Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ NGUỒN GỐC RỒNG CỦA THẦY NGUYỄN NGỌC THƠ VÀ TRẦN NGỌC THÊM KHI DẠY CHO CÁC BẠN Ở VIỆT NAM VÀ VIẾT CHO THẾ GIỚI KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

Về Nguồn gốc Rồng của thầy Nguyễn Ngọc Thơ và Trần Ngọc Thêm khi dạy cho các bạn ở Việt Nam và viết cho thế giới khác nhau như thế nào ? #th...

Về Nguồn gốc Rồng của thầy Nguyễn Ngọc Thơ và Trần Ngọc Thêm khi dạy cho các bạn ở Việt Nam và viết cho thế giới khác nhau như thế nào ?

#thay_Tran_Ngoc_Them #thay_Nguyen_Ngoc_Tho

Thầy Thơ có viết bài viết nghiên cứu Anh ngữ Biểu tượng Rồng và Cách hình thành bản sắc văn hóa ở Việt Nam & Nhật Bổn mà bạn có thể tải tại đây >> https://www.harvard-yenching.org/wp-content/uploads/legacy_files/featurefiles/Nguyen%20Ngoc%20Tho_The%20Symbol%20of%20the%20Dragon%20and%20Ways%20to%20Shape%20Cultural%20Identities%20in%20Vietnam%20and%20Japan.pdf

Về Nguồn gốc Rồng của thầy Nguyễn Ngọc Thơ và Trần Ngọc Thêm khi dạy cho các bạn ở Việt Nam và viết cho thế giới khác nhau như thế nào ?
Bài viết này nghiên cứu và đưa ra rất nhiều những tài liệu tỉ mĩ về con Rồng trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bổn. Bạn có nghiên cứu về Rồng, nên đọc



Nhưng có vài điều tức cười là như thế này. Tác giả bài viết này, thầy TS Nguyễn Ngọc Thơ, cũng là đồng tác giả bài viết Vấn đề nguồn gốc con Rồng từ góc nhìn văn hóa với thầy Trần Ngọc Thêm. Vậy mà:



****

(1) Trong bài viết Việt ngữ Rồng dạy cho các bạn, hai thầy đã viết phần kết luận khẳng định rất hùng hồn "Quan niệm cho rằng con Rồng có nguồn gốc từ vùng Bách Việt của Đông Nam Á cổ và từ đây lan tỏa đến các vùng còn lại của thế giới không phải là điều mới mẻ. Chẳng hạn, nhà dân tộc học nổi tiếng người Nga D.V.Deopik từng viết: "Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa".



Nhưng trong bài viết Anh ngữ về Rồng Việt và Rồng Nhật trên, thì thầy Thơ lại viết "The Russian anthropologists D.V.Deopik (1993) and N.I.Niculin also affirmed that the ancient paddy-rice Viet farmers processes their own primitive dragon", tạm dịch là "Các nhà nhân chủng học người Nga D.V. Deopik (1993) và N.I. Niculin cũng khẳng định rằng người nông dân Việt trồng lúa nước cổ đại tự chế biến ra con rồng nguyên thủy của họ." và chỉ có thế. 

Đâu có vụ "Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa" như các thầy dạy các bạn ở Việt Nam đâu đúng không ?



****

(2) Trong bài viết Việt ngữ Rồng dạy cho các bạn, hai thầy tuyên bố "Trong khi văn hoá Rắn thần Naga chủ yếu chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, thì văn hoá Rồng từ vùng Bách Việt được lan tỏa đi gần khắp thế giới. Hành trình của Rồng từ vùng Bách Việt đi ra thế giới có thể hình dung qua bốn bước."



Nhưng trong bài viết Anh ngữ về Rồng Việt và Rồng Nhật trên, thì thầy Thơ lại viết như thế này "At Chris era onward, Vietnam went on the Chinese occupation period, the dragon appeared clearly under the form of combining the local primitive dragon, the Southeast Asian naga snake and the Chinese dragon.", tạm dịch như thế này "Từ thời Công Nguyên trở đi, Việt Nam trải qua thời kỳ đô hộ của Trung Hoa, rồng xuất hiện rõ ràng dưới hình thức kết hợp giữa rồng nguyên thủy bản địa, cùng với rắn Naga Đông Nam Á và rồng Trung Quốc.".



Như vậy khi dạy các bạn bên Việt Nam, thì hóa ra Rồng Việt Nam lan tỏa ra để cả thế giới bắt chước, nhưng khi viết cho thế giới đọc, thì hóa ra Rồng Việt Nam rất khiêm tốn, thời Công Nguyên trở đi, chỉ là sự kết hợp giữa rồng nguyên thủy bản địa, cùng với rắn Naga Đông Nam Á và rồng Trung Quốc há



****

(3) Trong bài viết Việt ngữ Rồng dạy cho các bạn, hai thầy tuyên bố "Bước thứ hai, Rồng từ vùng Bách Việt đi xuống Đông Nam Á hải đảo, rồi từ các nước Đông Nam Á hải đảo (như Indonesia), Rồng đi tiếp xuống châu Úc và châu Đại Dương, tới các nước như New Zealand."



Nhưng trong bài viết Anh ngữ về Rồng Việt và Rồng Nhật trên, thì thầy Thơ lại viết như thế này "The Indonesians combine the symbol of sacred snake naga and sacred bird garuda to make their own dragon", tạm dịch là "Người Indonesia kết hợp biểu tượng rắn thiêng naga và chim thần Garuda để tạo thành con rồng của riêng họ".



Như vậy khi dạy các bạn bên Việt Nam, thì hóa ra Rồng Việt Nam lan tỏa ra tới Indonesia để người Indonesia bắt chước,  nhưng khi viết cho thế giới đọc, thì hóa ra Rồng Indonesia là sản phẩm kết hợp của rắn thiêng Naga và chim thần Garuda, chứ không hề có liên quan gì đến Rồng Bách Việt nào cả



****



Mời các bạn đọc chơi, để biết các trường đại học và giới trí thức GS TS Việt Nam đã đối xử với các bạn sinh viên Việt Nam như thế nào, trong việc truyền dạy kiến thức về văn hóa của dân tộc.



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo