Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ BÀI VIẾT NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT CỦA CÔ TS LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Về bài viết Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt của cô TS Lê Thị Bích Hồng  #co_Le_Thi_Bich_Hong Tối nay, mình đọc bài này trên mạng...

Về bài viết Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt của cô TS Lê Thị Bích Hồng 

#co_Le_Thi_Bich_Hong

Tối nay, mình đọc bài này trên mạng báo TuoiTre (xem >> https://tuoitre.vn/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me-1216045.htm).  Đọc xong rồi, mình thắc mắc là với sự hiểu biết về Hán Nôm của cô Bích Hồng rất có vấn đề, thế mà làm sao cô lại có thể được báo TuoiTre phỏng vấn và đăng bài viết về cách dùng từ Hán Việt thế nhỉ ?
Về bài viết Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt của cô TS Lê Thị Bích Hồng
Ví dụ là trong khi các từ như "phương phi" hay "đinh ninh" trong Việt ngữ rất có thể đã đổi ngữ nghĩa vốn có trong Hán ngữ, thì phần lớn các từ khác mà cô giảng trong bài viết nghiên cứu này, khi mình tra lại, thì hóa ra đều có vấn đề cả.



Ví dụ:



****

(1) Khôi Ngô 魁梧 



Theo cô Bích Hồng giảng, Khôi Ngô trong Hán ngữ nghĩa là "to lớn, cao to", và sang Việt ngữ thì được chuyển sang ý nghĩa là "mặt mũi sáng sủa, dễ coi"



Nhưng theo mình hiểu, trong Việt ngữ, chúng ta chưa bao giờ có thể gọi một người có khuôn mặt sáng sủa, dễ coi là "khôi ngô" cả.



Theo cách giải thích Hán ngữ (xem >> https://www.zdic.net/hans/%E9%AD%81%E6%A2%A7), thì Khôi ngô là "形容體貌高大雄偉 hình dung thể mạo cao đại hùng vĩ"



Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (xem >> http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s498.png), Khôi ngô là "Bộ cao lớn, giềnh giàng, bộ tướng tốt"



Và xưa nay, khôi ngô được người Việt hiểu là "bộ cao lớn, giềnh giàng, bộ tướng tốt", tướng tốt ở đây có lẽ là tướng hùng vĩ cao to, chứ không thể nào là "mặt mũi sáng sủa, dễ coi" cả.



Và đáng ngờ hơn, ví dụ con của mình là Mickey mới 9 tháng tuổi, khuôn mặt con rất là sáng sủa dễ coi (theo ý riêng của mình), thế mình có nói khuôn mặt của cậu bé 9 tuổi là "khôi ngô" không ? Mình nghĩ là không đâu, đúng không ?



Nên làm gì có việc, chỉ vì "mặt mũi sáng sủa, dễ coi" mà là "khôi ngô" trong Việt ngữ như cô Bích Hồng giảng đâu bạn ?



****

(2) Bồi Hồi 徘徊



Theo cô Bích Hồng giảng, Bồi Hồi trong Hán ngữ nghĩa là "đi đi lại lại" và sang Việt ngữ thì được chuyển sang ý nghĩa là "sự xúc động"



Nhưng trong Hán ngữ, Bồi Hồi còn có ý nghĩa là "Quẩn quanh quyến luyến, lưu liên. Tống Ngọc 宋玉: Bồi hồi vu quế tiêu chi gian 徘徊于桂椒之間 (Phong phú 風賦) Lẩn quẩn quyến luyến ở chỗ cây quế cây tiêu." (xem >> https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%BE%98%E5%BE%8A)



Như vậy là Bồi Hồi 徘徊 trong Hán ngữ đã có ý nghĩa là "quyến luyến", chứ làm gì mà phải đợi sang Việt ngữ mới có ý nghĩa là "sự xúc động" như cô Bích Hồng giảng vậy ?



****

(3) Yêu Cầu  要求



Theo cô Bích Hồng giảng, từ "yêu cầu" vốn là động từ trong Hán ngữ, và sang Việt ngữ thì hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: "mục đích yêu cầu"



Nhưng trong Hán ngữ, Yêu cầu đã có thể hiểu là một Danh Từ (xem >> https://hvdic.thivien.net/whv/%E8%A6%81%E6%B1%82) với nghĩa ngữ là "Nguyện vọng hoặc điều kiện. Như: "giá thị cá vô lí đích yếu cầu, nhĩ thiên vạn bất yếu đáp ứng tha" 這是個無理的要求, 你千萬不要答應他."



Hoặc ví dụ "所提出的具体愿望或条件" (request, claim, demand petition) (xem >> https://www.zdic.net/hans/%E8%A6%81%E6%B1%82)



Như vậy là Yêu Cầu  要求 trong Hán ngữ đã là một danh từ, chứ làm gì mà phải đợi sang Việt ngữ mới hay được dùng với nghĩa danh từ như cô Bích Hồng giải thích ?



****

(4) Đáo Để 到底



Theo cô Bích Hồng giảng, từ "đáo để" trong tiếng Hán có nghĩa là "đến đáy", nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần



Mời bạn đọc bài mình phân tích lỗi này tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2801310123453265



****

(5) Hôn Phu 婚夫



Theo cô Bích Hồng giảng, thì "Ta có thể viết "hôn lễ" (lễ cưới), "hôn phối" (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê"



Nhưng chúng ta không biết cụm từ hôn phu hôn thê có nghĩa là người chồng u mê trong Hán ngữ viết ra sao vì cô Bích Hồng không viết cho chúng ta biết



Còn khi bàn về trường hợp từ Hôn Phu chẳng hạn, thì trong Hán ngữ, có thể hôn phu là do việc hiểu sai từ một danh từ nguyên gốc là Vị Hôn Phu 未婚夫. Vị Hôn Phu 未婚夫 trong Hán ngữ, theo mình hiểu, là một từ diễn âm từ danh từ Anh ngữ fiancé (未婚夫) (xem >> https://www.sohu.com/a/167700138_444261). Danh từ Vị Hôn Phu 未婚夫 trong Hán Việt hoặc fiancé trong Anh ngữ, là chỉ cho người chưa "chính thức" làm chồng (hay người này đang chuẩn bị làm chồạng



Nên nếu Hôn Phu trong Hán Việt mà là sai, thì cái sai đó là vì người ta đã không hiểu là cần đúng danh từ Vị Hôn Phu 未婚夫, chứ không phải do vì Hôn Phu trong Hán ngữ là người chồng u mê cả. Chữ Hán Hôn mà có hàm ý xấu (như tối tăm, u mê) là chữ 昏, còn chữ Hôn trong hôn lễ hay vị hôn phu là chữ 婚 này. Hai chữ Hán Hôn 昏 và Hôn 婚 này, dù đọc khác nhau nhưng có nghĩa rất khác nhau 



Như vậy có khi cô Bích Hồng chưa bao giờ đọc thử Hán ngữ Hôn nào so với Hôn nào để mà biết tại sao Hôn Phu là sai hay đúng cả 



****

(6) Góa Phụ 寡婦



Theo cô Bích Hồng giảng, thì chữ "góa phụ" trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ "góa" là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ "phụ". Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay "quả phụ" (toàn Hán Việt).



Nhưng đáng tiếc, là từ Góa Phụ 寡婦 lại vốn là một danh từ đã có mặt sẵn trong Hán ngữ. Theo Khang Hy Tự Điển (寡 - 又凡孀嫠皆曰寡婦 - Góa - lại phàm là hạng sương li gọi là góa phụ)



Nên cô Bích Hồng đã hiểu sai hoàn toàn ngữ nghĩa Góa Phụ và cho rằng Góa là một tính từ Nôm trong từ Góa Phụ



****



v.v.



Bạn có thể tự mình do thêm nữa 



Làm sao mà một TS ngữ học tại Việt Nam, lên báo giảng về nghĩa ngữ Hán Việt cho người dân và độc giả nâng cao kiến thức, mà lại có kiến thức Hán Nôm sai nhiều đến thế ? 



Và bài báo này, nếu nó được đăng trên báo TuoiTre đã lâu, thì không biết sự tác hại của nó là đến nhường nào ? 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo