Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - ĐỀN THỜ TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG CÓ ĐÚNG LÀ THỜ THẦN PO RIYAK NHƯ THẦY TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG KHẲNG ĐỊNH KHÔNG ?

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi  Bài 14 - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương có đúng là thờ thần Po Riyak như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳn...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi 

Bài 14 - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương có đúng là thờ thần Po Riyak như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳng định không ?

Trong quyển Thần Người và Đất Việt Chương 7, thầy Tạ Chí Đại Trường đã dành hẳn mục 2 "Hệ thống thần linh biển" nêu ra những câu văn từ tài liệu Ô Châu Cận Lục để chứng minh về thần gốc của đền Tứ Vị Thánh Nương là thần Po Riyak của người Chàm.
Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương có đúng là thờ thần Po Riyak như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳng định không ?

Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương có đúng là thờ thần Po Riyak như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳng định không ?


Thầy họ Tạ viết nào là "Cách thờ thần mà Dương Văn An chê trách đầy vẻ giận dữ, xấu hổ, cho ta biết điều đó: “Cựu tục, thổ nhân bất tri dĩ dâm vật sự thần” ..." hoặc "Như thế càng có thêm bằng chứng là các đền thờ Bà Banh gần biển trong châu thổ sông Hồng không cần phải gốc từ các tù binh Chàm."
Nhưng đáng tiếc là, bộ Ô Châu Cận Lục mà chúng ta đang có trong tay ngày nay, nó chưa bao giờ là một bộ sách nguyên gốc Hán ngữ của tác giả Dương Văn An cả. Mà đáng ra, bộ sách này đã được chép lại muộn nhất là vào năm 1910 kìa (xem phần giới thiệu bản dịch Ô Châu Cân Lục - Phan Đăng). 

Như thế, bộ Ô Châu Cận Lục mà chúng ta có trong tay, có khi nó chính là một bộ sách được viết lại, có khi là vào thế kỷ 20 kìa. Và hầu như khi chúng ta đọc đâu đâu trong bộ Ô Châu Cận Lục, điều thấy đâu đó câu văn chỉnh sửa, bình luận linh tinh. Ví dụ như thời nhà Mạc của tác giả Dương Văn An thì làm gì có chùa Thiên Mụ để mà ông chép vào bộ Ô Châu Cận Lục ? Ví dụ làm gì có việc tiến sĩ Dương Văn An thời nhà Mạc mà lại viết thời nhà Mạc của ông là Ngụy triều (à và đáng xấu hổ thay, là các học giả Huế như Phan Đăng và Trần Đại Vinh, khi họ dịch Ô Châu Cận Lục, họ đã đục bỏ cụm từ Ngụy trong câu dịch về niên đại nhà Mạc, góp phần không ít vào việc lũng đoạn việc nghiên cứu Ô Châu Cận Lục đấy).

Nên chúng ta không hiểu, là thầy Tạ Chí Đại Trường đã có bao giờ nhờ hay hỏi nhà nghiên cứu Hán Nôm nào "văn bản học" bộ Ô Châu Cận Lục này chưa, trước khi mà ông sử dụng như là một tài liệu gốc để mà khẳng định đủ thứ linh tinh về hệ thống thần linh biển ở Đàng Trong ?

Và nhức nhối nhất, là truyền thuyết Po Riyak của người Chàm, chỉ có từ thế kỷ 17 (giai đoạn những năm 1600s), còn sách Ô Châu Cận Lục mà ông Dương Văn An viết là vào thế kỷ 16 (giai đoạn những năm 1500s). Thế thì làm gì có việc mà thế kỷ 16 thời ông Dương Văn An, người Chàm họ đã thờ thần Po Ryiak mà người Việt đã đổi gọi là đền Tứ Vị Thánh Nương như thầy họ Tạ khẳng định thế ?

Nên thưa bạn, nếu chỉ dựa vào bộ Ô Châu Cận Lục chưa bao giờ được văn bản học, mà khẳng định là đền Tứ Vị Thánh Nương là ngôi đền có vị thần gốc là thờ thần Po Riyak của người Chàm, như thầy họ Tạ khẳng định, là vô căn cứ và võ đoán.

Nên càng đọc những gì thầy họ Tạ viết, chúng ta càng thấy rõ cách nghiên cứu bừa bãi của ông, và sự nghiên cứu như thế này, làm thế nào mà cả chục năm nay, không có thấy bao nhiêu nhà nghiên cứu Việt Nam chịu khó đọc thêm chút sách mà phản biện, mà lại chạy theo thuyết linh tinh của thầy họ Tạ mà làm hư hết bao nhiêu kiến thức về hệ thống thần linh biển Đàng Trong của người Việt vậy ?

Một nhà nghiên cứu bừa bãi và vô trách nhiệm như thế này, có lẽ nên cho vào thùng rác chăng ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo