦY TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG NÊU RA KHÔNG ?

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 6 - Về miếu Nam Hải Long Vương có là chốn thờ cá voi như thầy Tạ Chí Đại Trường nêu ra không...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam
#nhan_ngu #ca_voi

Bài 6 - Về miếu Nam Hải Long Vương có là chốn thờ cá voi như thầy Tạ Chí Đại Trường nêu ra không ?

Bạn mà đọc quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường, thì sẽ thấy hầu như thầy đồng nghĩa vị thần được thờ trong miếu Nam Hải Long Vương với thần Đại Dương Po Riyak với hóa thân là cá voi của người Chàm

Nhưng ngạc nhiên thay, thầy họ Tạ trong những kết luận này, đều hoàn toàn không hề đưa ra các dẫn chứng sử liệu / tài liệu nào cả, mà ông chỉ suy đoán a + b = e theo cách ông hiểu mà thôi.

Mà đáng ngạc nhiên hơn nữa, là ngày nay mà chúng ta đọc về tục thờ cá voi tại Việt Nam hay tục thờ gì đó liên quan đến người Chàm, thế nào chúng ta cũng thấy tác giả có trích đoạn hay dẫn lại các kết luận lỏng lẽo và xem ra vô căn cứ như thế nào của thầy Tạ.  

Nếu bạn đọc kỹ thêm xíu tài liệu thì:

(1) Tục thờ Long Vương trong Đạo Giáo đã có từ rất xưa (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2786723164911961), nên không có lý do gì người Việt dựng ra một miếu Nam Hải Long Vương dựa vào tập tục thờ thần Đại Dương Cá Voi Po Riyak của người Chàm cả
Về miếu Nam Hải Long Vương có là chốn thờ cá voi như thầy Tạ Chí Đại Trường nêu ra không ?
(2) Đáng nói hơn, là nếu bạn đọc Đại Nam Thực Lục hoặc Hội Điển, thì bạn thấy rất rõ là nhiệm vụ của miếu Nam Hải Long Vương, chính là để cho triều đình cầu mưa. Ví dụ mỗi khi mà bị khô hạn, thì triều đình nhà Nguyễn lại cầu đảo ở miếu Nam Hải Long Vương. Mà việc cầu khẩn Long Vương cho mưa rơi, thì nó hầu như chính là tập tục cầu đảo Long Vương trong Đạo Giáo, chứ không liên quan gì đến việc cầu khẩn cá voi giúp đỡ và phù hộ cho việc đi biển của ngư dân miền duyên hải cả

(3) Và nếu đúng là vua Gia Long có sắc phong cho cá voi, thì sắc phong đó cho mỹ hiệu là Nam Hải tướng quân chứ chưa bao giờ là Nam Hải Long Vương cả

(4) Bộ Hội điển Quyển 93 (bản dịch tập 6) phần Miếu Nam Hải Long Vương viết rất rõ "...Vả lại thần Nam Hải Long Vương, chức giữ cõi nam, ơn khắp bốn bể, lẽ ra phải dựng miếu và phong tặng, để sáng tỏ phép tắc thờ tự. Vậy đổi đền "Thuận An hải môn" làm miếu "Nam Hải Long vương", lập bài vị bày ở chính giữa và sắc phong làm "Chiêu minh huệ tế viên phương Nam hải Long vương tôn thần" còn các thần vị ở đền ấy thì bày ra hai bên, mỗi năm 4 tháng trọng sai quan thành kính đến tế.". 

(5) Rõ hơn nữa, là ở Bà Rịa, có hai đền thờ khác nhau, là đền thờ Long Vương và đền thờ Nam Hải tướng quân, chứ không hề có đền Long Vương nào thờ cá voi chỉ vì nằm ở cuộc đất có tên là Bà Rịa (tức là tên thầy Po Riyak Cá Voi của người Chàm) như thầy họ Tạ nhận định cả

Như vậy, khi càng đọc nhiều hơn tài liệu về tục thờ cá voi, chúng ta có thể thấy là những nhận định của thầy họ Tạ về miếu Long Vương của người Việt là một dạng bắt chước thờ thần cá voi của người Chàm, là một nhận định võ đoán và hoàn toàn vô căn cứ. 

Đáng kinh ngạc là, những điều này, mình đọc trong một tiếng và tra Google thấy ra nhiều tài liệu để phản biện lại những kết luận vô căn cứ của thầy họ Tạ, nhưng tại sao cả chục năm nay, không thấy có nhà nghiên cứu Việt Nam nào phản bác lại, mà lại toàn đưa các kết luận này của thầy họ Tạ ra làm bằng chứng ?

Và đó là còn chưa nói, nếu nhơn vật Po Riyak là tên một vị thần chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII trong văn hóa người Chàm tại Phan Rang / Phan Rí (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5719434664763646/), thì tục thờ cúng cá voi của người Việt ở Đàng Trong chỉ có thể bắt đầu sớm nhất là vào thế kỷ 17 hay sau này, và như mình nhận định, là các nhà nghiên cứu về tập tục thờ cúng cá voi Việt Nam cần xem lại, là có khi việc thờ cúng cá voi ở vùng Ngũ Quảng (ví dụ Quảng Bình), chưa bao giờ là đến từ tập tục của người Chàm nào ở Quảng Bình cả, mà đó chính là do nhóm di dân người Việt đã xuống định cư ở Phan Rang / Phan Rí, đem ngược về lại quê hương Ngũ Quảng của họ, và do đó nếu chúng ta muốn có nghiên cứu tập tục thờ cá voi ở xứ Ngũ Quảng, chúng ta cần tìm hiểu trước tiên là tập tục thờ cúng cá voi ở khu vực miền Nam Trung Bộ (Phan Rang / Phan Rí xuống tới Hà Tiên) của người Việt ra sao, chứ không phải là xem xứ Ngũ Quảng là nơi bắt đầu của tập tục thờ cúng cá voi của người Đàng Trong mình vậy.
Về miếu Nam Hải Long Vương có là chốn thờ cá voi như thầy Tạ Chí Đại Trường nêu ra không ?


Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo