Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - VỀ LÝ DO TẠI SAO GIẢ THUYẾT TỤC THỜ CÁ VOI CỦA NGƯỜI VIỆT ĐẾN TỪ NHẬT BỔN LÀ CÓ LÝ HƠN GIẢ THUYẾT ĐẾN TỪ NGƯỜI CHÀM ?

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 13 - Về lý do tại sao giả thuyết tục thờ cá Voi của người Việt đến từ Nhật Bổn là có lý hơn ...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 13 - Về lý do tại sao giả thuyết tục thờ cá Voi của người Việt đến từ Nhật Bổn là có lý hơn giả thuyết đến từ người Chàm ? 
Về lý do tại sao giả thuyết tục thờ cá Voi của người Việt đến từ Nhật Bổn là có lý hơn giả thuyết đến từ người Chàm ?
Bởi vì các lý do rất đơn giản sau đây:

(1) Nếu đúng là người Chàm đã có tục thờ cá voi từ rất xưa, thì không có lý do gì mà người Việt đã lấy đất Chiêm Thành, bắt cả nô lệ Chiêm Thành, nhập cả văn hóa Chiêm Thành ở Thăng Long, bắt đầu từ thời xa xưa Tiền Lê thế kỷ 10 qua đến các triều đại sau này, mà mãi gần 700 hay 800 năm sau, vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, chúng ta mới thấy có sử sách ghi chép việc người Việt thờ cá voi ở Đàng Trong cả.

(2) Theo mình đọc, chúng ta chưa hề có sử liệu nào chép là văn hóa Chàm có tục thờ cá voi từ xưa cả. Chúng ta chỉ có truyền thuyết về thần biển cả Po Riyak của người Chàm trong hóa thân là cá voi, mà truyền thuyết này là có từ thế kỷ 17 kìa. Nên cho những ai đó khẳng định là người Chàm có tục thờ cá voi từ xưa (xưa là xưa hơn thế kỷ 17), thì bạn cứ hỏi họ có tài liệu làm bằng chứng không, hay họ chỉ nói bậy

(3) Và truyền thuyết Po Riyak của người Chàm, là liên quan đến miệt Phan Rí, nên chúng ta lại càng có thể khẳng định rằng là, ít nhất theo sử sách hay truyền thuyết dân gian, thì thần Po Riyak là bắt đầu ở Phan Rí, chứ không có văn hóa cá voi / thần biển cả Po Riyak của người Chàm nào đó ở ngoài Trà Kiệu xứ Quảng Nam thời xa xưa nào cả 

(4) Và nếu chúng ta không có sử sách để lại việc người Chàm thờ cúng cá voi, thì việc các nhà nghiên cứu Việt Nam ngày nay cứ khẳng định là tục này đến từ người Chàm (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5744747262232386/), đó là do vì các nhà nghiên cứu Việt Nam này đều ra từ cái lò nationalist Tạ Chí Đại Trường làm lũng đoạn việc nghiên cứu tục thờ cúng cá Voi của người Việt

(5) Và nếu chúng ta không có sử sách để lại việc người Chàm thờ cúng cá voi, thì không có lý do gì để chúng ta có thể khẳng định là người Việt đã theo tục người Chàm mà thờ cá Voi cả (ngoại trừ thuyết của thầy nationalist Tạ Chí Đại Trường)

(6) Người Nhật Bổn đã có tục thờ cá Voi từ rất xưa mà sử sách còn chép lại, và người Nhật Bổn đã đến Đàng Trong vào thế kỷ 17, và họ ngụ cư luôn ở khu vực Hội An, mà cho đến nay sử Đại Nam Thực Lục và các sử Tây viết về Đông Nam Á thời bấy giờ còn chép lại. Như vậy, việc các thủy thủ hay ngư dân người Nhật qua Đàng Trong làm ăn, và họ đem theo tục thờ cá voi xứ họ qua Đàng Trong là một điều rất dễ hiểu, và rất có thể Hội An chính là nơi đầu tiên có tục thờ cá voi của Đàng Trong (và cả Việt Nam), và từ đấy lan ra khắp mọi miền đất nước. 

(7) Việc người Nhật thờ cá voi mà vẫn ăn thịt hay săn bắt cá voi (khác với phong tục của người Việt đem chôn và thờ cá voi) thì cũng tương tự như vài bộ lạc thổ dân bên Mỹ (Native Americans) vẫn thờ bò buffalo là linh vật mà vẫn săn bắn chúng, điều này rất dễ hiểu. Qua đến Việt Nam, tục thờ cá voi của người Việt là không ăn thịt cá voi mà thờ xương cốt là điều cũng dễ hiểu vì có khi người Việt có niềm tin khác với người Nhật về cá voi. Đối với người Nhật, cá voi là một linh vật vì chúng là nguồn lương thực dồi dào (như người thổ dân Mỹ tôn thờ con buffalo vậy), còn người Việt xem cá voi là linh vật vì chúng được xem là thần cứu giúp họ trên biển cả

("8") Bạn đừng quên, là vào thế kỷ 17, mối quan hệ Việt Nhật còn được viết trong sử, là rất mật thiết, với việc thuyền buôn Nhật Bổn đến Đàng Trong thường xuyên hàng năm, chúa Nguyễn còn gả cả công nữ cho thương nhân Nhật, và đáng nói hơn là người Nhật còn có cả khu vực riêng của họ ở Hội An. Mối quan hệ mật thiết như thế giữa 2 dân tộc Việt Nhật chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng (ở một mức độ nào đó) về văn hóa, nhất là dân miền biển, tương tự như người Hoa Minh Hương sau này đem tục thờ Bà đến Đàng Trong vậy. 

(9) Và chính vì tục thờ cá voi đến từ người Nhật, mà tục thờ cá voi ở Việt Nam ban đầu là ở Đàng Trong (ví dụ ở Hội An trước nhất chẳng hạn),  có thể bắt đầu từ thế kỷ 17, và sau này mới dần lan tỏa ra mọi miền đất nước, với đỉnh điểm của tập tục thờ cá voi này là sau năm 1875 triều Tự Đức, triều đình ra lệnh là trên mọi miền đất nước, nếu có xác cá voi giạt vào bờ, thì phải đem đi chôn. 

(10) Và bạn đừng quên, là trong sử liệu của người Việt trước thế kỷ 19, cá voi chưa bao giờ được nhắc đến như một chủ đề quan trọng cả (và hầu như cụm từ cá voi vắng mặt trong các bộ sử quan trọng của người Việt). Như vậy không hề có sử liệu nào mà khẳng định từ xưa ngư dân Việt đã có văn hóa biển gắn liền với cá voi gì cả. Nên với những bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam rằng là ngư dân người Việt từ xưa đã có văn hóa biển tôn trọng cá voi gì gì đó, đó chỉ là các nhà nghiên cứu như thầy bói mù sờ voi. Tục thờ cá voi phổ biến khắp Việt Nam, nó có thể là sau này, ở cuối giai đoạn thế kỷ 19, mới đây thôi bạn ạ, chứ không hẳn là người Việt có tục thờ cá voi gì từ thời nảo thời nao đâu.  Và nếu bạn để ý kỹ, thì cách viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam, khi họ không hiểu rõ về một chủ đề mà họ viết, họ thường hay viết với các danh từ đao to búa lớn lắm, bạn đọc mà cứ nghĩ họ đang viết luận án tiến sĩ, nhưng nếu bạn chịu khó đọc kỹ, thì sẽ thấy, nội dung bài viết nghiên cứu của họ, chả có gì là có phát hiện gì mới cả, họ hầu như chả có kiến thức chuyên môn gì về điều họ muốn viết cả, mà họ chỉ lặp đi lặp lại như những con vẹt (ví dụ như trong trường hợp tục thờ cá voi này, họ chỉ như là những con vẹt của cái lò Tạ Chí Đại Trường vậy)

Vậy từ các điểm nêu trên, chúng ta không có lý do gì mà tiếp tục khẳng định tục thờ cá voi của người Việt là đến từ văn hóa người Chăm cả, vì ít nhất chưa có sử sách nào đã có thể chứng minh cho điều này. Việc người Việt cả trăm năm nay tin rằng tục thờ cá voi của người Việt là dựa vào văn hóa của người Chăm, phần lớn theo mình hiểu, là do người Việt đã bị những người trí thức thế kỷ 20 Việt Nam đầu độc kiến thức, ví dụ khi họ đọc các bài viết của thầy Thái Văn Kiểm, của thầy Tạ Chí Đại Trường, v.v & vv. Bạn đừng quên, là có thể thế hệ ông nội của bạn, hay cha của bạn, đã tung hô giới trí thức này do vì họ ít đọc, chứ đến đời mình, Google làm thầy, và mình ở bên Mỹ, đọc đủ thứ sách, nên kinh ngạc lắm là làm sao một dân tộc có 4 ngàn năm lịch sử như dân tộc Việt Nam, mà lại bao nhiêu năm nay, cho ra lò giới trí thức với kiến thức chuyên môn lệch lạc nhiều đến vậy. Một dân tộc mà giới trí thức viết về chuyên môn của họ, không hề có sử liệu nào backup cả, mà toàn là "tôi nghe như vầy", và sai đến khủng khiếp, thế thì giới trí thức của dân tộc ấy, chỉ nên được xem như là các ông bình vôi sống trong tháp ngà chữ nghĩa của họ, chứ họ cũng không giúp được gì cho người dân ngoài này hiểu thêm và gần thêm với văn hóa dân tộc họ cả.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo