Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHỞI NGHĨA BÃI SẬY - NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT

Khởi nghĩa Bãi Sậy - những điều bạn có thể chưa biết Cuộc nổi loạn Bãi Sậy (tức là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo như cách viết trong sách vở ...

Khởi nghĩa Bãi Sậy - những điều bạn có thể chưa biết

Cuộc nổi loạn Bãi Sậy (tức là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo như cách viết trong sách vở Việt Nam) có các sử kiện dưới đây, được viết trong sử Đại Nam Thực Lục, mà mình đồ, chắc ít ai viết cho bạn đọc, hay nêu ra cho bạn biết, mặc dù người ta dạy bạn nào là đây là cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nào là gì đó abc ... 

Đây, mời bạn đọc những gì được viết trong sử Đại Nam Thực Lục mà hầu như ít có tác giả / nhà nghiên cứu Việt Nam cho chúng ta biết xưa nay cả:

****

(1) Bạn có biết là ngài Nguyễn Thiện Thuật, tức ông Tán Thuật, vào năm 1883, đã nhận trát của nhà Thanh bên Tàu đi chống Pháp không ?
Khởi nghĩa Bãi Sậy - những điều bạn có thể chưa biết
Yup, tức là đoạn này trong sử Đại Nam Thực Lục "Quý Mùi, năm Tự Đức thứ 36 [1883] ... tháng 10 ... Tán tương quân thứ Sơn Tây là Nguyễn Thiện Thuật (Cử nhân người Hải Dương) nhận trát của quan nhà Thanh đem quân nhà Thanh về Hải Dương gọi họp quân nghĩa dõng, đánh nhau với Pháp, các nơi trong hạt ấy đều khởi quân để ứng theo. (Các toán quân khởi nghĩa đều do Thiện Thuật lĩnh văn bằng của quan nhà Thanh, từ đấy về sau thường thường đến sát tỉnh thành đánh nhau với Pháp, bên nào cũng có tử thương)."

Vậy theo đoạn sử trên, không có việc "Cuối năm 1883, sau khi ký hiệp ước Harmand, vua Tự Đức ra lệnh bãi binh ở Bắc Kỳ, nhưng Nguyễn Thiện Thuật kháng chỉ và lên Hưng Hóa, Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích tiếp tục kháng chiến." như Wikipedia đã đưa (xem >> https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Thu%E1%BA%ADt). 

Và hơn thế nữa, có thể nhóm lãnh đạo Bãi Sậy lúc đầu đã hợp tác cùng quân nhà Thanh đánh Pháp (như trường hợp Hoàng Kế viêm và quân Cờ Đen) và sau hòa ước Thiên Tân, lúc quân Tàu rút ra khỏi Việt Nam, thì nhóm lãnh đạo Bãi Sậy này mới một mình chống Pháp, chứ không hẳn như các bài báo / sách vở bên Việt Nam xưa nay viết, là do Tán Thuật không đồng ý với việc triều Nguyễn ươn hèn đầu hàng Pháp mà thành ra tự mình đi "khởi nghĩa" gì cả



****

(2) Bạn có biết là ngài Cao Xuân Dục có liên quan đến việc đánh giết binh Bãi Sậy không ?

Yup, bạn đọc không lầm đâu, ngài Cao Xuân Dục này chính là nhơn vật đại thần Tổng tài Quốc sử quán nhà Nguyễn mà chúng ta biết đó

Theo sử Đại Nam Thực Lục vào năm ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên [1885]

----



Tháng 7 ... Hà Nội, Mỹ Đức hai hạt, giặc cướp nổi nhiều. Tri phủ phủ ứng Hòa là Cao Xuân Dục đánh dẹp đắc lực, làm việc mạnh giỏi, nhiều người khen ngợi, chuẩn cho thăng thụ Hồng lô tự Thiếu khanh biện lý Hình bộ, sau vì án sát Hà Nội còn thiếu, Xuân Dục trước trị phủ ứng Hòa, tình thế đã am, lại chuẩn theo hàm mới thăng, đổi lĩnh án sát tỉnh ấy, hiệp cùng Thị giảng sung Bang biện là Hoàng Cao Khải (nguyên là Tri huyện huyện Thọ Xương, viên ấy nhiều lần bàn với quan Pháp dẹp bắt các giặc, rất là được việc, nên mới được thăng hàm này) đốc sức bộ biền đánh bắt các tên tướng giặc cần được kết án một lượt, để trừ đứt mầm ác, cho yên địa phương.



...



Tháng 8 ...Bè lũ bọn giặc Sậy (tục gọi là Bãi Sậy, ở giáp giới Hưng Yên, Bắc Ninh, các đồ đệ giặc phần nhiều tụ họp ở đấy) hợp với các tên phạm trốn ở hạt Thanh Trì, Thanh Oai, ứng Hoà, Thường Tín thuộc Hà Nội, quấy nhiễu ở các hạt ấy. Tổng đốc tỉnh Hà Nội, Ninh Bình là Lê Đĩnh phái Lãnh binh là Vũ Hữu Tín coi đem binh dõng đi dẹp thất cơ phải rút lui. Giặc nhân đó mới đốt phá phủ thành Thường Tín. Viên Tổng đốc ấy tức thì rút Hữu Tín về, lại bàn uỷ quan Tuần phủ là Cao Xuân Dục, đến đấy chặn đánh. Đến nơi, thì người hạt phủ ấy là Nguyễn Chúc (Chánh bát phẩm Bang tá phủ Trường Khánh cáo bệnh về hôm trước, viên phủ Thường Tín đã sức đến phủ bàn giúp), mới cùng Tòng cửu phẩm bách hộ Phùng Văn Thuận, đem thủ hạ đến, cùng giao chiến, thu lại được phủ thành. Giặc lại chia 2 đường thuỷ, lục đóng đồn để ứng tiếp cùng nhau. Bấy giờ có bọn giặc Sậy tiếp tục sang sông ngay, đi đánh chiếm bừa thành của 3 huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai, các huyện viên đều đi trốn cả, Xuân Dục lập tức thân hành đốc suất các toán quân lần lượt giao chiến ; bọn giặc thua trốn, chém bắt và thu lấy được nhiều khí giới, đã trích tiền thuế 600 quan, thưởng khắp cả cho biền binh đi đánh trận và đem việc ấy tâu lên. Bộ Binh nghị thưởng Xuân Dục kỷ lục quân công 2 bậc ; Nguyễn Chúc chánh thất phẩm, Phùng Văn Thuận chánh cửu phẩm bách hộ.



Vua phê bảo : Trẫm vâng làm mệnh trời, gặp lúc khó khăn này, không ngày nào là không nghĩ đến phương kế bảo vệ tôn xã. Nay quan tỉnh ngoài có lòng trung ái ấy, thì công ấy không thể không ghi chép. Vậy gia thưởng cho Xuân Dục 1 chiếc kim khánh có chữ “nhung công” có tua buông xuống, Chúc, Thuận, mỗi người 1 cái bài bằng vàng tía, để tỏ khuyến khích, sẽ thông báo cho Tả, Hữu 2 kỳ đều biết cả.



...



Tháng 2 ... Lĩnh Tổng đốc Hà Nội, Ninh Bình là Lê Đĩnh làm tập tâu đem việc năm trước bỏ mất, (tháng 9 năm Tự Đức 36, cuối năm ấy, nguyên Đốc thần Nguyễn Hữu Độ đã làm danh sách, sau nhân loạn bỏ mất, đến nay làm lại). Bọn giặc 2 lần (lần đầu đến 4 ngày đêm ; lần sau đến 16 ngày đêm) vây sát phủ thành ứng Hoà, đường bị nghẽn, không có quân cứu viện. Nguyên Tri phủ là Cao Xuân Dục hợp cùng quản suất, nha lại, tổng lý, hào mục nhiều lần đánh dẹp (từ tháng ấy đến tháng 12, tất cả 18 lần) đều được thắng trận (bắt 24 người, chém 43, bị thương 30, bị chết 180) liền cùng giải vây, chia từng hạng xin thưởng ; các viên biền đánh dẹp ngay trận ấy, trừ Cao Xuân Dục (hiện là Bố chính tỉnh ấy), đã mấy lần được thăng thưởng không nên thưởng nữa, còn thì thưởng thụ từ quản cơ trở xuống, tất cả 60 người



----



Nhưng chúng ta hoàn toàn không hiểu tại sao cho đến nay, khi đọc về sự kiện Bãi Sậy, các nhà nghiên cứu hay các tác giả Việt Nam thường CHỈ viết về việc ngài Hoàng Cao Khải đánh dẹp cuộc loạn này, chứ không có ai viết gì về việc ngài Cao Xuân Dục đã tham gia vào việc dẹp loạn mầm mống Bãi Sậy này vào năm 1885 cả.  



Yup, cụ Cao Xuân Dục đã tham gia vào việc dẹp loạn Bãi Sậy như thế đấy 



****

(3) Và đáng nói hơn, là hóa ra cuộc loạn Bãi Sậy theo sử Đại Nam Thực Lục, ít nhất là vào năm 1885, không là đánh Pháp gì cả, mà là một nhóm loạn quân người Việt đánh quan quân người Việt. Cũng may là ngài Cao Xuân Dục và Hoàng Cao Khải dẹp được, nếu không thì tình trạng lúc đó sẽ còn loạn lạc như thế nào và bao nhiêu là người dân vô tội bị giết nữa ?



Nhưng vào sử sách Việt Nam thời nay, người ta chỉ dạy chúng ta là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa của người Việt chống Pháp. Nhưng nếu bạn đọc các đoạn sử kiện trên trong sử Đại Nam Thực Lục, bạn đâu có thấy hình ảnh "Trương Định" gì ở đây. Mà nói cho đúng hơn, hình ảnh cuộc loạn Bãi Sậy này, nó giống y hệt như loạn giặc Cờ Đen diễn ra ở miền Bắc đúng không bạn ? Sự khác nhau duy nhất ở đây là cuộc loạn Bãi Sậy là do người Việt lãnh đạo, còn cuộc loạn Cờ Đen là do người Thanh lãnh đạo. Cả 2 cuộc loạn này đều nêu cao lá cờ chống Pháp cả, nhưng xem ra cả 2 cuộc loạn này đều đem đến tang thương cho người Việt miền Bắc. Vậy mà ngày nay, khi đọc sử, thì hễ viết về loạn Cờ Đen, thì hình ảnh đầu tiên trong đầu chúng ta là một bọn giặc cướp hãm hiếp dân lành người Việt, còn hình ảnh Bãi Sậy là những người Việt kháng Pháp cơ đấy. Kháng Pháp làm sao mà lại đem quân đi đánh luôn quan quân triều đình thế nhỉ ?



Và đáng xấu hổ hơn, là tại sao những sử kiện này, các nhà nghiên cứu hay sử gia Việt Nam ít ai viết ra thế nhỉ ?



Đây mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo